Đối với huyện Bá Thước

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa (Trang 87 - 89)

1.2.5 .Chính sách hỗ trợ giáo dục đối với người nghèo

3.3. Một số khuyến nghị

3.3.3 Đối với huyện Bá Thước

- Tiếp tục thực hiện các giải pháp tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư, tạo mọi điều kiện để các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trên địa bàn để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

- Tập trung đầu tư cho lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế; đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an tồn xã hội trên địa bàn, hạn chế tệ nạn xã hội.

- Thường xuyên quan tâm và có giải pháp dài hơn trong giải quyết những vần đề về môi trường đã, đang và sẽ phát sinh trên địa bàn. Thường xuyên kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh trong việc xả thải ra mơi trường, xử lý thích đáng các đơn vị vi phạm. Hàng năm xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch sử dụng đất. Tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao nhận thức, ý thức trong việc bảo vệ môi trường.

- Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh và ổn định. Đổi mới nội dung hoạt động của MTTQ và các đoàn thể nhân dân, tạo sự đồng thuận cao giữa chính quyền, các nhà đầu tư và nhân dân trong việc xây dựng huyện Bá Thước ngày càng phát triển ổn định.

- Thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách về giảm nghèo của TW, của tỉnh và của huyện.

+ Thường xuyên tiếp cận, rà soát hộ nghèo theo đa chiều để tạo mọi điều kiện đáp ứng nhu cầu công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Bá Thước. Rà soát các chính sách hiện nay đang thực hiện để loại bỏ bớt những chính sách hiện khơng cịn phù hợp với đặc điển hộ nghèo tại huyện Bá Thước. Nghiên cứu có cơ chế riêng hoặc quy định chuẩn nghèo riêng trên địa bàn huyện Bá Thước.

+ Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ tại Trung tâm dạy nghề của huyện. Hàng năm làm tốt công tác khảo sát nhu cầu việc làm, nhu cầu đào tạo nghề để giúp người nghèo tiếp cận tốt hơn với thị trường lao động. Làm tốt cơng tác rà sốt nhu cầu học nghề của nhân dân với yêu cầu về nguồn nhân lực của các doanh nghiệp, có những dự báo về thị trường lao động trên bàn từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo, dạy nghề của huyện.

+ Hàng năm, dành một tỷ lệ thích đáng trong tổng chi ngân sách huyện cho công tác giảm nghèo. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách, cơng tác nắm bắt, rà sốt và xét duyệt hộ nghèo tại cơ sở.

+ Tiếp tục tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân tích cực ủng hộ quỹ “Ngày vì người nghèo” của huyện. Quản lý quỹ theo đúng quy định, hiệu quả và đúng đối tượng. Hàng năm có khen thưởng, động viên kịp thời những tổ chức, cá nhân, địa phương và các hộ nghèo làm tốt công tác giảm nghèo.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)