Lượng mưa, nhiệt độ trung bình tháng tại khu vực Xuân Lộc

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, tính chất gỗ và tính bất thụ của keo tam bội làm cơ sở cho chọn giống và trồng rừng (Trang 99 - 118)

0 2 4 6 8 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 2018 2019 Zd (mm) X101 X102 X201 X205 Ctl26 X41 BV73 TB12 0 1 2 3 4 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 2018 2019 L AI (m 2/m 2) X101 X102 X201 X205 CTL26 X41 BV73 TB12 20 22 24 26 28 30 0 100 200 300 400 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 2018 2019 Nhiệ t độ ( o C) L ượng mưa (mm)

Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra, xu hướng Zd và sự biến động của LAI theo mùa là có sựtương đồng giữa các dòng. Tất cả các dòng (kể cảdòng sinh trưởng nhanh hay chậm) đều gần như ngừng tăng trưởng trong 4 tháng mùa khô (từ

tháng 1 đến tháng 4) (Hình 3.10). Đây cũng là khoảng thời gian LAI của các dịng thấp nhất trong năm (Hình 3.11). Sự khác biệt giữa các dịng về Zd chỉ có

ý nghĩa trong một sốtháng mùa mưa. Trong đó, dịng keo lai tam bội X205 cho thấy xu hướng tăng trưởng chậm hơn ởcác tháng đầu mùa mưa nhưng nhanh

hơn trong giai đoạn cao điểm mùa mưa (đỉnh cao nhất trong 2 năm đều vào

tháng 8). Dòng keo lai nhị bội BV73 có tăng trưởng rất chậm trong 3 tháng cuối

mùa mưa (tháng 10 – 12) trong cả2 năm theo dõi (Hình 3.10). Chỉ số LAI khác biệt khơng có ý nghĩa giữa các dịng keo lai (cả tam bội và nhị bội) nhưng có

sự khác biệt rất rõ ràng giữa các dòng keo lai và Keo lá tràm trong suốt thời gian theo dõi. Tuy nhiên, sự khác biệt đang có xu hướng giảm dần theo thời

gian. Xu hướng này có thể dễ dàng nhận thấy ở Hình 3.11.

Về quan hệ giữa tăng trưởng của các dòng với lượng mưa và nhiệt độ: Trong thời gian cây gần như ngừng tăng trưởng và LAI thấp nhất trong năm là vào các tháng mùa khô của khu vực Đông Nam Bộ (tháng 1 – 4). Trong thời gian này, trời gần như khơng có mưa hoặc có nhưng lượng mưa nhỏ < 40 mm. Mối liên hệ giữa tăng trưởng và lượng mưa được thể hiện rõ qua đỉnh tăng trưởng cao nhất của các dòng. Đỉnh cao nhất của hầu hết các dòng trong năm 2018 rơi vào tháng 5 (ngoại trừ dòng X205), trong khi năm 2019 đỉnh cao nhất

lại rơi vào tháng 6, muộn hơn 1 tháng (Hình 3.10). Chiếu vào biểu đồ lượng mưa ở Hình 3.12 có thể thấy, năm 2018 mưa đến sớm hơn so với năm 2019. Năm 2018, lượng mưa trong tháng 3 đã đạt 33,2 mm và đến tháng 4 lượng mưa

là 91,4 mm. Trong khi, tháng 3 năm 2019 hồn tồn khơng có mưa, đến tháng

4 lượng mưa mới chỉ đạt 22,8 mm. Điều này cho thấy, lượng mưa (liên quan đến độẩm đất) có vai trị rất quan trọng đến sinh trưởng của keo (cả tam bội và

nhị bội). Liên quan đến nhiệt độ, đối chiếu biểu đồ tăng trưởng (Hình 3.10) và biểu đồ nhiệt độ (Hình 3.12) có thể thấy yếu tố nhiệt độở khu vực Đông Nam

Bộảnh hưởng không ý nghĩađến sinh trưởng của keo. Kết quả thu được trong nghiên cứu này là tương tự với kết quả nghiên cứu của Vũ Đình Hưởng và sộng

sự (2016) [75] đối với dòng keo lai AH7 tại cùng khu vực. Tác giả cũng đã

khẳng định, lượng mưa là nhân tố khí hậu chính quyết định đến tăng trưởng của rừng trồng keo ở khu vực này.

