Quan điểm của Đảng, Nhà nước về quản lý di sản văn hóa và di tích lịch

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam gắn với phát triển du lịch (Trang 79)

7. Cấu trúc của Luận văn

3.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về quản lý di sản văn hóa và di tích lịch

di tích lịch sử - văn hóa

Ngày 29.6.2001, Quốc hội (Khóa X) đã thơng qua Luật Di sản Văn hóa (Luật số 28/2001/QH10). Đây là đạo luật về di sản văn hóa đầu tiên trong lịch sử lập pháp của nước ta và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01.01.2002. Luật Di sản Văn hóa gồm 7 chương và 74 điều; được sửa đổi, bổ sung bởi: Luật số 32/2009/QH12 ngày 18 tháng 6 năm 2009 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản Văn hóa, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010, quy định “Di sản Văn hóa Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại, có vai trị to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của Nhân dân ta. Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa VIII) đã xác định 10 nhiệm vụ về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bàn sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hóa. Coi trọng việc bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, văn hóa cách mạng, bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể.

Ngày 24/7/2001 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thơng tin ban hành Quyết định số 1706/QĐ-BVHTT (nay là Bộ VHTT&DL) về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể Bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh đến 2020 đã xác định việc bảo tồn, phát huy giá trị của di tích phải dựa trên những quan điểm sau:

Việc bảo tồn, tôn tạo và khai thác giá trị các di tích phải đảm bảo tính trung thực của lịch sử hình thành các di tích, khơng được làm sai lệch các giá

trị: đặc điềm vốn có của di tích, phải giữ gìn ngun vẹn, khơng làm biến đổi những yếu tố cấu thành của di tích, đảm bảo tính nguyên gốc của di tích.

Di tích là bằng chứng vật chất phản ảnh trung thực lịch sử phát triển của mỗi dân tộc, mỗi thời đại, do đó việc bảo tồn, tơn tạo và khai thác di tích phải đảm bảo yêu cầu khơng làm sai lệch các giá trị vốn có chứa đựng trong di tích là một yêu cầu cực kỳ quan trọng có tính bắt buộc. Nếu các di tích chứa đựng bên trong các giá trị của di tích bị làm sai lệch hoặc bị mất trong quá trình bảo tồn và khai thác sẽ làm cho di tích đó khơng phản ánh đúng q trình phát triển của lịch sử, thậm chí cịn phản ánh sai, làm mất đi giá trị vốn có của di tích.

Đây là quan điểm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, chi phối toàn bộ các hoạt động bảo tồn, tơn tạo và khai thác di tích. Hoạt động bảo tồn phải coi trọng tất cả các giá trị vốn có của di tích (bao gồm cả giá trị văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể), đảm bảo tính ngun gốc của di tích; hoạt động tơn tạo và khai thác di tích khơng được làm biến đổi những yếu tố cấu thành của di tích cũng như cảnh quan mơi trường.

- Bào tồn, tôn tạo phải gắn với khai thác những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của di tích và sự phát triển kinh tế - xã hội gắn với phát triển du lịch tại huyện, sự phát triển của các ngành. Mỗi di tích bao giờ cũng chứa đựng giá trị văn hóa vật thể và giá trị văn hóa phi vật thể, do đó thực hiện việc bảo tồn di tích chính là bảo tồn cả hai giá trị trên. Tuy nhiên, nếu hoạt động bảo tồn, tôn tạo tách rời với hoạt động khai thác các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của di tích thì mục đích của hoạt động bào tồn là giữ gìn di tích.

Thực tế cho thấy, nhiều di tích sau khi đầu tư bảo tồn giá trị vật thể của di tích, do khơng bảo tồn các giá trị phi vật thể vả tổ chức khai thác tốt khách tham quan đến với di tích rất ít, thậm chí họ chỉ đến một vài lần vì ở đó chỉ có phần xác mà khơng có phần hồn của di tích, dẫn đến nguồn thu của di tích giảm, các sinh hoạt văn hóa truyền thống, các trị chơi dân gian, gắn với di

tích khơng được tổ chức thường xuyên nên sau một thời gian di tích lại ảnh hưởng về mọi mặt lại tiếp tục xuống cấp, hư hỏng. Bên cạnh đó nguồn thu tái đầu tư cho di tích khơng đảm bảo nên Nhà nước lại phải tiếp tục đầu tư. Qua đó có thể thấy đây là quan điểm định hướng quan trọng cho việc đầu tư bảo tồn, tơn tạo và khai thác di tích trong giai đoạn hiện nay.

