Nhận thức của tồn xã hội về quyền được thơng tin của công dân được

Một phần của tài liệu QUYỀN ĐƯỢC THÔNG TIN CỦA CÔNG DÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 131 - 133)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN

4.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về quyền được thông tin của công dân và

4.1.2 Nhận thức của tồn xã hội về quyền được thơng tin của công dân được

nâng cao

Nhận thức của công dân về QĐTT chuyển biến rõ rệt. Điều này được thể hiện từ chỗ người dân chưa biết về QĐTT đến biết, từ biết ít đến biết đầy đủ. Từ biết đến sử dụng quyền trên thực tế, từ bị động đến chủ động, từ xin quyền này đến đấu tranh bảo vệ quyền này. Đây là một quá trình nâng cao nhận thức về QĐTT.

Trước đây, QĐTT chưa được thừa nhận và đánh giá được tầm quan trọng nên người dân không quan tâm và cũng không biết đến quyền này, thì nay đã được ghi nhận trong Hiến pháp và các văn bản liên quan thì người dân dần dần nhận rõ mình có Người phát ngơn Bộ Ngoại giao Lê Dũng trả lời trong cuộc họp báo ngày 07.3.2007

quyền này. Nhận thức của cơng dân càng được tăng cao khi bắt đầu tìm hiểu cách sử dụng quyền, tìm hiểu sự cần thiết phải có QĐTT, giá trị và phạm vi QĐTT (có thể xem Báo cáo số liệu khảo sát ở Phụ lục số 5).

Thông thường con người dành sự quan tâm, chú ý đến những gì liên quan tới lợi ích của mình trước và tích cực bảo vệ lợi ích của mình hơn bảo vệ lợi ích của các chủ thể khác. Tuy nhiên, với tính cách là một cá thể tồn tại trong cộng đồng, một thành viên tồn tại trong xã hội thì lợi ích của một cá nhân khơng bao giờ tách rời hồn tồn lợi ích của các cá nhân khác và của cả xã hội. Vì vậy, khi nhận thức của mỗi người hạn chế trong cái “tơi” thì QĐTT chỉ để thực hiện và bảo vệ lợi ích của mình, họ khơng cần QĐTT có phạm vi rộng vì dẫu QĐTT có phạm vi rộng đến mấy thì người dân cũng chỉ sử dụng trong giới hạn để phục vụ lợi ích của mình một cách trực tiếp. Cịn một khi nhận thức của người dân về QĐTT được nâng cao, họ đòi hỏi phạm vi QĐTT đủ rộng để có thể kiểm sốt được tất cả hoạt động của các cơ quan nhà nước liên quan đến lợi ích của cả xã hội và từng thành viên trong đó. Mặc dù vậy, cũng không thể phủ nhận thực tế là khi có những lợi ích liên quan trực tiếp thì động cơ thúc đẩy người dân tiếp cận thông tin rõ ràng và mạnh mẽ, nhu cầu chủ động thực hiện quyền của người dân cấp thiết hơn. Ngược lại, khi khơng có những lợi ích liên quan trực tiếp thì người dân có thể thờ ơ với mọi chuyện, hoặc ngược lại vì khơng sợ ảnh hưởng bất lợi đến lợi ích của mình nên khơng thiện chí khi thực hiện quyền.

Nhận thức về việc thực hiện QĐTT đang chuyển dần từ bị động sang chủ động, điều này ảnh hưởng rõ rệt đến khả năng và hiệu quả thực hiện quyền này trên thực tế. Nếu như người dân nhận thức rõ đây là quyền của mình thì họ sẽ khơng e ngại thực hiện quyền khi có nhu cầu tiếp cận thơng tin một cách chính đáng. Đồng thời, họ cũng phải xác định rằng quyền bao giờ cũng có giới hạn và việc thực hiện quyền luôn phải tuân theo trật tự nhất định nên người thực hiện quyền không thể sử dụng quyền này để đòi hỏi Nhà nước đáp ứng mọi đề nghị theo bất cứ cách nào. Nói cách khác, nếu người dân nhận thức đúng đắn về việc thực hiện QĐTT, về mối quan hệ hợp tác giữa nhà nước và nhân dân trong q trình thực hiện quyền thì QĐTT có thể được thực hiện dễ dàng, mang lại những tác động tích cực cho xã hội. Như vậy, nhận thức của người dân đã được nâng cao dẫn đến sự đòi hỏi tất yếu khách quan phải hoàn thiện QĐTT và các biện pháp bảo đảm thực hiện.

