Quyền được thông tin của công dân là điều kiện thực hiện và bảo vệ quyền

Một phần của tài liệu QUYỀN ĐƯỢC THÔNG TIN CỦA CÔNG DÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 58)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN

2.3 Vai trò và ý nghĩa của quyền được thông tin của công dân

2.3.1 Quyền được thông tin của công dân là điều kiện thực hiện và bảo vệ quyền

quyền con người, quyền cơng dân khác

QĐTT có thể được xem là thành trì của các quyền tự do dân chủ, quyền này có vai trị đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo thực hiện các quyền chính trị, dân sự và các quyền kinh tế, văn hoá, xã hội của công dân. Thực hiện tốt QĐTT sẽ đảm bảo cá nhân được thông tin về các quy định của các cơ quan nhà nước và vì được biết nên có thể đưa ra các ý kiến về nội dung của các quy định trên nhằm ngăn ngừa việc cơ quan nhà nước đưa ra những quyết định có thể xâm phạm các quyền cơng dân khác. Một khi được cung cấp đầy đủ thông tin, cá nhân biết được cơ quan nhà nước đang làm gì và hoạt động nào của các cơ quan này có khả năng xâm phạm các quyền lợi của mình để từ đó đưa ra các khiếu nại, và thủ tục khiếu nại như thế nào... Khi thực hiện đầy đủ QĐTT, công dân sẽ ngày càng mở rộng được khả năng bảo vệ các quyền và lợi ích của mình.

Vai trị, ý nghĩa của QĐTT của công dân đối với các quyền tự do khác được thể hiện theo các nhóm quyền sau: quyền trong lĩnh vực chính trị, dân sự; nhóm quyền trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội. Việc phân chia các nhóm quyền này dựa vào đặc điểm của các quyền cụ thể và hồn tồn mang tính tương đối.

2.3.1.1 Nhóm quyền trong lĩnh vực chính trị, dân sự

Về các quyền chính trị đã được đề cập ở mục 1.3.1, còn đối với các quyền dân sự như quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngồi và từ nước ngồi về nước theo quy định của pháp luật, quyền được yêu cầu bồi thường.... Cụ thể, QĐTT là tiền đề cho quyền được yêu cầu bồi thường thiệt hại khi một người là nạn nhân của việc bị bắt hoặc bị giam giữ bất hợp pháp, họ cần nhiều thơng tin để biết mình được bồi thường thiệt hại hay khơng, thủ tục u cầu cơ quan có thẩm quyền cung cấp thơng tin về điều kiện và mức độ bồi thường. Nếu khơng có các thơng tin đó người dân sẽ rất khó khăn khi bảo vệ các quyền của mình. Hoặc một người bị hạn chế quyền cư trú, quyền đi lại thì họ rất cần thơng tin để biết việc hạn chế đó có đúng khơng, nếu khơng đúng họ có quyền sử dụng các biện pháp như khiếu nại để bảo vệ quyền hợp pháp. Hoặc quyền tài sản cũng là quyền dân sự đặc biệt quan trọng của cơng dân. Khi vì lợi ích cơng, các bất động sản của cơng dân có thể bị nhà nước trưng dụng với sự đền bù thoả đáng. Tuy nhiên, cơng dân chỉ có thể bảo vệ được quyền đền bù thoả đáng này khi họ được nhà nước cung cấp đầy đủ và chính xác về giá cả đền bù và các thủ tục cần thiết trong việc đền bù do giải phóng mặt bằng.

Trong các quyền chính trị, dân sự thì quyền tự do ngơn luận, tự do báo chí và QĐTT có quan hệ mật thiết với nhau, không tách rời nhau. Đây là các quyền của công dân trong một xã hội dân chủ, pháp quyền, là chuẩn mực xác nhận một xã hội trong đó

nhân dân có tự do, có quyền lực thực sự. Các quyền này có ý nghĩa quan trọng trong cơ cấu các quyền con người, quyền công dân. Đây vừa là quyền mà mỗi cơng dân có quyền được hưởng, lại vừa là điều kiện để đảm bảo các quyền khác, đặc biệt là các quyền về kinh tế.

