Tổng hợp chung về một số kết quả đạt được, tồn tại hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu 01_Hong Giang_LA_3_9(1) (Trang 115 - 120)

- điều hành) Có bộ máy quản lý

2016 Nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII ban hành Nghị

3.2.3. Tổng hợp chung về một số kết quả đạt được, tồn tại hạn chế và nguyên nhân

nguyên nhân

Sau hơn 20 năm kể từ khi thực hiện các chính sách ưu đãi đầu tư theo Quyết định 675/TTg cho phép áp dụng thí điểm chính sách ưu đãi đối với khu vực cửa khẩu Móng Cái, đến nay, hoạt động của của các KKTCK đã đóng một vai trị hết sức quan trọng trong quá trình phát triển nền kinh tế của tỉnh, của vùng và của cả nước.

3.2.3.1. Những kết quả đạt được

- Các KKT đã góp phần vào đổi mới mơi trường đầu tư, kinh doanh của tỉnh Quảng Ninh: việc phát triển các mơ hình KKT với các cơ chế, chính sách ưu

dụng các quy trình hành chính rút gọn. Qua đó, tạo nên các điểm đầu tư hấp dẫn, góp phần đổi mới mơi trường đầu tư, kinh doanh. Không chỉ thời gian chuẩn bị đầu tư của nhà đầu tư đã được rút ngắn đáng kể do có quỹ đất sạch, hạ tầng kỹ thuật của KKT đã được đầu tư, việc giải phóng mặt bằng trong KKT cũng có nhiều thuận lợi hơn so với bên ngồi KKT do quy hoạch của KKT đã được phê duyệt trước khi cấp đất cho nhà đầu tư. Với mục tiêu hoạch định rõ ràng, các mơ hình KKT có thể đáp ứng các nhu cầu đầu tư đa dạng của các nhà đầu tư và ln sẵn sàng tháo gỡ mọi khó khăn của nhà đầu tư.

-Các KKT đã thu hút được lượng vốn lớn đầu tư vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật và sản xuất kinh doanh: các KKT ven biển, KKT cửa khẩu bước đầu cũng

thu hút được nguồn vốn đầu tư tư nhân vào đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật thơng qua đẩy mạnh các hình thức hợp tác cơng tư (PPP), điển hình nhất là cảng hàng khơng Vân Đồn và các tuyến đường cao tốc Hải Phòng - Hạ Long, Hạ Long - Vân Đồn - Móng Cái. Ngoài thu hút vốn đầu tư trực tiếp phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng bên trong các KKT, với tác động lan tỏa thông qua các liên kết kinh tế, thị trường, xã hội, các KKT cịn góp phần quan trọng vào đẩy mạnh việc đầu tư các cơ sở hạ tầng KT - XH ngoài hàng rào các KKT. Khi các KKT phát triển, tác động gián tiếp này cũng sẽ giúp thu hút được vốn đầu tư, trong đó có cả các nhà đầu tư thứ cấp.

- Các KKT giúp thúc đẩy phát triển sản xuất cơng nghiệp, hình thành một số ngành công nghiệp trọng điểm: mặt bằng công nghệ sản xuất của các ngành công

nghiệp đã được từng bước nâng lên. Cùng với sự dịch chuyển của dòng vốn

đầu tư, các nhà đầu tư nước ngồi đã đưa vào cơng nghệ sản xuất và kỹ năng mới, có trình độ khoa học kỹ thuật cao. Sản xuất công nghiệp đã chuyển dần sang sản xuất quy mơ lớn, các mơ hình sản xuất có xu hướng thay đổi từ mơ hình các cơ sở sản xuất riêng lẻ sang liên kết thành cụm sản xuất tập trung.

- Các KKT có đóng góp quan trọng phát triển KT - XH: không chỉ giải

quyết việc làm và phát triển kỹ năng cho người lao động, các KKT cũng cung cấp môi trường thuận lợi để người lao động được đào tạo, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để phát triển kỹ năng. Trong phát triển thương mại, các KKT cửa khẩu là cửa ngõ giao thương, đẩy mạnh trao đổi hàng hóa thương mại biên mậu. Nhiều cơ sở sản xuất trong KKT của khẩu hướng tới xuất khẩu, đã từng bước kết nối sản xuất trong nước với thị trường quốc tế, tham gia chuỗi giá trị. Các KKT đã góp phần tăng thu ngân sách, từng bước trở thành các động lực tăng trưởng quan trọng của địa phương.

