Chương 2 : NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. Địa điểm nghiên cứu
+ Nghiên cứu về đặc điểm sinh trưởng được thực hiện tại 3 địa điểm là: (i) Yên Thế (Bắc Giang), thuộc vùng sinh thái Đông Bắc Bộ; (ii) Cam Lộ
(Quảng Trị), thuộc vùng sinh thái Bắc Trung Bộ; và (iii) Xuân Lộc (Đồng Nai), thuộc vùng sinh thái Đông Nam Bộ. Hiện trường nghiên cứu là 6 khảo nghiệm dịng vơ tính (2 khảo nghiệm/địa điểm: ô 10 cây và ô 49 cây) thuộc đề tài
“Nghiên cứu chọn tạo giống keo tam bội sinh trưởng nhanh phục vụ trồng rừng gỗ lớn”.
+ Nghiên cứu về tính chất gỗ:
(iii) Xuân Lộc. Hiện trường nghiên cứu ởđịa điểm (i) và (ii) là 2 khảo nghiệm dịng vơ tính thuộc dự án FST/2008/007: “Các phương pháp chọn tạo và phát triển giống tiến bộ cho các loài keo nhiệt đới” (cây 3,8 tuổi). Hiện trường ởđịa
điểm (iii) là khảo nghiệm dịng vơ tính (ơ 49 cây) của đề tài: “Nghiên cứu chọn tạo giống keo tam bội sinh trưởng nhanh phục vụ trồng rừng gỗ lớn” (cây 3,0 tuổi).
Nghiên cứu về khối lượng riêng, tỷ lệ gỗlõi được thực hiện tại Phịng thí nghiệm của Trung tâm Ứng dụng Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Nam Bộ, các tính chất vật lý và cơ lý gỗ được thực hiện tại Phịng thí nghiệm của Viện Nghiên cứu Cơng nghiệp rừng.
+ Nghiên cứu về tính chất bất thụ:
Địa điểm quan sát về mức độ ra hoa, quả, hình thái hoa, tỷ lệ nảy mầm
của hạt phấn được thực hiện tại 2 địa điểm: (i) Đồng Phú (Bình Phước) và (ii) Xuân Lộc. Hiện trường nghiên cứu ở địa điểm (i) là khảo nghiệm dịng vơ tính thuộc dự án FST/2008/007: “Các phương pháp chọn tạo và phát triển giống tiến bộ cho các loài keo nhiệt đới” (cây 3,5 tuổi). Hiện trường nghiên cứu ở địa
điểm (ii) là khảo nghiệm dịng vơ tính (ơ 10 cây) của đề tài: “Nghiên cứu chọn tạo giống keo tam bội sinh trưởng nhanh phục vụ trồng rừng gỗ lớn” (cây 2,5 tuổi).
Nghiên cứu về chất lượng hạt, tỷ lệ nảy mầm của hạt và mức độ bội thể của hậu thế keo tam bội được thực hiện tại Phịng thí nghiệm của Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ Sinh học Lâm nghiệp.