Đánh giá các quy định của pháp luật về quyền được thông tin của công dân

Một phần của tài liệu QUYỀN ĐƯỢC THÔNG TIN CỦA CÔNG DÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 99 - 102)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN

3.1 Thực trạng pháp luật về quyền được thông tin của công dân ở Việt Nam

3.1.4 Đánh giá các quy định của pháp luật về quyền được thông tin của công dân

công dân ở Việt Nam

Thứ nhất, so với các quy định quốc tế về QĐTT, pháp luật nước ta trên lĩnh vực

này vẫn chưa đáp ứng các yêu cầu để đảm bảo thực hiện trong thực tế, nhất là thủ tục, cơ chế đảm bảo thực hiện mặc dù Việt Nam đã là thành viên hai Công ước tuyên bố nhân quyền thế giới (UDHR) năm 1948, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (1966) và ghi nhận QĐTT trong Hiến pháp.

Tuy nhiên, so với lịch sử các quy định chung về các quyền tự do của cơng dân ở Việt Nam thì pháp luật về QĐTT của cơng dân đã có sự cụ thể hóa ngày càng cao trên cơ sở kết hợp nhiều ngành luật và lĩnh vực pháp luật nhằm hướng đến tính cơng khai, minh bạch trong hoạt động của Chính phủ. So với thực tiễn nền kinh tế - xã hội hiện nay ở Việt Nam thì các văn bản này vẫn chưa đáp ứng yêu cầu, các quy định cịn mang nặng tính ngun tắc, tính khái quát hơn là tính thực tiễn.

Thứ hai, các văn bản pháp luật hiện hành cho thấy chưa có một văn bản nào giải

thích khái niệm QĐTT của cơng dân là gì và cơ chế đầy đủ để thực hiện quyền đó, mà mới chỉ dừng lại việc ghi nhận QĐTT, xác định trách nhiệm cung cấp thông tin của các cơ quan nhà nước và trao quyền tự quyết định việc cung cấp thông tin cho các cơ quan nhà nước. Quyền được chủ động yêu cầu cung cấp thông tin của công dân, quyền được tiếp cận các thông tin không bắt buộc phải công bố rộng rãi nhưng cần phải cung http://infonet.vn/Thoi-su/Du-luan/Nhieu-noi-dan-khong-biet-Phap-lenh-dan-chu-co-so/92881.info

cấp khi người dân có yêu cầu cũng được ghi nhận nhưng chưa có quy định về thủ tục thực hiện. Điều này dẫn đến tâm lý e ngại, thiếu chủ động của công dân khi yêu cầu cơ quan nhà nước cung cấp thông tin. Và các quy định này cũng chưa cụ thể, chưa thống nhất, chưa bao quát hết các lĩnh vực cần cung cấp thông tin trong đời sống kinh tế - xã hội, vì vậy, chưa đáp ứng nhu cầu được cung cấp thông tin đang ngày càng gia tăng của công dân, tổ chức.

Thứ ba, pháp luật về quyền tiếp nhận thông tin được quy định trong nhiều văn

bản, nội dung các quy định này khá phong phú, có khả năng đáp ứng nhu cầu thơng tin của nhiều nhóm đối tượng khác nhau. Tuy nhiên, việc các quy định cơ bản về QĐTT được tập trung vào Luật PCTN có thể dẫn tới nhầm lẫn rằng quyền tiếp nhận thông tin chỉ để nhằm mục đích chống tham nhũng và chỉ được vận dụng trong những tình huống có liên quan đến chống tham nhũng. Các quy định này cũng chưa thống nhất về chủ thể có quyền tiếp nhận và chủ thể có trách nhiệm cơng khai thông tin do cơ quan nhà nước đang nắm giữ. Nhiều trường hợp các cơ quan nhà nước công bố thông tin trên cơ sở tự nguyện. Tuy nhiên, việc quy định trách nhiệm công khai thông tin của cơ quan nhà nước trong các văn bản pháp luật được ban hành sau ngày càng rõ ràng, cụ thể hơn so với các văn bản được ban hành trước.

Thứ tư, về quyền tìm kiếm thơng tin, pháp luật Việt Nam đã khẳng định cơng dân

có quyền được u cầu cung cấp thơng tin và các cơ quan nhà nước có nghĩa vụ cung cấp nhưng được quy định gián tiếp qua các văn bản khác nhau. Các quy định về quy trình, thủ tục yêu cầu và giải quyết yêu cầu cung cấp thơng tin của cơng dân có nội dung sơ sài, chưa chặt chẽ và hợp lý, khơng thuận tiện cho việc tìm kiếm thơng tin của người dân.

Các quy định pháp luật chưa thiết lập nguyên tắc xác định phạm vi thông tin mà cơng dân được tìm kiếm nên các cơ quan nhà nước và cơng chức có thể từ chối việc cung cấp thơng tin theo u cầu vì cho rằng thơng tin được u cầu khơng thuộc nhóm phải cơng khai, cho dù chúng khơng thuộc nhóm cấm cơng khai, sự từ chối này phù hợp với việc cơng chức chỉ làm những gì mà luật cho phép.

