Nhận xét chung về chiều dài sợi gỗ:
Kết quả bước đầu nghiên cứu đã cho thấy, hầu hết các dòng keo lai tam bội được nghiên cứu đều có sợi gỗ dài hơn so với các dịng keo lai nhị bội. Chiều dài sợi gỗ của hầu hết các dòng keo tam bội (cả keo lai và Keo lá tràm) tại thời điểm nghiên cứu ở cả 3 địa điểm đều đã đạt tiêu chuẩn cấp B (900 –
1200 µm) cho gỗ nguyên liệu sản xuất giấy (TCVN 12619-1:2019) [22]. Điều kiện lập địa có ảnh hưởng đến chiều dài sợi gỗ, các dòng keo lai tam bội ở 2 địa điểm phía Nam đều có sợi gỗ dài hơn rõ rệt so với ở Cam Lộ. Chiều dài sợi gỗ có xu hướng tăng dần từ tâm ra hướng vỏ. Điều này được thấy rõ ở tất cả các dòng keo lai, Keo lá tràm (cả tam bội và nhị bội) ở cả 3 địa điểm nghiên cứu.
3.2.4. Tổng độ co rút tuyến tính của gỗ
Độ có rút cũng là một trong những tính chất gỗ rất quan trọng trong lĩnh
vực chế biến, thể hiện tính ổn định của gỗ. Độ co rút lớn trong quá trình sấy, 600 700 800 900 1000 1100 1200 0 1 2 3 4 5 6 Chiều dà i sợ i g ỗ (um)
Vị trí lấy mẫu (tính từ tâm ra)
X101 X102 X201
X205 X11 X1100
gỗ có thể gây ra hiện tượng cong vênh, nứt và biến dạng (Ormarsson và cộng sự, 1998) [102]. Sau chế biến, co rút quá mức có thể gây ra những khuyết tật khơng mong muốn, ảnh hưởng đến chất lượng và tính thẩm mỹ của sản phẩm. Vì thế, gỗ ln được mong muốn là có độ co rút nhỏ, đặc biệt là trong các sản phẩm gỗ xẻ và gỗ nguyên khối (Walker, 2006 – dẫn theo Phí Hồng Hải, 2009) [61]. Trong nghiên cứu này, tổng độ co rút tuyến tính của gỗtheo phương tiếp tuyến, phương xuyên tâm và theo thể tích của một số dòng keo lai, Keo lá tràm tam bội có triển vọng ở 3,8 tuổi đã được đánh giá và so sánh với một số dòng keo lai nhị tại 2 địa điểm là Cam Lộ và Vĩnh Cửu. Kết quả nghiên cứu bước
đầu tại mỗi địa điểm như sau:
a) Tại Cam Lộ
Bảng 3.20: Tổng độ co rút tuyến tính của gỗtheo các phương và theo thể tích của các dịng sau 3,8 tuổi tại Cam Lộ (11/2014 – 8/2018)
Dòng Bội thể
Ký
hiệu
Phương tiếp tuyến
(ꞵtmax) Phương xuyên tâm (ꞵrmax) ꞵtmax/ꞵrmax Thể tích(ꞵvmax)
X̅ (%) CV% X̅ (%) CV% X̅ (%) CV% X102 3x AM 5,8 10,9 2,6ab 12,4 3,2 8,8a 6,4 BV16 2x - 6,0 5,9 2,6ab 11,6 3,3 8,7a 2,9 X201 3x AM 6,3 10,2 2,9b 13,1 3,4 9,4b 8,5 X41 3x Aa 6,0 13,2 2,5a 14,9 3,6 8,9a 9,7 X101 3x AM 6,2 7,8 2,7ab 12,7 3,6 9,2ab 5,6 BV10 2x - 6,4 10,8 2,4a 14,5 4,0 9,0ab 8,9 TBCD 6,1 9,8 2,6 13,2 3,5 9,0 7 Fpr (α = 0,05) 0,100 < 0,001 0,095 0,041
3x = tam bội; 2x = nhị bội; AM = Keo lá tràm 2x × Keo tai tượng 4x; MA = Keo tai tượng 4x × hạt phấn tự do; Aa = Từ Keo lá tràm 2x tự thụ phấn.
- Theo phương tiếp tuyến: Kết quả bước đầu cho thấy, tổng độ co rút
tuyến tính của gỗ theo phương tiếp tuyến của các dịng sai khác khơng có ý
nghĩa về thống kê (Fpr = 0,100). Biện độ biến động giữa các dòng là tương đối nhỏ (5,8 – 6,4%). Hệ số biến động vềđộ co rút theo tiếp tuyến giữa các cây cá
thể trong một dòng ở mức vừa phải (5,9 – 13,2%) (Bảng 3.20).
