Đánh giá về việc thực hiện quyền được thông tin của công dân

Một phần của tài liệu QUYỀN ĐƯỢC THÔNG TIN CỦA CÔNG DÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 127 - 131)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN

3.2 Thực tiễn thực hiện quyền được thông tin của công dân ở Việt Nam hiện nay

3.2.4 Đánh giá về việc thực hiện quyền được thông tin của công dân

Thứ nhất, việc thực hiện quyền tiếp nhận thơng tin của cơng dân có những bước

tiến rõ rệt nhất là ở khu vực đơ thị, cịn ở khu vực nơng thơn thì vẫn cịn nhiều hạn chế. Các cơ quan nhà nước đã tích cực, chủ động cơng khai thơng tin dưới nhiều hình thức khác nhau nhằm bảo đảm quyền tiếp nhận thơng tin của cơng dân. Hình thức tiếp nhận chủ yếu qua thơng tin từ báo chí, các phương tiện truyền thơng và các trang thơng tin điện tử của Chính phủ, các Bộ, Tổng cục Thống kê, UBND các cấp...

Thứ hai, người dân chưa chủ động thực hiện quyền tìm kiếm thơng tin do chưa

biết, hoặc quy định pháp luật chưa rõ ràng nên khó thực hiện. Việc thực hiện quyền chủ yếu là tự phát nên nhiều trường hợp công dân không được cung cấp thông tin cũng không thể biết được lý do từ chối. Người dân vẫn ln cảm thấy khó khăn khi muốn tiếp cận thơng tin do cơ quan nhà nước đang quản lý211.

Thứ ba, ý thức pháp luật và năng lực thực hiện QĐTT của công dân, cán bộ nhà

nước còn hạn chế, nhất là ở khu vực nơng thơn. Nhìn một cách tổng qt, QĐTT của cơng dân chưa đi vào thực tiễn do chính năng lực thực hiện quyền của họ chưa cao. Kiến thức, sự hiểu biết pháp luật của cơng dân cịn hạn chế, nhất là công dân ở nông Xem câu hỏi số 1 Phụ lục số 5 về Khảo sát quyền được thông tin của công dân.

thôn, vùng xa, vùng sâu. Hơn nữa, do QĐTT của công dân là một quyền tương đối mới, và chỉ phát huy hiệu quả trong thời đại công nghệ thơng tin nên chỉ một số ít người dân chủ động sử dụng quyền này để có được các thơng tin một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.

Thứ tư, việc tổ chức thực hiện quyền tìm kiếm thơng tin và tiếp nhận thơng tin

của công dân trong một số lĩnh vực đã bộc lộ sự bất cập hoặc thiếu nhất quán trong các quy định pháp luật, cụ thể:

Thông tin được yêu cầu cung cấp chủ yếu là: thông tin về quy hoạch, sử dụng đất, thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng; thơng tin về môi trường của các nhà máy sản xuất; thông tin về giải quyết khiếu nại; thông tin về thuế thu nhập; thông tin về các khoản thu, các khoản phí, lệ phí, văn bản mới ban hành của Trung ương và địa phương. Tuy nhiên những thông tin này không rõ ràng hoặc bị hạn chế cung cấp nên làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người. Các thơng tin trong các lĩnh vực ngân hàng, tài chính, thương mại cũng thường xuyên được yêu cầu cung cấp nhưng hầu như các cơ quan nhà nước chưa thể đáp ứng được.

Khi tìm kiếm thơng tin, cơng dân thường u cầu thơng qua các hình thức như: yêu cầu trực tiếp bằng lời nói, u cầu thơng qua điện thoại, u cầu bằng văn bản... Trong đó, hình thức u cầu cung cấp thông tin bằng cách trực tiếp đến trụ sở cơ quan nhà nước và nhờ người quen là khá phổ biến212. Hình thức trực tiếp đến cơ quan nhà nước để yêu cầu cung cấp thông tin được sử dụng nhiều nhất vì người dân có thể trực tiếp gặp gỡ, trao đổi với người có thẩm quyền để được hướng dẫn, cung cấp thơng tin cụ thể, rõ ràng, chính xác. Ngồi ra, một số người cịn tìm kiếm thơng tin bằng cách hỏi người quen làm việc tại cơ quan nhà nước.

Thủ tục thực hiện việc cung cấp thông tin không giống nhau, một số cơ quan hành chính nhà nước có bộ phận hướng dẫn TTHC, tiếp công dân, tiếp nhận và trả hồ sơ hoặc tổng đài hướng dẫn. Những bộ phận này thường kiêm nhiệm, nên việc cung cấp thông tin không thường xuyên, đầy đủ. Phần lớn cơ quan nhà nước chưa có bộ phận hoặc cán bộ chuyên trách, theo dõi, giải quyết và tổng hợp chung tình hình tiếp cận thơng tin.

Thứ năm, quy chế phát ngơn và cung cấp thơng tin cho báo chí chưa phát huy

hiệu quả, và đang dần bộc lộ nhiều bất cập hơn vì nhiệm vụ của người phát ngôn chỉ mới là cung cấp thơng tin cho báo chí chứ khơng bao gồm việc tiếp nhận và giải quyết các yêu cầu cung cấp thông tin của cơng chúng nói chung. Hơn nữa, hoạt động của người phát ngơn là khơng thường xun, chỉ mang tính định kỳ và theo một số vụ việc. Tất cả những điều đó cho thấy cơ chế người phát ngơn chưa thực sự là một thiết chế chuyên trách bảo đảm QĐTT của công chúng theo như các thiết chế tương tự quy định trong pháp luật của nhiều nước.