Thứ năm, pháp luật chưa có một văn bản quy định riêng về quyền và cơ chế để

bảo đảm QĐTT mà được quy định ở nhiều văn bản khác nhau, mỗi văn bản lại chỉ điều chỉnh việc tiếp cận thông tin ở một lĩnh vực nhất định và chỉ ngay trong lĩnh vực đó nên gây khó khăn cho q trình áp dụng pháp luật124. Phạm vi và hình thức, thủ tục thực hiện QĐTT cũng chưa có quy định thống nhất về các loại phí trong việc cung cấp tài liệu, về các điều kiện bảo đảm cho việc thực hiện quyền tìm kiếm, kinh phí bảo đảm, tổ chức nhân sự, cơ sở vật chất.

Thứ sáu, tình trạng chưa có quy định về việc phân loại thơng tin do các cơ quan

nhà nước nắm giữ đã gây khó khăn cho chính các cơ quan nhà nước, cán bộ, cơng Phạm Anh Tuấn (2010), Vai trị của tiếp cận thơng tin đối với phịng chống tham nhũng, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số chuyên đề “Xây dựng Luật tiếp cận thông tin”, tr. 13.

chức trong việc xác định thông tin nào được cung cấp, công bố. Các văn bản pháp luật có liên quan mới chỉ xác định trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc công bố các thơng tin chính thức (Điều 2 Luật PCTN) nên phạm vi tiếp nhận thông tin của công dân và các chủ thể khác trong xã hội vẫn bị giới hạn, bởi không phải mọi tài liệu của các cơ quan nhà nước đều được coi là chính thức. Hơn nữa, những quy định về thông tin mật và thông tin cá nhân còn chồng chéo, bất cập đã ảnh hưởng đến việc xác định các loại thông tin.

Cách phân loại thông tin trong pháp luật Việt Nam không nhất quán và không bao quát hết các loại thông tin. Hiện nay, thông tin được chia thành hai nhóm: i) nhóm các thơng tin bảo mật theo pháp luật125; ii) nhóm thơng tin phải cơng khai. Thực tế cho thấy cịn tồn tại một nhóm thứ ba là các thơng tin khơng thuộc nhóm một nhưng cũng khơng thuộc nhóm hai, nghĩa là chúng khơng là thơng tin bị cấm công khai nhưng cũng không là những thông tin bắt buộc phải công khai theo luật định. Thông tin thuộc nhóm thứ ba khơng nhỏ nhưng chưa có văn bản chính thức nào xác nhận nhóm thơng tin thứ ba này. Khoảng trống này dẫn đến tình trạng QĐTT của cơng dân có thể bị gián đoạn, khơng thống nhất, và khơng hiệu quả.

Thứ bảy, pháp luật Việt Nam chưa quy định cụ thể những vi phạm cũng như hình

thức, biện pháp xử lý đối với các cơ quan nhà nước vi phạm các quy định về công khai thông tin và cung cấp thơng tin. Nói cách khác, hiện chưa rõ các hành vi nào bị coi là phạm QĐTT và những chế tài (về hành chính, hình sự, dân sự) được áp dụng đối với các hành vi đó. Điều này dẫn tới tình trạng các quy định pháp luật về QĐTT tuy có nhưng khơng hoặc ít đi vào cuộc sống.

Vì chưa có các biện pháp chế tài cần thiết bảo đảm thực hiện QĐTT, nhất là các chế tài áp dụng cho các cơ quan nhà nước từ chối cung cấp thơng tin nên tình trạng cơ quan nhà nước khơng trả lời bằng văn bản hoặc từ chối cung cấp thơng tin mà khơng có lý do chính đáng khi nhận được u cầu vẫn cịn phổ biến và chưa có biện pháp xử lý thích hợp126.

Tóm lại, pháp luật bảo đảm QĐTT của cơng dân chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn. Tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước cũng như thực trạng đội ngũ cán bộ, cơng chức cịn nhiều bất cập trong việc thiết lập các biện pháp pháp lý bảo đảm QĐTT. Vì thế, hồn thiện pháp luật về QĐTT là yêu cầu hết sức cần thiết - là điều kiện tiên quyết của phát triển bền vững nhằm phát huy trí tuệ, tính tích cực của nhân dân, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội và tăng cường dân chủ.

Những thơng tin thuộc nhóm bí mật nhà nước quy định tại các văn bản như: i) Pháp lệnh số 30/2000/PL- UBTVQH10 về bảo vệ bí mật nhà nước ngày 28 tháng 12 năm 2000; ii) Nghị định số 33/2002/NĐ-CP ban hành ngày 28/03/2002 hướng dẫn thi hành Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước năm 2000; iii) Các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ cơng bố danh mục bí mật nhà nước độ Tuyệt mật và Tối mật của các ngành; iv) Các Thông tư của Bộ Công an ngày 30/11/2009 quy định danh mục bí mật nhà nước độ Mật của các ngành.

Dương Thị Bình (2009), Thực trạng quyền tiếp cận thơng tin ở Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 154, tr. 15.

Một phần của tài liệu QUYỀN ĐƯỢC THÔNG TIN CỦA CÔNG DÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 99 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(186 trang)
w