- Theo phương xuyên tâm: Tổng độ co rút tuyến tính của gỗ theo phương xuyên tâm chỉ khác biệt có ý nghĩa (Fpr < 0,001) giữa dòng keo lai tam bội X201 (2,9%) so với dòng keo lai nhị bội BV10 (2,4%) và dòng Keo lá tràm X41 (2,4%) (Bảng 3.20). Các dòng còn lại đều ở cùng một nhóm. So với
phương tiếp tuyến, hệ số biến động về tổng độ co rút tuyến tính của gỗ theo
phương xuyên tâm giữa các cây cá thể trong cùng một dịng ởđây có phần lớn
hơn (11,6 – 14,9%).
Tỷ lệ giữa tổng độ co rút tuyến tính của gỗ theo phương tiếp tuyến với
phương xuyên tâm (ꞵtmax/ꞵrmax) ởđịa điểm này là tương đối cao, tất cả các dịng
đều > 3 (trung bình là 3,5). Đây là một yếu tố bất lợi đối với nguyên liệu gỗ xẻ. Bởi, tỉ lệ (ꞵtmax/ꞵrmax) càng cao thì gỗ càng dễ bị khuyết tật (méo móp, nứt) trong quá trình sấy (Elaieb và cộng sự, 2019) [52]. Tuy nhiên, vấn đề này có thể được cải thiện khi tuổi cây cao hơn.
- Theo thể tích: Hầu hết các dịng được nghiên cứu đều có tổng độ co rút tuyến tính của gỗ theo thể tích ở cùng một nhóm (8,7 – 9,2%), ngoại trừ dịng keo lai tam bội X201 (Bảng 3.20). Tổng độ co rút gỗ tuyến tính theo thể tích của dịng X201 là 9,4%, cao hơn có ý nghĩa (Fpr = 0,041) so với dịng keo lai tam bội X101, keo lai nhị bội BV16 và Keo lá tràm tam bội X41 (lần lượt là 8,8%, 8,7% và 8,9%).
b) Tại Vĩnh Cửu
- Theo phương tiếp tuyến: Kết quảở Bảng 3.21 cho thấy, tổng độ co rút tuyến tính của gỗ theo phương tiếp tuyến của 2 dòng keo lai tam bội X101 và X102 lần lượt là 6,1% và 5,6%, khơng có sự sai khác về thống kê so với 2 dòng keo lai nhị bội BV10 và BV16, lần lượt là 5,8% và 5,7% (Fpr = 0,392). Hệ số
biến động về tổng độ co rút của gỗtheo phương tiếp tuyến giữa các cây cá thể
- Theo phương xuyên tâm: Tổng độ co rút tuyến tính của gỗtheo phương
xun tâm khơng có sự khác biệt đáng kể giữa 2 dịng keo lai tam bội và 2 dòng keo lai nhị bội, cũng như giữa 2 dịng trong cùng nhóm bội thể với nhau (Fpr =
0,095). Biên độ giao động giữa các dòng là tương đối nhỏ, chỉ từ 2,5 – 2,8%
(Bảng 3.21). Hệ số biến động giữa các cây cá thể trong cùng một dịng có phần lớn hơn so với phương tiếp tuyến (10,9 – 15,1%).
Tỷ lệ giữa tổng độ co rút tuyến tính của gỗ theo phương tiếp tuyến với
phương xuyên tâm (ꞵtmax/ꞵrmax) có sự khác biệt đáng kể giữa các dòng (Fpr = 0,019). Trong đó, 2 dịng keo lai tam bội X101 và X102 có tỷ lệ ꞵtmax/ꞵrmax lần lượt là 2,4% và 2,2%, cùng nhóm với dịng BV10 (2,4%) nhưng lớn hơn đáng
kể so với dòng BV16 (2,1%).
- Theo thể tích: Tổng độ co rút tuyến tính của gỗ theo thể tích khơng có sự khác biệt rõ rệt giữa các dòng nghiên cứu (Fpr = 0,522). Biện độ giao động giữa các dòng là tương đối nhỏ (8,6 – 9,1%). Hệ số biến động giữa các cây cá thể trong cùng một dòng đều < 10% (6,7 – 8,4%) (Bảng 3.21).