Lịch sử phát triển của nhân loại đã xác nhận mỗi khi xã hội bị ngưng trệ, các quyền con người bị vi phạm nghiêm trọng thì nhu cầu về các quyền tự do ngơn luận, tự do báo chí, tự do thơng tin lại nổi lên, thể hiện tinh thần phản kháng, yêu tự do và sự tiến bộ; do đó, nó trở thành nhân tố giúp nhà nước và xã hội vượt qua sự trì trệ60. Mặt khác, đời sống thực tiễn cũng xác nhận mỗi khi các quyền nói trên khơng được tơn trọng, nhà nước và xã hội thường ở vào tình trạng bảo thủ trì trệ, các quyền của con người bị nhà nước vi phạm. Các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và QĐTT có vai trị chính trị xã hội to lớn. Về thực chất, đó là các hình thức, các phương thức, phương tiện để nhân dân làm chủ đất nước, thật sự tham gia vào quản lý nhà nước, quản lý xã hội, đồng thời làm chủ bản thân mình.

2.3.1.2 Nhóm quyền trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội

Theo Amartya Sen61, người đã đạt giải Nobel về kinh tế 1998, nhận định thì hầu như khơng có tình trạng đói kém, thất học ở những quốc gia dân chủ và tự do thơng tin. QĐTT có vai trị quan trọng trong việc đảm bảo thực hiện các quyền kinh tế, văn hố, xã hội của cơng dân. “Việc tự do tiếp cận thông tin và cải thiện chất lượng thông tin sẽ giảm bớt sự nghèo khổ. Khi nhân dân có nhiều thơng tin hơn, họ sẽ có những lựa chọn tốt hơn cho cuộc sống của họ”62, khi đó các quyền về kinh tế, văn hóa, xã hội cũng sẽ có nhiều cơ hội để phát triển. QĐTT cũng thúc đẩy sự trao đổi những thực tiễn kinh doanh thành công, tạo ra các đối tác thương mại và có thể làm cho các nền kinh tế có hiệu quả hơn bằng cách phổ biến cơng nghệ hữu ích. Việc đưa tin cởi mở cũng có thể giành được sự ủng hộ và tin cậy của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Nếu một quốc gia muốn hưởng những lợi thế về kinh tế và chính trị có được nhờ pháp quyền thì các thể chế hùng mạnh phải mở cửa cho người dân được theo dõi các vấn đề một cách sát sao.

Quyền tự do kinh doanh là một quyền cơ bản của công dân, Tuy nhiên, muốn thực hiện quyền này cơng dân phải có đầy đủ thơng tin trong lĩnh vực kinh tế, chẳng hạn cơng dân cần phải có đầy đủ các thơng tin về nhu cầu tiêu dùng của xã hội, về thị trường tiêu thụ hàng hố, trên cơ sở đó người dân đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh mới có hiệu quả. Khi có đầy đủ thơng tin, cơng dân có thể xác định đúng Trần Ngọc Đường (2008), Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam với quyền được tiếp cận thơng

tin, tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 112-114

The public’s right to know, (1999), ARTICLE 19, London, ISBN 1 902598 10 5, tr. 1.

Lorne W. Craner (2003), Thúc đẩy truyền thông đại chúng tự do và có trách nhiệm: một bộ phận khơng thể tách

rời trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ (trong“Vì một ngành truyền thơng đại chúng tự do và có trách nhiệm”, Tạp chí điện tử của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ) http://vietnamese.vietnam.usembassy.gov/doc_ej0203.html

sản xuất mặt hàng gì, yêu cầu chất lượng như thế nào và tiêu thụ ở đâu. Tình trạng nhiều nơi nơng dân khơng bán được sản phẩm của mình do nhu cầu tiêu thụ ít nhưng sản xuất lại nhiều, mặt hàng cần thì khơng có, mặt hàng có thì khơng cần chính là do thiếu thơng tin theo quy luật cung cầu trong nền kinh tế thị trường. Hoặc trong trường hợp khác, nếu cơ quan nhà nước có thẩm quyền khơng cung cấp cho người dân biết những thông tin về nguy cơ phá sản hay tình trạng đã phá sản của một số doanh nghiệp của nhà nước cũng như tư nhân thì người dân có thể sẽ thiệt hại rất lớn nếu làm ăn với các doanh nghiệp đã hoặc đang chuẩn bị phá sản mà họ không biết. Khi cá nhân, tổ chức sử dụng những thông tin được tiếp cận vào mục đích kinh doanh dễ dàng đạt hiệu quả cao hơn. Nhóm người sử dụng và cần tiếp cận với những thông tin do nhà nước, nơi nắm giữ nhiều thông tin quan trọng và thật sự hữu ích, là rất lớn63.

