1.2.5 .Chính sách hỗ trợ giáo dục đối với người nghèo
2.3. Phân tích thực trạng thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện
2.3.5. Hỗ trợ người nghèo hưởng thụ văn hóa, thơng tin
- Về văn hóa: Hỗ trợ xây dựng và sửa chữa 02 nhà văn hóa thơn (thơn
Đơn (xã Thành Lâm) và thôn Lương Vân (thị trấn Cành nàng) với số tiền 150 triệu đồng trên một nhà văn hóa với tổng kinh phí 300.000.000đ; hỗ trợ xây dựng 02 nhà vệ sinh công cộng ở 2 thôn Kho Mường (xã Thành Sơn) và thôn thác Hiêu (xã Cổ Lũng) với số tiền là 300.000.000 đồng trên một nhà vệ sinh với tổng là 600.000.000 đồng. Hỗ trợ trùng tu, tơn tạo Di tích Mái Đá Điều, xã Hạ Trung với số tiền 400.000.000 đồng.
- Về Thông tin và Truyền thông:
+ Hỗ trợ lắp đặt 03 đài truyền thanh xã (Ban Công và Điền Lư, Điền Trung), với tổng số tiền của 3 đài truyền thanh trên 750.000.000 đồng.
2.4. Đánh giá thực trạng thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa
2.4.1. Kết quả thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa
Trong thời gian qua sự lãnh đạo phát triển kinh tế xã hội, an ninh – quốc phịng nói chung, cơng tác giảm nghèo nói riêng tại huyện Bá Thước, với sự nỗ lực phấn đấu của huyện, cùng với các nguồn lực đầu tư của Nhà nước thơng qua các chương trình, dự án, chính sách và các chương trình, dự án khác, kết cấu hạ tầng cơ sở như điện, đường, trường, trạm, cơng trình thuỷ lợi, nước sinh hoạt được đầu tư đồng bộ, từng bước làm thay đổi bộ mặt nơng thơn miền núi, thực hiện các chính sách hỗ trợ sản xuất, ưu đãi giáo dục, ưu đãi tín dụng, đào tạo nghề, giải quyết việc làm từng bước ổn định đời sống nhân dân, đã góp phần thực hiện một cách có hiệu quả mục tiêu giảm nghèo.
Công tác giảm nghèo cũng được các cấp, các ngành, MTTQ và các đoàn thể quan tâm triển khai, thực hiện, nhận thức của người dân nói chung
và của chính người nghèo nói riêng từng bước được nâng lên, ý thức vươn lên thoát nghèo của người nghèo được thay đổi. Số hộ nghèo và tỷ lệ hộ nghèo hàng năm đều giảm và có xu hướng bền vững hơn. Cơ cấu các ngành kinh tế cũng chuyển dịch theo hướng tích cực, lĩnh vực Nơng, lâm, ngư nghiệp giảm dần, lĩnh vực Công nghiệp - Xây dựng và Dịch vụ - Thương mại tăng dần; tỷ trọng lao động trong các ngành cũng chuyển dịch theo hướng tích cực. Cùng với việc giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng năm, đời sống nhân dân cũng dần được cải thiện rõ rệt; thu nhập bình quân đầu người tăng dần, năm sau cao hơn năm trước. Các chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội được thực hiện kịp thời, đầy đủ, có hiệu quả, góp phần giữ vững tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Việc thực hiện đồng bộ các giải pháp đã giúp cho người nghèo tại huyện Bá Thước hỗ trợ cải thiện một bước về điều kiện sống, tiếp cận tốt hơn các chính sách và nguồn nhân lực của Nhà nước và cộng đồng cho phát triển kinh tế, tạo việc làm và tăng thu nhập.
Việc tổ chức thực hiện chính sách có sự chỉ đạo tập trung thống nhất từ huyện đến xã, phường, tổ, xóm dân phố, trong q trình thực hiện đã phát huy được vai trị của các cấp, các ngành, địa phương và cơ sở; huyện đã tổ chức triển khai thực hiện đầy đủ, đồng bộ các văn bản của Trung ương, tỉnh và ban hành nhiều văn bản chỉ đạo về công tác giảm nghèo; thực hiện tốt xã hội hố cơng tác giảm nghèo đã huy động được mọi nguồn lực của xã hội tham gia.