Bảng 3.21: Tổng độ co rút tuyến tính của gỗtheo các phương và theo thể tích của các dòng sau 3,8 tuổi tại Vĩnh Cửu (8/2014 – 5/2018)
Dòng Bội thể
Ký
hiệu
Phương tiếp tuyến
(ꞵtmax)
Phương xuyên tâm
(ꞵrmax) ꞵtmax/ꞵrmax Thể tích (ꞵvmax) X̅ (%) CV% X̅ (%) CV% X̅ (%) CV% BV16 2x - 5,7 9,8 2,8 13,7 2,1a 8,9 7,4 X102 3x AM 5,6 10,8 2,5 12,3 2,2ab 8,7 8,4 BV10 2x - 5,8 10,8 2,5 10,9 2,4b 8,6 8,4 X101 3x AM 6,1 10,1 2,5 15,1 2,4b 9,1 6,7 TBCD 5,8 10,4 2,6 13,0 2,3 8,8 7,7 Fpr (α = 0,05) 0,392 0,095 0,019 0,522
3x = tam bội; 2x = nhị bội; AM = Keo lá tràm 2x × Keo tai tượng 4x.
So sánh với địa điểm Cam Lộ, cả 4 dòng X101, X102, BV10 và BV16 ở Vĩnh Cửu đều có các chỉ tiêu về tổng độ co rút tuyến tính của gỗ nhỏhơn đáng
kể. Tổng độ co rút tuyến tính trung bình của gỗtheo phương tiếp tuyến, xun tâm và thể tích của 4 dịng ở Vĩnh Cửu lần lượt là 5,8%, 2,3% và 8,8%, trong khi ở Cam Lộ tương ứng là 6,1%, 2,6% và 9,0%. Tỷ lệ ꞵtmax/ꞵrmax ở Vĩnh Cửu
cũng nhỏ hơn đáng kể so với ở Cam Lộ (2,1 – 2,4% so với 3,2 – 4,0%), trung
bình 2,3% so với 3,5%.
Nhận xét chung vềđộ co rút của gỗ:
Kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy, tổng độ co rút tuyến tính của gỗ
của các dịng theo các phương và theo thể tích là phù hợp với độ tuổi hiện tại. Các chỉ tiêu về tổng độ co rút tuyến tính của gỗ là khơng có sự khác biệt thực sự rõ ràng giữa các dòng keo lai tam bội và keo lai nhị bội ở cả 2 địa điểm nghiên cứu. Điều kiện lập địa có ảnh hưởng đến tổng độ co rút tuyến tính của gỗ. Tất các dịng ởVĩnh Cửu đều có các chỉ tiêu tổng độ co rút tuyến tính của gỗ nhỏ hơn dáng kể so với ở Cam Lộ. Kết quả này là trái ngược với kết quả
nghiên cứu về khối lượng riêng cơ bản của gỗ đã được báo cáo ở Mục 3.2.1 (khối lượng riêng ở bản của các dòng ởVĩnh Cửu đều lớn hơn ở Cam lộ). Điều
này có nghĩa, độ co rút gỗ có tương quan nghịch với khối lượng riêng của gỗ. Kết quả tương tự cũng đã được chỉ ra trong nghiên cứu của Tonouéwa và cộng
sự (2020) [127] đối với gỗ Keo lá tràm ở các cấp độ tuổi khác nhau ở Nam Phi.
3.2.5. Độ bền uốn tĩnh (MOR) của gỗ
a) Tại Cam Lộ
Kết quả nghiên cứu ở Bảng 3.22 cho thấy, gỗ của dịng Keo lá tràm tam bội X41 có độ bền uốn tĩnh cao nhất (76,9 MPa), cao hơn có ý nghĩa so với 3 dịng keo lai tam bội X101, X102 và X201 (lần lượt là 39,5 MPa, 49,5 MPa và 50,3 MPa) và 2 dòng keo lai nhị bội BV10 và BV16 (lần lượt là 46,7 MPa và 57,8 MPa) (Fpr < 0,001). Độ bền uốn tính của gỗ khơng có sự khác biệt về
thống kê giữa các dòng keo lai trong cùng một nhóm bội thể. So sánh giữa 2 nhóm bội thể với nhau, dịng keo lai tam bội X101 ở cùng nhóm với dịng BV10
nhưng thấp hơn đáng kể so với dòng BV16. Hai dòng keo lai tam bội còn lại X102 và X201 cùng nhóm với 2 dịng keo BV10 và BV16. Hệ số biến động giữa các cây cá thể trong cùng một dịng là tương đối lớn (9,1 – 22,7%), trung bình 16,3%.