Thứ sáu, các cơ quan nhà nước trong quá trình đảm bảo thực hiện QĐTT chưa

phát huy vai trị của mình, nhiều cơ quan cịn thụ động, chưa có trách nhiệm trong việc cơng khai thơng tin và đảm bảo các biện pháp để người dân có thể thực hiện QĐTT. Nhiều cán bộ nhà nước còn lúng túng trong việc xử lý các yêu cầu cung cấp thông tin, thiếu kỹ năng truyền đạt thông tin, và vẫn chưa nhận thức đúng và đủ vai trò của QĐTT nên vẫn cịn tâm lý đối phó.

Thứ bảy, việc tổ chức các hoạt động giáo dục tuyên truyền về QĐTT đã bắt đầu

phổ biến tại Việt Nam nhưng vì các biện pháp này chưa hiệu quả nên rất nhiều người dân và cán bộ cơng chức khơng biết quyền này, vì vậy, có những thơng tin đã được cơ quan nhà nước công bố, nhưng cá nhân, tổ chức khơng tìm hiểu nên cho rằng đó là những thơng tin khơng được cung cấp. Vì người dân khơng biết QĐTT sẽ làm cho cơ quan nhà nước gặp áp lực trong q trình giải quyết cơng việc vì phải hướng dẫn, giải thích nhiều lần. Vì cơng chức khơng biết quyền này thì nên dẫn đến tình trạng khiếu nại khơng cần thiết từ phía người dân. Một vấn đề cần lưu ý là trong thời gian gần đây, các nguồn thơng tin khơng chính thức liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước phát triển rất nhanh, nhưng trước sự “im lặng” của một số cơ quan nhà nước, nỗi bức xúc của người dân về nhu cầu được thơng tin giải trình đang ngày trở nên cấp thiết hơn.

Thứ tám, năng lực bảo đảm và điều kiện bảo đảm QĐTT cịn nhiều hạn chế, hệ

thống thơng tin chưa được hiện đại hóa và kết nối. Việc tìm kiếm, tiếp cận thơng tin cịn gặp nhiều khó khăn và thiếu tính kịp thời.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

QĐTT của cơng dân và cơ chế bảo đảm quyền này được thể hiện ngày càng cao trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Có nhiều văn bản quy định về QĐTT và các nội dung liên quan nhưng các văn bản còn nhiều mâu thuẫn, chồng chéo, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn ở Việt Nam và các yêu cầu khác của một thể chế pháp luật trong một xã hội đang phát triển không ngừng.

Ở nước ta vẫn chưa có một đạo luật riêng điều chỉnh về QĐTT của cơng dân nên chưa có cách hiểu đầy đủ về quyền này. Việc tiếp cận thông tin do các cơ quan nhà nước nắm giữ vẫn khó khăn, dẫn tới tính cơng khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan nhà nước chưa được thực hiện. QĐTT của công dân bị giới hạn nhiều bởi phạm vi Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước.

Thực trạng pháp luật nêu trên dẫn đến thực trạng triển khai thực hiện QĐTT của công dân cũng gặp một số hạn chế như: người u cầu cung cấp thơng tin khơng thực hiện đúng trình tự, thủ tục; các cơ quan nhà nước lúng túng trong việc xác định thơng tin có được cung cấp hay khơng, cơ sở pháp lý để từ chối cung cấp thơng tin, thời hạn cung cấp thơng tin, phí cung cấp thơng tin.... Đối với việc cơng khai thông tin, hầu hết các cơ quan đều thực hiện công khai thông tin theo quy định của pháp luật nhưng với mức độ công khai và biện pháp công khai khác nhau.

Thực tiễn thực hiện QĐTT của công dân trong một số hoạt động như ban hành văn bản quy phạm pháp luật, trong lĩnh vực báo chí, truyền thơng, tài chính cơng, ngân hàng, thương mại, tài nguyên và môi trường đã dần được triển khai trong thực tế và đạt được những kết quả nhất định; tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề chưa được thực hiện do cả yếu tố khách quan và chủ quan.

Ý thức pháp luật và năng lực thực hiện QĐTT của cơng dân, cán bộ nhà nước cịn hạn chế, chưa theo sự phát triển của cuộc cách mạng thông tin.

Với sự phát triển như vũ bão của khoa học và cơng nghệ trong những năm qua Việt Nam đã nhanh chóng xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật cơng nghệ thơng tin hiện đại, góp phần đảm bảo việc thực hiện QĐTT của công dân. Tuy nhiên, năng lực bảo đảm và điều kiện vật chất bảo đảm QĐTT vẫn còn nhiều hạn chế nên nhiều quy định chưa thể triển khai trong thực tế.

CHƯƠNG 4:

HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN ĐƯỢC THÔNG TIN CỦA CÔNG DÂN VÀ CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN QUYỀN ĐƯỢC THÔNG TIN

CỦA CÔNG DÂN Ở VIỆT NAM

HIỆN NAY

Một phần của tài liệu QUYỀN ĐƯỢC THÔNG TIN CỦA CÔNG DÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 127 - 131)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(186 trang)
w