Hiệu quả kinh tế: Người nghèo được thụ hưởng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước của huyện từ đó có việc làm, thu nhập ổn định, đảm bảo đời sống và tự lực vươn lên thoát nghèo.
Hiệu quả xã hội: Việc giảm nghèo gắn với các chính sách an sinh xã hội góp phần thực hiện giảm nghèo một cách bền vững; từng bước nâng mức sống hộ nghèo hạn chế tốc độ gia tăng khoảng cách chênh lệch giữa thành
thị và nông thôn; làm tốt công tác giảm nghèo góp phần giữ vững an ninh, trật tự trên địa bàn huyện Bá Thước.
2.4.2. Hạn chế trong thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa
Tuy việc điều tra, rà sốt thực hiện đúng quy trình nhưng có xã kết quả chưa được như mong muốn, chưa phản ánh đúng tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn. Việc điều tra xác định rõ nguyên nhân dẫn đến nghèo và thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản chưa chính xác, chưa thật sự thuyết phục. Tiến độ thực hiện chậm.
Việc xây dựng kế hoạch triển khai, thực hiện: Nội dung, chất lượng kế hoạch hầu hết chưa đạt yêu cầu, nhiệm vụ, giải pháp còn chung chung, chưa cụ thể, chủ yếu là theo nội dung kế hoạch của huyện. Chưa cụ thể đến từng hộ gia đình theo từng nhóm ngun nhân; có giao chỉ tiêu giảm hộ nghèo cho thơn bản, khu phố nhưng chưa dự kiến được số hộ cụ thể trên cơ sở dữ liệu rà sốt.
Cơng tác tuyên truyền: Chưa thường xuyên, chưa liên tục, nội dung chưa phong phú, chưa đủ sức thuyết phục để khơi dậy ý chí vươn lên thốt nghèo của người nghèo, cận nghèo. Một số hộ nghèo vẫn cịn trơng chờ, ỉ lại vào chính sách của Nhà nước, chưa có ý chí vươn lên để thốt nghèo.
Các cấp ủy Đảng, chính quyền ở một số xã chưa thật sự quan tâm đến công tác giảm nghèo, thiếu kiểm tra, đôn đốc, giám sát; sự tham gia của MTTQ, các đồn thể chính trị xã hội từ huyện đến xã cịn hạn chế, cịn hành chính hóa; một số Đảng ủy cấp xã chưa ban hành Nghị quyết về giảm nghèo; MTTQ và các đồn thể chưa có kế hoạch triển khai, thực hiện theo ngành dọc đến xã, thị trấn, chưa có những việc làm thiết thực và hiệu quả để giúp đỡ hội viên, đồn viên nghèo thốt nghèo bền vững. Một số xã, phường chạy theo thành tích, giao chỉ tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo mang tính áp đặt thiếu căn cứ nên một số hộ đã thốt nghèo nhưng thực tế cuộc sống vẫn khó khăn, tính bền vững thấp, nguy cơ tái nghèo cao.
Nguồn lực hỗ trợ đầu tư chủ yếu từ nguồn hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh, nguồn huy động từ địa phương rất hạn chế, vì vậy, chưa đáp ứng nhu cầu mục tiêu Nghị quyết đề ra.
Kết quả giảm nghèo: Tỷ lệ giảm nghèo hàng năm cịn cao. Số hộ thốt nghèo nhanh nhưng chưa thực sự bền vững, nguy cơ tái nghèo cao, hàng năm vẫn còn hộ nghèo mới phát sinh, hộ tái nghèo và hộ cận nghèo còn tăng. Khi gặp những rủi do như thay đổi chính sách, thiên tai, lạm phát, tác động của hội nhập, của cơ chế thị trường và thay đổi cơ cấu kinh tế thì cơ hội việc làm của người nghèo ngày càng khó khăn hơn.
Về công tác theo dõi, giám sát, đánh giá: Chưa thực sự quan tâm; chưa có sự thống nhất đánh giá về tác động giảm nghèo giữa các Chương trình, dự án của các cơ quan thường trực triển khai thực hiện Chương trình, dự án.