3.2.3.2. Tồn tại, hạn chế

- Cơ chế quản lý tại khu kinh tế còn bất cập: Ban quản lý KKT được quy

định là cơ quan đầu mối quản lý nhà nước về KKT tại địa phương. Tuy nhiên, cấp uỷ, chính quyền cấp huyện đang quản lý theo lãnh thổ, thẩm quyền thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước theo lĩnh vực do các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành như xây dựng, môi trường, lao động, xuất, nhập khẩu, đất đai… thực hiện. Hiện nay, pháp luật chuyên ngành không hướng dẫn ủy quyền cho Ban quản lý hoặc việc ủy quyền không thống nhất với quy định tại pháp luật về KKT. Vì vậy, việc thực hiện quản lý nhà nước về KKT không tập trung tại một đầu mối là các Ban quản lý. Đồng thời, Ban quản lý không được giao chức năng, nhiệm vụ về thanh tra mà chỉ phối hợp với bộ phận thanh tra chuyên ngành để triển khai, do đó việc xử lý các vi phạm trong KKT chưa kịp thời.

-Ưu đãi đầu tư cho các KKT đã được quan tâm nhưng chưa thực sự hấp dẫn: các KKT đang được hưởng một số ưu đãi đầu tư (thuế TNDN, thuế nhập

khẩu, tín dụng, đất đai…). Tuy nhiên, các ưu đãi này chưa thật sự hấp dẫn đối với nhà đầu tư và có tính cạnh tranh quốc tế, cụ thể là: các KKT tại các khu vực đang phát triển cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực chưa có sẵn, cần có ưu đãi phù hợp để bù đắp các yếu điểm đó.

- Việc huy động các nguồn lực phát triển cơ sở hạ tầng các KKT cịn khó khăn: Để các mơ hình KKT hoạt động có hiệu quả, cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong

hàng rào và ngoài hàng rào KKT cần được đầu tư đồng bộ. Do vậy, nhu cầu đầu tư hạ tầng cho phát triển các KKT là rất lớn. Hiện nay, việc huy động nguồn vốn ngoài nhà nước để đầu tư hạ tầng kỹ thuật bên trong hàng rào đã đạt được kết quả bước đầu, tuy nhiên vốn đầu tư hạ tầng bên trong chủ yếu sử dụng vốn ngân sách nhà nước, việc huy động vốn để đầu tư hạ tầng tiếp tục là một thách thức trong phát triển các KKT.

-Liên kết kinh tế trong phát triển chưa hiệu quả: hiệu quả của các KKT sẽ

nâng lên khi các mối liên kết kinh tế giữa các doanh nghiệp trong KKT và giữa các KKT với kinh tế địa phương bên ngồi được hình thành và phát triển. Thực tế hiện nay, mối liên kết này trong phát triển các KKT chưa được phát huy, cụ thể là: các KKT chủ yếu phát triển đa lĩnh vực, đồng thời chưa hình thành được các tác nhân lõi để phát triển cụm liên kết, như: dự án có quy mơ lớn, đối tác đầu tư nước ngồi chiến lược…nên mối liên kết giữa các doanh nghiệp trong KKT để trong sản xuất, cung cấp sản phẩm, dịch vụ chưa phát triển.

-Một số tồn tại, hạn chế khác: việc thành lập các KKT có tiềm ẩn nguy cơ

phân tán nguồn lực, tạo cạnh tranh nội bộ giữa các địa phương trong thu hút đầu tư vào KKT. Việc đền bù, giải phóng mặt bằng diện tích đất để phát triển KKT cũng làm nảy sinh các vấn đề xã hội như: tái định cư; đào tạo, chuyển đổi nghề cho người dân, trong khi hạn chế về nguồn vốn. Sản xuất trong KKT đặt ra thách thức về mơi trường như khơng khí, tiếng ồn cần nỗ lực giải quyết.