Nhận thức của cán bộ, công chức nhà nước về QĐTT cũng đã tiến bộ rõ rệt: So với nhận thức của người dân, nhận thức của cán bộ, công chức nhà nước ảnh hưởng mạnh mẽ hơn đến việc thực hiện QĐTT vì người dân chỉ thực hiện được quyền này khi cán bộ, công chức nhà nước thực hiện nghĩa vụ tương ứng của mình. Nếu như trước đây, nhận thức của cấp ủy Đảng, chính quyền, cán bộ cơng chức về QĐTT chưa cao do nhận thức của cán bộ, công chức in đậm dấu ấn lịch sử đặc thù. Lịch sử Việt Nam trong suốt chiều dài quá khứ là lịch sử của một xã hội thiếu dân chủ. Thời kỳ phong kiến hàng ngàn năm được tiếp nối bởi thời kỳ thuộc địa nửa phong kiến. Sau đó

nhà nước mới được thành lập nhưng bị chi phối bởi những điều kiện đặc biệt của chiến tranh và sự kéo dài của chế độ bao cấp. Tất cả điều này ảnh hưởng đến tâm lý “đặc quyền thông tin”, “ban phát thông tin”. Điều kiện lịch sử này tuy cũng có những tác động tích cực nhất định, nhưng nếu nhìn từ góc độ QĐTT thì những tác động tiêu cực khá rõ nét. Đó là cán bộ, công chức dễ bị quan liêu, thiếu tinh thần phục vụ, khó chấp nhận việc người dân giám sát hoạt động của mình.

Hiện nay, nhận thức về quyền này của cán bộ, công chức đã được nâng cao, được thể hiện trong nhiều chủ trương, nhiều văn bản của Đảng và nhà nước. Đây là nhân tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của chính quyền, buộc các cán bộ, công chức phải thận trọng trong tất cả các cơng việc của mình; mặt khác, quyền này giúp cho việc phát hiện những sai sót trong hoạt động nhà nước được nhanh chóng, kịp thời, hạn chế bớt hậu quả xấu do các hoạt động sai trái gây ra.

Tuy nhiên, ở một góc độ khác có thể thấy quyền này tạo ra khả năng là mọi sai sót, yếu kém trong hoạt động của chính quyền đều có thể bị đưa ra trước cơng lý, công luận. Đây không phải là điều các cán bộ, cơng chức có thể dễ dàng đối mặt. Do đó, nếu cán bộ, cơng chức nhà nước thấm nhuần quan điểm nhà nước có chức năng cơ bản là phục vụ và thỏa mãn các nhu cầu thiết yếu chung của xã hội và của từng thành viên trong đó, hiểu rõ quan điểm cơng chức nhà nước là cơng bộc của nhân dân thì khơng chỉ thấy việc nhân dân kiểm soát hoạt động của nhà nước là tất yếu mà việc thừa nhận và sửa chữa những sai sót của mình cũng trở nên đơn giản, nhẹ nhàng. Khi đó, cán bộ, cơng chức sẽ tạo thuận lợi cho nhân dân thực hiện QĐTT.

Hơn nữa, QĐTT là một chủ đề có sức hút mạnh mẽ và rộng rãi, phù hợp với hoạt động của tất cả các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức chính trị nịng cốt, các chính trị gia và thậm chí cả giới doanh nghiệp. Nó hợp nhất các màu sắc chính trị, thu hút cả những đảng phái cánh tả hay cánh hữu. Các tổ chức phát triển có uy tín và nhiều cơ chế quốc tế khác, chẳng hạn các thể chế tài chính quốc tế, cũng dành sự ủng hộ cho chiến dịch tiếp cận thông tin. So sánh về mức độ vận động xã hội ủng hộ QĐTT, việc vận động đã đạt thành công và nhanh hơn nhiều với sự ủng hộ dành cho các quyền khác trong những quyền liên quan đến tự do thông tin.

Một phần của tài liệu QUYỀN ĐƯỢC THÔNG TIN CỦA CÔNG DÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 131 - 133)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(186 trang)
w