QĐTT có mối quan hệ chặt chẽ với quyền được học tập. Một thời gian dài, do thiếu thông tin khoa học, đặc biệt là những thông tin khoa học cập nhật, các lĩnh vực khoa học, đặc biệt là khoa học xã hội, của Việt Nam đã lạc hậu so với nhiều nước tiên tiến trên thế giới, Nếu QĐTT bị hạn chế, thì tri thức khoa học cũng khó mà được tiếp cận để phục vụ cho việc nghiên cứu và học tập.

QĐTT có mối quan hệ chặt chẽ với quyền lao động của con người, có vai trị đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện các chính sách tạo cơng ăn việc làm cho cơng dân, đặc biệt là các chính sách xuất khẩu lao động ra nước ngồi. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải có nghĩa vụ cung cấp cho người dân những thông tin cần thiết về các nghề nghiệp mà xã hội đang cần, mặt khác cũng cần cung cấp các thông tin về những ngành nghề mà nhiều người đã tốt nghiệp được cấp các bằng đại học, cao đẳng hoặc trung cấp chuyên nghiệp nhưng khơng có việc làm. Nếu khơng có thơng tin đầy đủ về các chỉ số trên đây thì sẽ dẫn đến tình trạng đào tạo tràn lan, đào tạo theo nhu cầu cảm tính, cán bộ vừa thừa vừa thiếu. Thực tiễn, vì khơng có thơng tin đầy đủ và chính xác về việc làm và chế độ tiền lương ở nước ngồi mà một số cơng nhân xuất khẩu lao động với những chi phí tốn kém để ra nước ngồi lao động nhưng khi ra nước ngồi họ đã thất vọng vì cơng việc nặng nhọc mà đồng lương thấp, hoặc khơng có việc làm buộc họ phải trở về nước với những khoản nợ nặng nề do chi phí cho các dịch vụ mơi giới tìm kiếm việc làm.

Sự thiếu thông tin cần thiết và đầy đủ cũng tước đi khả năng của cơng dân có thể hưởng thụ những tinh hoa văn hóa của nhân loại như thơng tin về những thành tựu mới trong văn học nghệ thuật, âm nhạc, trong phát minh sáng chế, trong các thành tựu y học về giải phẫu, về khả năng chữa các căn bệnh hiểm nghèo, các thành tựu trong lĩnh vực vật liệu xây dựng và công nghệ sinh học tạo ra các giống cây mới, vật ni mới có

Theo nghiên cứu của Roderick Macdonell thì: ở Mỹ, năm 2000 Chính phủ liên bang đã phải trả lời 1.959.959 yêu cầu cung cấp thơng tin, trong đó khoảng 550.000 yêu cầu từ phía các doanh nhân, ở Canada, năm 2001 có 625 đề nghị gửi lên Chính phủ liên bang trong đó 9.237 hay 43,4% đề nghị là từ các doanh nghiệp. Http://www.nciec.gov.vn/index.nciec?346 (Truy cập ngày 23.5.2012).

năng suất và giá trị kinh tế cao.

Một trong các quyền thuộc về lĩnh vực kinh tế, văn hố, xã hội nữa là quyền được sống trong mơi trường trong sạch, tuy nhiên nếu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khơng cung cấp thường xuyên các số liệu về mức độ ơ nhiễm khơng khí, sự trong sạch của các nguồn nước thì người dân có thể khơng biết họ đang sống trong một môi trường bị ô nhiễm tiếng ồn, ơ nhiễm khơng khí, về các nguồn nước uống có chứa các chất độc hại. Nếu khơng có thơng tin đầy đủ, người dân cũng có thể vơ tình sử dụng các thực phẩm độc hại như hoa quả được tẩm hóa chất để bảo quản lâu ngày, các loại rau quả bị nhiễm thuốc trừ sâu, các loại thịt có nguy cơ được đưa đến từ một vùng đang có bệnh dịch. Hơn nữa, các tổ chức, cá nhân rất cần được biết thông tin về tác động môi trường đối với các dự án như thủy điện, khai thác khoáng sản, chất thải khu công nghiệp để họ chuẩn bị kế hoạch cho cuộc sống của họ. Việc cung cấp đầy đủ các thông tin cho công dân về môi trường, chất lượng đào tạo, ngành nghề đào tạo, phương pháp đào tạo ở nước ngồi có thể giúp cho các bậc phụ huynh chọn đúng trường, đúng ngành nghề, phù hợp với khả năng kinh tế của mình để có thể định hướng cho con em họ có thể đến những nơi tốt nhất để học tập, rèn luyện để sớm thành đạt trong nghề nghiệp của mình khi ra trường.