Bảng 3.10: Chỉ số thống kê mô tả về Zd và LAI theo nhóm bội thể trong khảo nghiệm ơ 49 cây tại Xuân Lộc

Chỉ số Bộ thể1 Năm 2018 Năm 2019

Min2 Max3 TB4 Min2 Max3 TB4

Zd(mm) 2x 0,0 5,1 2,3 0,1 2,9 1,5

3x 0,0 4,9 2,9 0,1 3,2 1,7

LAI (m2/m2) 2x 1,8 3,0 2,3 2,0 3,0 2,5

3x 1,5 2,9 2,2 1,9 3,0 2,4

12x lấy trung bình của 2 dịng BV73 và TB12, 3x lấy trung bình của 4 dịng X101, X102, X210 và X205; 2tháng thấp nhất, 3tháng cao nhất, 4trung bình của các tháng theo dõi trong năm.

So sánh giữa keo tam bội và nhị bội, giá trị trung bình của 4 dịng keo lai tam bội (X101, X102, X201 và X205) và 2 dòng keo lai nhị bội (BV73 và

TB12) được dùng để so sánh. Hình 3.13 cho thấy, LAI trung bình của 4 dòng keo lai tam bội và của 2 dòng keo lai nhị bội đối chứng là tương đương nhau ở hầu hết các thời điểm nghiên cứu. Tuy nhiên, Zd trung bình của 4 dịng keo lai tam bội cao hơn đáng kể so với giá trị trung bình của 2 dịng keo lai nhị bội

trong các tháng mùa mưa (Hình 3.14). Giá trị trung bình cả năm cũng cho thấy,

LAI của 2 dòng keo lai nhị bội lớn hơn so với của 4 dòng keo lai tam bội nhưng

Zd lại luôn nhỏ hơn (Bảng 3.10). Sự khác biệt này có thể liên quan đến hiệu xuất quang hợp của cây tam bội. Liao và cộng sự (2016) [90] đã chỉ ra đối với

nhóm lồi dương (populus), một số giống tam bội có hiệu suất quang hợp cao

hơn rõ rệt so với giống nhị bội đối chứng. Điều tương tựcũng đã được báo cáo

đối với Bạch đàn urô (E. urophylla) tam bội (Yang và cộng sự, 2018) [145] và

cây Đỗ trọng (Eucommia triploids) tam bội (Yun và cộng sự, 2019) [135]. Cần thiết có những nghiên cứu sâu hơn về sinh lý của các keo lai tam bội có triển vọng làm cơ sởđể giải thích cho khả năng sinh trưởng của chúng. Kết quả thu

được ở nghiên cứu này là phù hợp với kết quả nghiên cứu vềsinh trưởng, năng

suất hàng năm của cả khảo nghiệm đã được trình bày ở mục 3.1.2. Sinh trưởng D1.3 trung bình hàng năm của 4 dòng keo lai tam bộ lớn hơn rõ rệt so với trung bình của 2 dịng keo lai nhị bội (11,1 cm so với 10, 4 cm).

Hình 3.13: Chỉ số diện tích lá (LAI) trung bình hàng tháng của keo lai tam bội và nhị bội trong khảo nghiệm ô 49 cây tại Xuân Lộc

0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 2018 2019 L AI (m 2/m 2) Tháng trong năm 3x 2x

Hình 3.14: Tăng trưởng đường kính hàng tháng (Zd) trung bình của keo tam bội và nhị bội trong khảo nghiệm ô 49 cây tại Xuân Lộc

Nhn xét chung v các chtiêu sinh trưởng:

Từ kết quả phân tích về các chỉ tiêu sinh trưởng (D1.3, Hvn), năng suất, chất lượng thân cây, tình hình bệnh hại và khả năng chống chịu gió, bước đầu

đã xác định được 4 dòng keo lai tam bội có triển vọng gồm: X101, X102, X201

và X205 có thểđưa vào trồng rừng kinh tế. Các dịng đều có sinh trưởng, năng

suất cao, chất lượng thân cây tốt hơn hoặc tương đương với các giống đối chứng là giống Quốc gia hoặc giống tiến bộ kỹ thuật ở những địa điểm được khảo

nghiệm. Cả 4 dịng bước đầu đều cho thấy có khảnăng kháng bệnh phấn hồng và bệnh chết héo tốt, tuy nhiên cần có những nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này.