Bảng 3.22: Độ bền uốn tĩnh (MOR) của gỗ của các dòng sau 3,8 tuổi tại Cam Lộ (11/2014 – 8/2018)
Dòng Bội thể Ký hiệu MOR
X̅ (MPa) CV% X41 3x Aa 76,9a 22,5 BV10 2x - 57,8b 9,1 X201 3x AM 50,3bc 9,0 X102 3x AM 49,5bc 13,4 BV16 2x - 46,7bc 22,7 X101 3x AM 39,5c 20,9 TBCD 53,5 16,3 Fpr (α = 0,05) < 0,001
3x = tam bội; 2x = nhị bội; AM = Keo lá tràm 2x × Keo tai tượng 4x; MA = Keo tai tượng 4x × hạt phấn tự do; Aa = Từ Keo lá tràm 2x tự thụ phấn.
b) Tại Vĩnh Cửu
Độ bền uốn tĩnh của 2 dòng keo lai tam bội X101 và X102 khơng có sự
khác biệt rõ ràng (Fpr = 0,309) so với 2 dòng keo lai tam bội nhị bội BV10 và BV16 (lần lượt 78,7 MPa và 70,2 MPa so với 70,1 MPa và 72,4 MPa) (Bảng 3.23). Hệ số biến động giữa các cây cá thể trong cùng một dòng là tương đối thấp (1,7 – 10,1%), ngoại trừ dòng BV10 (17,3%). So với ở Cam Lộ, gỗ của cả
4 dịng ở đây đều có độ bền uốn tĩnh lớn hơn đáng kể so với các dòng tương ứng ở Cam Lộ (70,1 – 78,7 MPa so với 39,5 – 57,8 MPa), trung bình 72,9 MPa
so với 48,4 MPa. Kết quả nghiên cứu này là có sự tương đồng với kết quả
nghiên cứu về khối lượng riêng cơ bản của gỗở Mục 3.2.1, tất cả các dịng ở Vĩnh Cửu đều có khối lượng riêng gỗ lớn hơn rõ rệt so với ở Cam Lộ. Mối
tương quan thuận giữa tính chất cơ lý gỗ với khối lượng riêng cũng đã được chỉ
ra trong nghiên cứu của Rindarto và cộng sự (2021) [110] đối với Keo tai tượng ở Java (Indonesia) và Gelder và cộng sự (2006) [55] đối với 30 loài cây gỗ
trong rừng mưa ở Bolivia.
Bảng 3.23: Độ bền uốn tĩnh (MOR) của gỗ của các dòng sau 3,8 tuổi tại Cam Lộvà Vĩnh Cửu
Dòng Bội thể Ký hiệu MOR
X̅ (MPa) CV (%) X101 3x AM 78,7 8,7 BV16 2x - 72,4 10,1 X102 3x AM 70,2 1,7 BV10 2x - 70,1 17,3 TBCD 72,9 9,5 Fpr (α = 0,05) 0,309
3x = tam bội; 2x = nhị bội; AM = Keo lá tràm 2x × Keo tai tượng 4x; MA = Keo tai tượng 4x × hạt phấn tự
do; Aa = Từ Keo lá tràm 2x tự thụ phấn.
Nhận xét chung vềđộ bền uốn tĩnh:
Tại thời điểm nghiên cứu, độ bền uốn tĩnh khơng có sự khác biệt rõ ràng giữa các keo lai tam bội và keo lai nhị bội được nghiên cứu ở cả 2 địa điểm.
Điều kiện lập địa có ảnh hưởng đến độ bền uốn tĩnh của gỗ. Các dịng ở Vĩnh
Cửu đều có độ bền uốn tính cao hơn so với ở khu vực Cam Lộ. Độ bền uốn tính của các dịng keo lai (cả tam bội và nhị bội) tại thời điểm nghiên cứu đã đạt tiêu chuẩn làm nguyên liệu sản xuất đồ gỗ nội thất (cấp A cho địa điểm Vĩnh Cửu và cấp B cho địa điểm Cam Lộ) (TCVN 12619-1:2019) [22]. Ngoài ra, độ bền uốn tĩnh của gỗ của các dịng cịn có thể được cải thiện theo tuổi cây. Nghiên cứu của Phí Hồng Hải (2010) [62] đã chỉ ra độ bền uốn tĩnh của gỗ giác của Keo lá tràm ở tuổi 5 là cao hơn rõ rệt so với gỗ lõi, cũng có nghĩa là độ bền uốn
3.2.6. Mô-đun đàn hồi (MOE) của gỗ
a) Tại Cam Lộ
Tương tự với độ bền uốn tĩnh, gỗ của dịng Keo lá tràm tam bội X41 cũng
có mơ-đun đàn hồi cao nhất (8,8 GPa), khác biệt không ý nghĩa so với dòng keo lai nhị bội BV10 (7,9 GPa) và dòng keo lai tam bội X201 (7,5 GPa) nhưng có ý nghĩa so với các dịng keo lai tam bội và nhị bội còn lại, từ 6,6 – 7,4 GPa (Fpr < 0,001). Khơng có sự khác biệt đáng kể về mô-đun đàn hồi của gỗ giữa các dòng keo lai tam bội và nhị bội (Bảng 3.24).