Bảng 3.10. Phát triển của các khu kinh tế so với sự phát triển chung của tỉnh Quảng Ninh

Nội dung \ năm ĐVT 2013 2014 2015 2016 2017 2018

1 PGRDP của tỉnh % 6.2% 7.3% 8.9% 10.0% 11.0% 11.0%

Doanh thu của các KKT % 10.0% 12.8% 10.7% 9.8% 10.7% 11.0%

2 Thu ngân sách nhà nước % 11.1% 10.0% 9.6% 12.3% 10.2% 7.2%

Trong các KKT Tỷ trọng 2.6% 3.0% 3.4% 3.2% 3.2% 4.6%

3 Vốn đầu tư trong nước % 8.8% 10.6% 12.1% 11.4% 11.1% 12.0%

Trong các KKT Tỷ trọng 4.4% 4.7% 5.9% 9.2% 11.4% 12.0%

4 Vốn đầu tư FDI % 17.0% 11.7% 8.0% 10.3% 10.5% 7.7%

Trong các KKT Tỷ trọng 17.7% 13.3% 5.5% 2.7% 5.2% 5.8% 5 Trị giá hàng hóa XK % 10.6% 10.1% 8.1% 10.2% 112.0% 1.1% Trong các KKT Tỷ trọng 42.9% 49.7% 62.6% 65.2% 7.1% 85.7% 6 Trị giá hàng hóa NK % 9.7% 11.9% 9.2% 9.0% 6.0% 10.2% Trong các KKT Tỷ trọng 8.0% 4.6% 5.9% 6.8% 10.0% 14.6% 7 Số doanh nghiệp % 10.4% 9.9% 11.6% 13.0% 25.5% 11.7% Trong các KKT Tỷ trọng 44.7% 48.3% 44.2% 36.4% 15.0% 13.7% 8 Lao động từ 15 tuổi trở % 10.4% 17.9% 10.1% 9.9% 10.1% 10.3% lên đang làm việc

Trong các KKT Tỷ trọng 3.9% 2.5% 2.4% 2.6% 2.7% 3.0%

9 Thu nhập bình quân đầu % 10.8% 11.1% 11.2% 11.3% 10.1% 11.4%người 1 tháng người 1 tháng

Trong các KKT So sánh 127.9% 127.0% 126.4% 114.6% 115.2% 107.9%

10 Số vi phạm về môi % 13.3% 8.8% 11.4% 11.3% 12.2% 8.2%trường phát hiện, xử lý trường phát hiện, xử lý

Trong các KKT Tỷ trọng 12.5% 14.0% 12.0% 15.0% 20.0% 12.0%

3.2.3.3. Nguyên nhân

- Quy hoạch KKT phần nào cịn có tính cục bộ, vì lợi ích ngắn hạn của địa phương, chưa liên kết chặt chẽ với quy hoạch vùng. Nhiều khu kinh tế được thành lập trong khi nguồn lực về tài chính, nhân lực, năng lực đầu tư của nhà nước và doanh nghiệp có hạn, nên cịn dàn trải, thiếu sự đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, xã hội.

- Các KKT chủ yếu vẫn dựa vào nguồn ngân sách để đầu tư xây dựng hạ tầng. Tiến độ đầu tư hạ tầng chưa đạt yêu cầu do quy mô nguồn vốn nhỏ, nên cơ cở hạ tầng chưa được đầu tư đồng bộ.

- Việc phân cấp, ủy quyền cho Ban quản lý KKT trong một số lĩnh vực còn chưa được thực hiện đầy đủ, nhất quán do không thống nhất với các quy định của pháp luật chuyên ngành, chưa được các bộ, ngành hướng dẫn cụ thể hoặc chủ trương phân cấp, ủy quyền chưa được thực hiện. Vì vậy, việc thực hiện cơ chế hành chính “một cửa tại chỗ” chưa được phát huy.

- Thu hút đầu tư sản xuất, kinh doanh vào các KKT gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, q trình triển khai cơ chế, chính sách phát triển KKT có một số vướng mắc: chưa có chính sách ưu đãi đột phá đối với các KKT và thiếu sự ổn định trong các cơ chế, chính sách tài chính ban hành.

Một phần của tài liệu 01_Hong Giang_LA_3_9(1) (Trang 115 - 120)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(180 trang)
w