- Việc tạo lập sự hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội, q trình đơ thị hóa với việc bảo vệ di tích; ngăn chặn tình trạng lấn chiếm đất đai và xây dựng các cơng trình khơng phù hợp trong các khu vực bảo vệ và vùng đệm của di tích. Q tình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay đã đặt ra yêu cầu cần khai thác tối đa các nguồn lực trong nước cũng như tại các địa phương để phát triển nền kinh tế, trong đó khai thác tài nguyên là một tất yếu. Việc tổ chức khai thác tài ngun ờ những nơi có di tích sẽ nảy sinh mâu thuẫn với việc bảo tồn di tích cần có cách giải quyết phù hợp để có thể khai thác được tài nguyên nhưng vẫn bảo tồn được di tích. Q trình đơ thị hóa cũng tác động mạnh đến việc bảo vệ các di tích ở các khu đơ thị cổ như Hội An, Mỹ Sơn, vì vậy vấn đề đặt ra cần phải bảo tồn di tích nhưng khơng gây trở ngại cho q trình đơ thị hóa. Đây là quan điểm xác lập sự hài hịa giữa bảo tồn di tích với sự phát triển kinh tế, q trình đơ thị hóa và quản lý các cơng trình xây dựng trong các khu vực bảo vệ ở vùng đệm của di tích, ngăn chặn việc lấn chiếm đất đai của di tích sẽ là cơ sở cho việc xây dựng các chính sách quản lý, các tiêu chí khi xem xét đầu tư các dự án phát triển kinh tế - xã hội, các cơng trình dân dụng ờ khu vực có di tích trên tồn huyện.

- Bảo tồn, tơn tạo và khai thác di tích là trách nhiệm của tồn xã hội, trong đó Nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Di tích có nhiều hình thức sở hữu khác nhau, việc sử dụng di tích cũng bao gồm Nhà nước, Nhân dân, các tổ chức và chủ sở hữu có trách nhiệm bảo tồn, tơn tạo và khai thác di tích phải là trách nhiệm chung của tồn xã hội. Tuy nhiên, di tích lại là tài sản vơ giá của

quốc gia nên Nhà nước phải giữ vai trị chủ đạo. Trách nhiệm bảo tồn, tơn tạo và khai thác di tích được thể hiện trong việc tham gia quản lý, đóng góp kinh phí, thực hiện các hoạt động bảo vệ, bảo tồn và khai thác di tích. Nếu khơng xác định đúng trách nhiệm của toàn xã hội dù có nguồn kinh phí lớn cũng khơng thề bảo vệ được di tích. Mặt khác, Nhà nước khơng giữ vai trị chủ đạo thì việc bảo tồn, khai thác di tích sẽ gặp nhiều khó khăn do thiếu nguồn vốn đầu tư, đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ dẫn đến việc làm sai lệch các giá trị vốn có của di tích.

Quế Sơn có nhiều di tích, danh thắng cần phải được khai thác và gắn với phát triển du lịch, để du lịch, di tích, danh thắng phát triển đây là nguồn thu có thể xem là chủ yếu, quan trọng nhất, cơ bản nhất... Như vậy, quan điểm nhất quán là nguồn thu từ du lịch phải gắn liền với việc bảo tồn, tơn tạo di tích. Đây là mối quan hệ hữu cơ, biện chứng vì thơng qua hoạt động du lịch, nguồn thu từ du lịch đóng góp vai trị vào hoạt động trùng tu, tơn tạo di tích. Đây là một trong những quan điểm bảo tồn mang tính bền vững và cũng là quan điểm phát triển du lịch bền vững; chỉ có gắn các DTLS - VH để phát triển du lịch mới bảo đảm nguồn tài nguyên du lịch, để mỗi điểm du lịch ngày càng trở nên hấp dẫn hơn, không ngừng thỏa mãn nhu cầu phát triển du lịch hiện tại mà còn đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch trong tương lai.