Vẫn cịn một bộ phận hộ nghèo chưa tích cực phấn đấu vươn lên thốt nghèo, cịn có tư thưởng trơng chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, do đó làm hạn chế quyết tâm vươn lên thoát nghèo. Một số hộ nghèo người có cơng nhất là người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học tuy đã giúp đỡ thốt nghèo song gia đình đơng khẩu, bản thân ốm đau bệnh tật… do đó việc thốt nghèo khơng bền vững.
2.4.3. Nguyên nhân hạn chế trong thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa
Nguyên nhân khách quan.
- Một số chương trình, chính sách, dự án hỗ trợ giảm nghèo giai đoạn 2011 – 2015 hết hiệu lực, việc thiết kế CTMTQG GNBV giai đoạn 2016 – 2020 có nhiều đổi mới, nhưng một số chính sách và hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương chậm được ban hành, sữa đổi.
- Chính sách giảm nghèo do Trung ương ban hành cịn phân tán, nhiều chính sách hỗ trợ trực tiếp, chưa khuyến khích người nghèo tích cực vươn lên
nguồn lực, mức hỗ trợ còn thấp đã ảnh hưởng đến việc hoàn thành mục tiêu của chương trình.
- Đa số hộ nghèo của huyện, điều kiện tự nhiên và sản xuất không thuận lợi, thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, lũ lụt, hạn hán.
- Mức cho vay một số chương trình tín dụng cịn thấp, manh mún; công tác quản lý, giám sát nguồn vốn tín dụng chính sách cịn thiếu chặt chẽ; vẫn cịn hiện tượng hộ nghèo vay vốn sử dụng chưa đúng mục đích, vay đảo nợ; tình trạng nợ q hạn, nợ xấu hoặc các hộ vay vốn nhưng đi làm ăn xa thậm chí bỏ đi khỏi địa phương.
- Quan niệm và nhận thức về giảm nghèo bền vững chưa đầy đủ. Các cơ chế, chính sách hiện nay chưa có tính lâu dài, mới tạo điều kiện để thốt nghèo tức thời mà chưa tính đến việc bảo tồn và phát huy những kết quả đã đạt được.
- Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu, suy giảm kinh tế trong nước, giá cả nguyên nhiên vật liệu tăng cao, thiên tai, dịch bệnh đã gây hậu quả thiệt hại về con người, sản xuất nông nghiệp, của cải vật chất của nhân dân, ảnh hưởng khơng nhỏ đến sự nỗ lực của chương trình giảm nghèo.
Nguyên nhân chủ quan.
- Nhận thức của lãnh đạo cấp ủy, chính quyền một số xã, thơn, khu phố về công tác giảm nghèo chưa đầy đủ, vẫn có tư tưởng muốn ở lại xã nghèo, thơn bản đặc biệt khó khăn để thụ hưởng các chính sách đầu tư và hỗ trợ của Nhà nước. Nguồn lực huy động cho giảm nghèo còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu, Việc theo dõi, kiểm tra, giám sát, đánh giá chương trình chưa được tổ chức một cách có hệ thống và đồng bộ.
- Một số phịng ban cấp huyện, các xã, thơn bản, khu phố triển khai thực hiện chưa nghiêm túc các chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện về công tác giảm nghèo; công tác lãnh đạo, chỉ đạo của một số phịng ban, cấp ủy,
chính quyền xã, thơn, bản, khu phố chưa thực sự sâu sát, thiếu quyết liệt; công tác xây dựng kế hoạch giảm nghèo đến hộ chưa thực sự được chú trọng.
- Một số thành viên ban chỉ đạo giảm nghèo cấp huyện, cấp xã, thôn bản, khu phố nhưng chưa bám sát, nắm bắt thông tin, hướng dẫn, chỉ đạo, giúp đỡ cơ sở, thực hiện cơng tác giảm nghèo và rà sốt hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm. Nguồn lực huy động cho giảm nghèo còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu, Việc theo dõi, kiểm tra, giám sát, đánh giá chương trình chưa được tổ chức một cách có hệ thống và đồng bộ.
- Cịn nhiều xã xây dựng kế hoạch giảm nghèo theo hướng sao chép lại kế hoạc của huyện; đã có dự kiến danh sách hộ nghèo phấn đấu thoát nghèo hàng năm, nhưng giải pháp chưa sát, chưa rõ, chưa cụ thể, chưa phân công cụ thể trách nhiệm của các tổ chức và và cán bộ đảng viên trong việc hướng dẫn, chỉ đao các thôn bản và hỗ trợ, đỡ đầu từng hộ nghèo, hộ cận nghèo khắc phục các nguyên nhân nghèo để thốt nghèo; đội ngũ cán bộ làm cơng tác giảm nghèo còn thiếu, năng lực còn hạn chế, nhất là ở cơ sở.