3.2. Tính chất gỗ của keo tam bội

Tính chất gỗ cũng là các tính trạng quan trọng cần được qua tâm trong công tác chọn giống cây rừng. Sau khi đã xác định được những giống có sinh

0 1 2 3 4 5 6 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 2018 2019 Zd (mm) Tháng trong năm 3x 2x

trưởng nhanh – thích ứng tốt, việc nghiên cứu về tính chất gỗ của chúng là cần thiết làm cơ sở định hướng sử dụng các dịng cho phù hợp. Tính chất gỗở giai

đoạn tuổi non có thể chưa phản ánh hết được bản chất của chúng ở thời điểm khai thác. Tuy vậy, kết quả nghiên cứu thu được ở thời điểm này vẫn có giá trị, có thể làm cơ sở để chọn ra được những dịng có tính chất gỗ tốt sau này. Bởi, nghiên cứu của Phí Hồng Hải và cộng sự (2009) [61] đối với Keo lá tràm và Nguyễn Tử Kim và cộng sự (2008) [88] đối với keo lai đã chỉ ra rằng, hầu hết tính chất gỗ ở giai đoạn tuổi non đều có tương quan chặt với gỗ ở các độ tuổi

cao hơn. Luận án đã tiến hành nghiên cứu một số tính chất gỗcơ bản của một số dòng keo lai, Keo lá tràm tam bội có triển vọng và so sánh với một số dòng keo lai nhị bội ở 2 độ tuổi (3,0 và 3,8 tuổi) tại 3 địa điểm Cam Lộ, Vĩnh Cửu và Xuân Lộc. Một số kết quả nghiên cứu bước đầu được thu được như sau:

3.2.1. Khối lượng riêng cơ bản ca g

Khối lượng riêng là một trong những tính chất gỗ quan trọng, thường

được quan tâm trước nhất khi nghiên cứu về tính chất gỗ cây rừng. Nghiên cứu về tính chất gỗ của Keo lá tràm (Phí Hồng Hải và cộng sự, 2010; Tonouéwa và

cộng sự, 2020) [62],[127] và tính chất gỗ của Keo tai tượng (Makino và cộng sự (2012); Rindarto và cộng sự, 2021) [93], [110] đã chỉ ra, khối lượng riêng của gỗ có tương quan chặt với các tính chất cơ lý gỗ. Vì vậy, cải thiện được khối lượng riêng của gỗ cũng có nghĩa là cải thiện được một số tính chất gỗ

khác. Luận án đã tiến hành nghiên cứu về khối lượng riêng cơ bản của gỗ của một số dòng keo lai và Keo lá tràm tam bội có triển vọng và keo lai nhị bội (đối chứng) ởgiai đoạn rừng non (3 – 3,8 tuổi) tại 2 vùng sinh thái khác nhau (Bắc Trung Bộvà Đông Nam Bộ). Một số kết quả nghiên cứu bước đầu tại mỗi địa

a) Ti Cam L

Bảng 3.11: Khối lượng riêng cơ bản của gỗ(ρcb) của các dòng sau 3,8 tuổi tại Cam Lộ (11/2014 – 8/2018) Dòng Bội thể Ký hiệu ρcb X̅ (kg/m3) CV% X41 3x Aa 462,5a 9,8 BV10 2x - 447,1a 5,0 BV16 2x - 407,4ab 4,8 X101 3x AM 377,7b 3,8 X201 3x AM 362,3b 10,0 X102 3x AM 358,9b 7,3 TBCD 402,7 6,8 Fpr (α = 0,05) < 0,001

3x = tam bội; 2x = nhị bội; AM = Keo lá tràm 2x × Keo tai tượng 4x; Aa = Từ Keo lá tràm 2x tự thụ phấn.