Từ những phân tích trên đây có thể đi đến kết luận: QĐTT chính là điều kiện tiên quyết để đảm bảo thực hiện các quyền con người và quyền công dân.

2.3.2 Quyền được thơng tin của cơng dân có tác động mạnh mẽ đến sự ổn định của nền chính trị của các quốc gia

"Một chính phủ của đại chúng mà khơng có thơng tin rộng rãi hoặc khơng có phương tiện nào để có được những thơng tin đó thì chỉ là đoạn mở đầu của một tấn hài kịch hoặc bi kịch, hay có thể là của cả hai." (Madison, Tổng thống thứ 4 của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ (1822)64. Đây là câu nói của Tổng thống thứ 4 của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, đồng thời cũng là người tạo ra bản Hiến pháp thành văn đầu tiên của thế giới về tầm quan trọng của thông tin, điều này vẫn có ý nghĩa cho đến tận ngày nay vì thơng tin minh bạch là một yêu cầu cấp thiết trong một nhà nước ổn định và xã hội văn minh. QĐTT của cơng dân có mối quan hệ chặt chẽ với sự ổn định của nền chính trị của các quốc gia. Điều này thể hiện:

Thứ nhất, QĐTT là điều kiện thúc đẩy các chủ thể thực hiện và bảo vệ quyền

chính trị của mình, nhất là các quyền tự do báo chí, quyền tham gia quản lý cơng việc của nhà nước và xã hội, quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước, tham gia thực hiện giám sát bộ máy nhà nước, quyền tự do hội họp, lập hội, biểu tình Ellen M. Katz (1999), Sự minh bạch trong chính phủ, Ấn phẩm của Chương trình thơng tin quốc tế, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Trích dẫn theo bài viết: Quyền được thơng tin từ góc độ bảo đảm quyền con người và liên hệ với

theo quy định của pháp luật, quyền khiếu nại, quyền tố cáo, quyền tự do thể hiện ý chí của mình khi nhà nước tổ chức trưng cầu dân ý. Khi các quyền chính trị này được thực hiện đầy đủ, thì quốc gia đó đạt được sự ổn định chính trị và dân chủ ngày càng cao.

QĐTT có vai trị quan trọng trong việc bảo vệ các quyền chính trị của người dân, điều này được thực hiện gián tiếp thông qua các đại biểu quốc hội và đại biểu HĐND . Các đại biểu Quốc hội và HĐND có quyền chất vấn các thành viên của Chính phủ, UBND các cấp trong các phiên họp của Quốc hội, HĐND. Nếu các đại biểu khơng được cung cấp thơng tin đầy đủ thì các đại biểu khơng thể có thơng tin để đối chiếu với những số liệu mà các thành viên Chính phủ hay UBND đã đưa ra khi trả lời chất vấn, thì quyền chất vấn cũng chỉ là hình thức. Hoặc để thực hiện quyền bầu cử, nếu các cơ quan có thẩm quyền khơng cung cấp đầy đủ các thông về các ứng cử viên trong danh sách bầu cử, người dân khơng biết lựa chọn người nào thì mặc dù có quyền lựa chọn nhưng người dân không thể thực hiện được quyền này một cách chính xác, nên khơng chọn được đúng người đại diện cho mình. Hoặc đối với quyền khiếu nại tố cáo của cơng dân, nếu khơng có các thơng tin đầy đủ thì việc thực hiện quyền sẽ rất khó khăn, như họ không biết gửi đơn khiếu nại đến cơ quan nào, thủ tục giải quyết khiếu nại sẽ ra sao, ai là người chịu trách nhiệm chính về loại vụ việc này. Do khơng có thơng tin đầy đủ, người dân có thể buộc phải chịu đựng tình trạng vi phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước, vi phạm các quyền và lợi ích hợp pháp của họ mà khơng dám đấu tranh vì các cơ quan nhà nước, đặc biệt là các cơ quan hành chính nhà nước, đã bưng bít thơng tin.

Muốn thực hiện các quyền trên đây, trước hết, cơng dân phải có đầy đủ các thơng

Một phần của tài liệu QUYỀN ĐƯỢC THÔNG TIN CỦA CÔNG DÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(186 trang)
w