Ngay từ đầu năm 2021, UBND tỉnh xây dựng Đề án, Quy hoạch, kế hoạch đầu tư tu bổ di tích giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030 trở thành yếu tố cốt lõi, bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Xây dựng các giải pháp tổng hợp, hướng tới bảo tồn hệ thống di tích; Kế hoạch ngắn hạn: Trên cơ sở hướng tới thực hiện mục tiêu dài hạn, để thực hiện các mục tiêu như sau:

- Trên cơ sở khảo sát, điều tra các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, hạ tầng kỹ thuật vùng quy hoạch làm cơ sở đề xuất các giải pháp thực thi các mục tiêu quy hoạch;

- Cần đánh giá thực trạng, xác định chất lượng bảo tồn, mức độ xuống cấp, lập hồ sơ, thực tế đầu tư và khai thác của từng di tích;

- Tiến hành nghiên cứu xác định các giá trị tiêu biểu cho từng di tích; - Cần làm rõ từng loại di tích đã được cơng nhận, hướng bổ sung hồ sơ di tích, hồ sơ khoa học, hồ sơ vật thề và phi vật thể, hồ sơ kỹ thuật, lịch sử văn hóa của từng di tích, di sản; xác định nhu cầu sử dụng đất, khoanh vùng, cắm mốc bảo vệ di tích, xác định việc bảo tồn và phát huy các giá trị của từng di tích;

- Thiết lập đề xuất các giải pháp bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị DTLS - VH tại các huyện, thị xã và nơng thơn.

Những di tích được quản lý, bảo vệ, xếp hạng và đầu tư bảo quản, tu bổ đều tuân thủ theo quy định của pháp luật; phục hồi lại theo diện mạo di tích, trở thành những sản phẩm văn hóa giúp các thế hệ hơm nay và mai sau có một cách nhìn tồn diện hơn về di tích lịch sử - văn hóa, cũng như kiến trúc, mỹ thuật đặc sắc, tiêu biểu của các thời kỳ; góp phần vào việc giáo dục truyền thống yêu nước phục vụ tốt cho đời sống văn hóa.

Di tích sau khi được tu bổ thu hút ngày càng đông khách du lịch đến tham quan di tích, mang lại nguồn lợi kinh tế cho các địa phương như: Địa điểm Chiến thắng Cấm Dơi, Căn cứ đặc Khu ủy Quảng Đà, Đền thờ Liệt sĩ Núi Quế - Anh linh đài, Chiến thắng Mộc Bài, Nhà thờ Tộc Phạm và Ba miếu thờ và Chùa, các Đình làng…

3.2. Dự báo những tác động ảnh hưởng tới công tác quản lý di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện Quế Sơn

3.2.1. Những tác động tích cực

Trước tác động to lớn của cuộc Cách mạng cơng nghiệp 4.0, các hoạt động văn hóa, nghệ thuật qua cơng nghệ có sức lan tỏa nhanh, mạnh, sâu trên phạm vi tồn cầu, khơng chỉ ở vùng thành thị mà cịn tỏa về được vùng núi

cao, nơng thôn héo lánh. Việc phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ nên việc giao thoa văn hóa trở nên mạnh mẽ, tạo điều kiện để tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại và truyền bá văn hóa nước ta ra thế giới, chính vì vậy công nghệ phát triền, sẽ trở thành công cụ đắc lực giúp các nhà quán lý thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ làm cho sức lan tòa của các giá trị vật thể và phi vật thể của mỗi di tích ngày càng sâu rộng.

DTLS - VH hiện nay đã có những cơ sở pháp lý của quốc gia và quốc tế để bảo vệ. Đó là cơng ước quốc tế của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (2003); Luật Di sản Văn hóa đã được điểu chỉnh bổ sung năm 2009 và nhiều văn bản có liên quan khác. Chính việc ra đời của Luật Di sản Văn hóa, cũng như các văn bàn quy phạm pháp luật khác liên quan đã góp phần không nhở vào việc ngăn chặn tình trạng xuống cấp của di tích. Với Luật Di sản Văn hóa, nhiều di tích có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa đã được sự bảo vệ của pháp luật.