Ba dòng keo lai tam bội X101, X102 và X201 có khối lượng riêng cơ

bản của gỗ ở 3,8 tuổi (46 tháng) là tương đương nhau (358,9 – 377,7 kg/m3), cùng nhóm với dịng keo lai nhị bội BV16 (407,4 kg/m3) nhưng thấp hơn có ý nghĩa so với dòng keo lai nhịđối chứng BV10 (447,1 kg/m3). Dịng Keo lá tràm tam bội X41, tuy có sinh trưởng chậm hơn đáng kể so với các dòng keo lai (9,6 cm so với 10,8 – 13,4 cm về D1.3) nhưng có khối lượng riêng cơ bản của gỗ cao nhất (462,5 kg/m3), sai khác không rõ rệt so với 2 dòng keo lai nhị bội BV10

và BV16 nhưng sai khác rõ rệt so với 3 dòng keo lai tam bội (Fpr < 0,001) (Bảng 3.11). Nhìn chung, khối lượng riêng bình quân của gỗ của 3 dòng keo lai tam bội là 366,3 kg/m3, thấp hơn 16,7% so với bình quân của 2 dòng keo lai nhị bội (427,5 kg/m3).

b) Tại Vĩnh Cửu

Khác với địa điểm Cam Lộ, ởđịa điểm nghiên cứu này, khối lượng riêng

cơ bản của gỗ giữa 2 nhóm bội thể là khơng có sự khác biệt đáng kể. Giá trị

1,8% so với trung bình của 2 dòng keo lai nhị bội BV10 và BV16 (467,7 kg/m3). Tuy nhiên, khối lượng riêng cơ bản của gỗ giữa các dịng trong cùng nhóm bội thể lại có sự khác biệt đáng kể (Fpr < 0,001). Trong nhóm tam bội, dịng X101 có khối lượng riêng là 484,7 kg/m3, cao hơn rõ rệt so với dòng X102 (434,3

kg/m3). Tương tự, dịng BV10 trong nhóm nhị bội cũng có khối lượng riêng cơ

bản của gỗ lớn hơn so với BV16 (490,4 kg/m3 so với 444,4 kg/m3) (Bảng 3.12). Bảng 3.12: Khối lượng riêng cơ bản của gỗ của các dòng sau 3,8 tuổi tại Vĩnh

Cửu (8/2014 – 5/2018) Dòng Bội thể Ký hiệu ρcb X̅ (kg/m3) CV% X101 3x AM 484,7a 5,3 BV10 2x - 490,9a 4,0 BV16 2x - 444,4b 4,4 X102 3x AM 434,3b 4,4 TBCD 463,6 4,5 Fpr (α = 0,05) < 0,001

3x = tam bội; 2x = nhị bội; AM = Keo lá tràm 2x × Keo tai tượng 4x.

So sánh giữa Cam Lộ và Vĩnh Cửu, 4 dòng X101, X102, BV10 và BV16

đồng thời được trồng ở 2 địa điểm có cùng độ tuổi được sử dụng để so sánh.

Cả 4 dòng ở địa điểm Vĩnh Cửu (sinh trưởng nhanh hơn) đều có khối lượng riêng cơ bản của gỗ tương ứng cao hơn đáng kể so với ở Cam Lộ (cây sinh

trưởng chậm hơn). Trung bình của 4 dịng ở Vĩnh Cửu là 463,6 kg/m3, trong khi ở Cam Lộ chỉ là 397,8 kg/m3 (chênh lệch 16,5%). Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Tử Kim và cộng sự (2011) [86] lại cho kết quả ngược lại, khối lượng riêng của gỗ của một số dòng keo lai nhị bội ở Ba Vì (cây sinh trưởng chậm

hơn) lại có khối lượng riêng của gỗcao hơn so với ởBàu Bàng (cây sinh trưởng

nhanh hơn). Cần có nghiên cứu thêm để kiểm chứng lại vấn đề này. Trong cả 2 địa điểm nghiên cứu, dịng BV10 đều có khối lượng riêng cơ bản của gỗ cao nhất. Kết quả này là tương đồng với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Tử Kim

và cộng sự (2008) [88], BV10 có khối lượng riêng của gỗ là cao nhất trong 6 dòng keo lai được nghiên cứu. Như vậy, kết quả nghiên cứu bước đầu đã cho thấy, lập địa có ảnh hưởng đến khối lượng riêng cơ bản của gỗ keo. Vì vậy, khi nghiên cứu cải thiện giống cho tính trạng này cần thiết phải quan tâm tới yếu tố lập địa.