- Vẫn còn một bộ phận người nghèo chưa chịu khó làm ăn, chi tiêu không hợp lý, thiếu ý chí vươn lên thoát nghèo; tư tưởng trồng chờ ỷ lại, không muốn ra khỏi danh sách hộ nghèo, để được hưởng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước chưa nỗ lực phấn đấu vươn lên do đó cơng tác giảm nghèo theo hướng bền vững gặp nhiều khó khăn.
Tiểu kết chương 2
Trong những năm qua, huyện Bá Thước vẫn luôn quan tâm chú trọng đến vấn đề xóa đói giảm nghèo tại địa phương. Để khắc phục tình trạng đói nghèo, huyện đã thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ đối với những hộ nghèo, hộ cận nghèo như: chính sách tín dụng, chính sách hỗ trợ người nghèo về nhà ở, về giáo dục, về y tế, chính sách đào tạo nghề, các chính sách nâng cao nhận thức của người nghèo. Qua thời gian thực hiện công tác giảm nghèo, quy mô hộ nghèo hàng năm đều giảm một cách nhanh chóng.
Từ những Cơ sở lý thuyết trong chương 1, chương 2 của luận văn đã tập trung đi sâu phân tích về thực trạng đói nghèo trên địa bàn huyện Bá Thước, phân tích những khó khăn cịn tồn tại ở huyện Bá Thước trong công tác giảm nghèo của huyện. Bên cạnh đó cịn phân tích những ngun nhân cơ bản dẫn đến đói nghèo của huyện, những thành quả trong công tác giảm nghèo tại huyện, từ đó nêu ra những hạn chế, nguyên nhân của hạn chế trong công tác giảm nghèo. Dựa vào những nguyên nhân của hạn chế trong chương 2, sau đây chương 3 sẽ nêu lên những giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Bá Thước.
Chương 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TẠI HUYỆN BÁ THƯỚC,
TỈNH THANH HĨA
3.1. Phương hướng thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa
3.1.1. Quan điểm chỉ đạo
Bá Thước là một trong bảy huyện miền núi nghèo ở tỉnh Thanh Hóa thụ hưởng các chính sách ưu đãi đối với vùng dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn. Cơ chế, chính sách hỗ trợ của Nhà nước, Tỉnh và của huyện là động lực ban đầu giúp hộ nghèo tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập, ổn định đời sống từ đó tự lực vươn lên thốt nghèo một cách bền vững.
Thực hiện Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 02/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020, Quyết định số 2621/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 về việc sửa đổi, bổ sung một số mức hỗ trợ phát triển sản xuất quy định tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về “Chương trình
hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo”[3].
Ủy ban nhân dân huyện Bá Thước thực hiện Chương trình giảm nghèo giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn huyện Bá Thước với mục tiêu chung là: Hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thốt nghèo, nhóm hộ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế cải thiện đời sống vật chất, tinh thần, tăng thu nhập cho người dân, góp phần tích cực vào việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo thông qua triển khai các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất. Chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao nhận thức, kỹ năng vận dụng kiến thức, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn phát triển sản xuất
của các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thốt nghèo khơng tham gia các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thông qua các lớp tập huấn.
Tại Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2016 – 2020 đã nêu rõ: “Phát triển kinh tế nhanh và bền vững tạo chuyển biến
mạnh mẽ về chất lượng, nâng cao tính cạnh tranh các ngành kinh tế, các sản phâm chủ lực của địa phương; Tập trung cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực kinh tế, ứng dụng khoa học cơng nghệ vào phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng theo hướng đồng bộ; nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa – xã hội, giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc, nâng cao đời sống nhân dân; tăng cường quản lý chặt chẽ nguồn tại nguyên khống sản, làm tốt cơng tác bảo vệ môi trường”[13].
- Đảm bảo hộ nghèo đủ điều kiện và có nhu cầu vay vốn để đầu tư sản xuất, kinh doanh được hỗ trợ vay vốn tín dụng ưu đãi từ Chi nhánh Ngân