Bảng 3.24: Mô-đun đan hồi (MOE) của gỗ của các dòng sau 3,8 tuổi tại Vĩnh Cửu (8/2014 – 5/2018) Dòng Bội thể Ký hiệu MOE X̅ (GPa) CV% X41 3x Aa 8,8a 16,9 BV10 2x - 7,9ab 7,0 X201 3x AM 7,5ab 9,3 BV16 2x - 7,4b 16,9 X102 3x AM 7,1b 11,1 X101 3x AM 6,6b 15,7 TBCD 7,6 12,8 P-value < 0,001
3x = tam bội; 2x = nhị bội; AM = Keo lá tràm 2x × Keo tai tượng 4x; Aa = Từ Keo lá tràm 2x tự thụ phấn.
b) Tại Vĩnh Cửu
Kết quả nghiên cứu ở Bảng 3.25 cho thấy, dòng keo lai tam bội X101 có mơ-đun đàn hồi của gỗ cao hơn rõ rệt (Fpr = 0,003) so với dòng keo lai tam bội X102 và 2 dòng keo lai nhị bội BV10 và BV16 (9,7 GPa so với 8,6 GPa cho cả
3 dòng). Tương tự với độ bền uốn tĩnh, mô-đun đàn hồi của gỗ của cả 4 dòng X101, X102, BV10 và BV16 ở Vĩnh Cửu đều lớn hơn đáng kể so với ở Cam Lộ (8,6 – 9,7 GPa so với 6,6 – 7,9 GPa). Điều này cho thấy, điều kiện lập địa là có ảnh hưởng đến mơ-đun đàn hồi của gỗ. Mơ-đun đàn hồi cũng cho thấy có
tương quan thuận với khối lượng riêng cơ bản của gỗ khi so sánh các chỉ tiêu
tương ứng giữa 2 địa điểm nghiên cứu.
Bảng 3.25: Mô-đun đan hồi (MOE) của gỗ của các dòng sau 3,8 tuổi tại Vĩnh
Cửu (8/2014 – 5/2018)
Dòng Bội thể Ký hiệu MOE
X̅ (GPa) CV (%) X101 3x AM 9,7a 4,8 BV10 2x - 8,6b 7,5 BV16 2x - 8,6b 3,5 X102 3x AM 8,6b 5,1 TBCD 8,9 5,2 Fpr (α = 0,05) 0,003
3x = tam bội; 2x = nhị bội; AM = Keo lá tràm 2x × Keo tai tượng 4x. Nhận xét chung về mô-đun đàn hồi của gỗ:
Ở thời điểm hiện tại, mơ-đun đàn hồi khơng có sự khác biệt rõ ràng giữa keo lai tam bội với keo lai nhị bội ở cả 2 địa điểm nghiên cứu, ngoại trừ dịng X101 ởVĩnh Cửu có mơ-đun đàn hồi vượt trội. Điều kiện lập địa có ảnh hưởng rõ ràng tới mô-đun đàn hồi của gỗ của. Các dịng ở Vĩnh Cửu có mơ-đun đàn hồi lớn hơn rõ rệt so với ở Cam Lộ. So với kết quả của một số nghiên cứu trước
đây đã được công bố (Sharma và cộng sự, 2018; Shukla và cộng sự 2007) [116], [117] thì mơ-đun đàn hồi của các dòng trong nghiên cứu này là phù hợp với độ
tuổi của cây tại thời điểm nghiên cứu. Mô-đun đàn hồi của gỗ của các dịng có thể được cải thiện trong những năm tới khi độ tuổi của cây tăng lên như đã được chỉ ra trong nghiên cứu của Phí Hồng Hải (2010) [62] với gỗ Keo lá tràm.
3.3. Tính chất bất thụ của keo tam bội
Keo tai tượng, Keo lá tràm và keo lai đã được chọn tạo và phát triển thành các loài cây trồng rừng chủ lực phục vụ cho phát triển kinh tế tại nhiều quốc gia Châu Á, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á (Griffin và cộng sự, 2011) [56], song chúng cũng được xem như là những lồi cây có khả năng xâm lấn