Cũng chính nhờ có cơ chế phù hợp, văn bản hướng dẫn rõ ràng đã góp phần quan trọng trong việc quan tâm đầu tư hàng năm cho các hoạt động tu bổ, tơn tạo di tích được tăng lên về nguồn vốn, trong đó có cả việc xã hội hóa. Nhìn chung, những cơ chế, chính sách nhằm bảo tồn và phát huy giá trị DTLS - VH và thắng cảnh đã góp phần quan trọng làm thay đổi nhận thức của xã hội về vai trị, giá trị của DTLS - VH, đồng thời góp phần bảo vệ và chuyển giao DTLS -VH nguyên gốc cho thế hệ tương lai, đặc biệt là bước đầu tạo được cơ sở pháp lý đề từng bước thực hiện một chủ trương lớn “Xã hội hóa trong các

hoạt động bảo tồn, quản lý di tích”.

Từ năm 2019 đến nay do tình hình dịch bệnh Covid - 19 diễn biến hết sức phức tạp. Tuy nhiên, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, nền kinh tế vẫn trên đà tăng trưởng cũng đã làm biến đổi về cơ cấu nghề nghiệp của người dân. Sau khi đất nước được thống nhất người dân Việt Nam làm nghề nơng nghiệp

giữ vị trí chủ đạo thì ngày nay, ở các thơn, TDP trên địa bàn các xã, thị trấn đã có sự thay đổi khá lớn, nhiều gia đình đã chuyển từ nghề nơng sang làm dịch vụ thương mại. Sự biến đổi này đã làm cho đời sống kinh tế của người dân thay đổi đáng kề, thu nhập bình qn tính theo đầu người được nâng cao và ổn định hơn. Hiện nay, đời sống vật chất và tinh thần đã đầy đủ thì người dân đã quan tâm nhiều đến đời sống tinh thần trong đó có vấn đề tâm linh, tín ngưỡng, tơn giáo. Người dân tham gia vào các hoạt động văn hóa tín ngưỡng tại các di tích của địa phương, đồng thời sẵn sàng đóng góp kinh phí, vật chất theo các chương trình xã hội hóa hoạt động bảo tồn, tơn tạo các di tích.

Hiện nay, việc tham gia của cộng đồng trong việc bảo tồn và gìn giữ di sản được quan tâm nhiều hơn. Các lợi ích của sự tham gia của cộng đồng dân cư trong công tác bảo tồn đã được diễn ra ở nhiều hội nghị, hội thảo trong và ngoài nước. Trước hết sự tham gia của cộng đồng dân cư trong qúa trình đánh giá của di tích sẽ đảm bảo tính xã hội, vốn là một đặc trưng của giá trị di sản văn hóa.

Bên cạnh đó, sự tham gia của cộng đồng sẽ giảm áp lực về tài chính lên nguồn ngân sách Nhà nước có thể thấy rằng lịch sử đã chứng minh trước khi ra đời những lý thuyết bảo tồn và sự tham gia của các cơ quan chuyên môn trong cơng tác bảo tồn thì người dân địa phương đã giữ gìn khá tốt các di tích trong hàng trăm năm qua. Một lợi ích khác của sự tham gia của người dân đó là sự giám sát kịp thời đối với tình trạng xuống cấp của di tích.

3.2.2. Những tác động tiêu cực

Huyện Quế Sơn là địa phương có mật độ dân số đứng trong tốp đầu của tỉnh Quảng Nam, vì vậy sự gia tăng dân số tự nhiên sẽ làm tăng sức ép lên khu vực bảo tồn các di tích lịch sử - văn hóa. Đây cũng là địa phương có tốc độ phát triển kinh tế đứng vào tốp khá của tỉnh, các ngành nghề dịch vụ về du lịch có chiều hướng phát triển, nên có nhu cầu để xây dựng nhà nghỉ dưỡng,

khách sạn, kinh doanh nhà hàng, xây dựng các cơng trình phục vụ dân sinh,

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam gắn với phát triển du lịch (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)