c) Ti Xuân Lc

Bảng 3.13: Khối lượng riêng cơ bản của gỗ của các dòng sau 3,0 tuổi tại Xuân Lộc (7/2016 – 8/2019) Dòng Bội thể Ký hiệu ρcb X̅ (kg/m3) CV% BV73 2x - 452,4a 5,8 TB12 2x - 455,6a 9,8 X11 3x MA 448,6a 3,8 AH7 2x - 440,8ab 4,6 X205 3x AM 427,0abc 11,0 X101 3x AM 411,3abc 4,4 X1100 3x MA* 394,7abc 7,6 X102 3x AM 383,1bc 5,5 X201 3x AM 378,5c 5,2 TBCD 421,3 6,4 Fpr (α = 0,05) < 0,001

3x = tam bội; 2x = nhị bội; AM = Keo lá tràm 2x × Keo tai tượng 4x; MA = Keo tai tượng 4x × hạt phấn tự do; MA* = Keo lai 2x × keo lai 4x.

Sau 3,0 tuổi (36 tháng), hầu hết các dòng keo lai tam bội đều có khối

lượng riêng cơ bản của gỗ thấp hơn so với các dòng keo lai nhị bội (378,5 –

427 kg/m3 so với 440,8 – 455,6 kg/m3), ngoại trừ dòng X11 (448,6 kg/m3) (Bảng 3.13). Tuy nhiên, chỉ có 2 dịng X201 và X102 là nhỏ có ý nghĩa về

thống kê (Fpr < 0,001) so với 3 dòng keo lai nhị bội (AH7, BV73, TB12). Các dòng keo lai tam bội còn lại, tuy thấp hơn nhưng vẫn ở cùng nhóm với các dịng keo lai nhị bội.

d) Biến d khối khượng riêng cơ bản ca g theo chiu cao thân cây

Về khối lượng riêng cơ bản của gỗtheo độ cao thân cây, hầu hết các dòng (cả tam bội và nhị bội) ở cả 3 địa điểm nghiên cứu đều có khối lượng riêng cơ

bản của gỗ giảm dần theo chiều cao. Tốc độ giảm nhanh từ vị trí 0,3 m lên đến vịtrí 1,3 m sau đó giảm chậm hơnđến tới vị trí 7,5 m (Hình 3.15 – 3.17). Ngoại trừ dịng keo lai nhị bội BV73 ở Xuân Lộc, khối lượng riêng cơ bản của gỗ gần

như ổn định giữa các vị trí sau 1,3 m (Hình 3.17). Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra khả năng chọn được những giống keo có khối lượng riêng của gỗ ổn định tương

đối theo chiều cao cây. Điều này rất ý nghĩa đối với ngành chế biến gỗ, bởi việc

chọn được những giống keo có khối lượng riêng của gỗ ổn định theo độ cao cây sẽ giúp nguyên liệu gỗ cho chế biến có tính chất đồng nhất cao, đảm bảo chất lượng sản phẩm gỗ sau chế biến.

Hình 3.15: Khối lượng riêng cơ bản (ρcb) của gỗ của các dòng sau 3,8 tuổi theo độ cao cây tại Cam Lộ

300 350 400 450 500 550 600 0.3 1.3 3 4.5 6 7.5 ρcb (kg /m 3)

Độ cao lấy mẫu (m)

X101 X102 X201

Hình 3.16: Khối lượng riêng gỗcơ bản (ρcb) của gỗ của các dòng sau 3,8 tuổi

theo độ cao cây tại Vĩnh Cửu

Hình 3.17: Khối lượng riêng gỗcơ bản (ρcb) của gỗ của các dòng sau 3,0 tuổi

theo độ cao cây tại Xuân Lộc

300 350 400 450 500 550 600 0.3 1.3 3 4.5 6 7.5 ρcb (kg /m 3 )

Độ cao lấy mẫu (m)

X101 X102 BV10 BV16 300 350 400 450 500 550 600 0.3 1.3 3 4.5 6 7.5

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, tính chất gỗ và tính bất thụ của keo tam bội làm cơ sở cho chọn giống và trồng rừng (Trang 99 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)