7. Cấu trúc của Luận văn
3.3.5. Phát huy giá trị của di tích lịch sử-văn hóa gắn với phát triển du lịch
du lịch
Quế Sơn với nhiều di tích lịch sử - văn hóa, danh thắng được cha ơng để lại và thiên nhiên ban tặng, có hình sơng, thế núi trầm mặc, hùng vĩ ẩn chứa nhiều tiềm năng du lịch phong phú đa dạng. Quế Sơn hiện tại và tương lai, có ưu thế phát triển các loại hình du lịch tham quan - nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, lịch sử, làng nghề cùng với văn hóa ẩm thực độc đáo của một vùng quê bán sơn địa, sơn thủy hữu tình này.
Đến với Quế Sơn hôm nay, đi dọc chiều dài của huyện từ Đông lên Tây, mọi người sẽ cảm nhận, khám phá nhiều điều kỳ thú mới lạ. Du khách không khỏi ngỡ ngàng bởi khung cảnh thiên nhiên huyền bí, hùng vĩ của một Suối Tiên hoang sơ thơ mộng, một Cấm Dơi oai hùng, một Suối Nước Mát - Đèo Le bồng bềnh sương khói, một suối nước nóng tự nhiên Bàn Thạch, một Hịn Chiêng, Hịn Tàu kỳ vĩ, một Hồ Giang thanh bình yên ả… làm say đắm lòng người, du khách sẽ đến với Khu du lịch sinh thái đầu tiên của huyện tại xã Quế Hiệp là Suối Tiên - đây được xem là một trong những con suối đẹp, với hệ thống 14 thác nước, những ngọn thác trắng xố ào ào tn chảy, như một dải lụa trắng giăng thả giữa đại ngàn.
Bên cạnh việc tham quan những thắng cảnh nổi tiếng, du khách còn được đến thăm các di tích lịch sử văn hóa Nhà Tưởng niệm cụ Đỗ Quang, người “Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội” đầu tiên của tỉnh Quảng Nam, tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam bây giờ; đặc biệt là Di tích lịch sử Địa điểm Chiến thắng Cấm Dơi nằm ở ngay trung tâm huyện lỵ.
Du khách cịn có thể tham quan các làng nghề truyền thống. Đó là làng nón lá Quế Minh, làng Phở Sắn Đơng Phú. Bên cạnh cịn các làng Rèn (Quế Châu), làng Dệt (Quế Xuân 2), làng Chổi đót, Mây tre đan (Quế Xn 1)…
Ngồi ra, Nhà thờ tộc Phạm và ba miếu thờ, các đình làng, nhà thờ tộc Nguyễn đã thu hút số lượng lớn du khách tới những nơi này để hịa mình vào các di tích, và các thắng cảnh tươi đẹp và giới thần thánh, mong được tận hưởng phúc lộc, được ban phước lộc. Ở đây sự linh thiêng và phạm vi ảnh hưởng của việc thờ cúng các vị thần, càng có sức hút cho du khách. Qua đây, chúng ta có thể quảng bá về di tích, thơng qua trên các phương tiện thông tin đại chúng, Cổng TTĐT huyện, sách báo, tập gấp, bản đồ GIS… để thu hút các đối tượng du khách đến với di tích và mong muốn thỏa mãn về nhu cầu đời sống tâm linh của du khách.
Thông qua các di tích du khách có thể được xem những đề tài trang trí hết sức phong phú và sinh động của di tích, những mảng khắc chạm tinh xảo, chứa đựng những dấu ấn văn hóa tinh hoa của các di tích trên địa bàn huyện Quế Sơn, qua đó, khơng chỉ thu hút sự quan tâm của du khách, mà còn là đề tài thu hút mạnh mẽ đối với các nhà nghiên cứu như văn hóa, lịch sử, mỹ thuật, kiến trúc…
Để nhiều người biết đến những giá trị của di tích, trong những năm qua được sự quan tâm của lãnh đạo huyện chúng ta đã xuất bản được nhiều tập sách như Quế Sơn hành trình và phát triển, Hịn Tàu đi cùng năm tháng, Quế Sơn, Văn hóa và Tiềm năng, Tờ rơi, Tập gấp… những tập sách này đã giới thiệu tất cả các di tích đến với du kháck. Tất cả các tập sách đều giới thiệu về di tích một cách chi tiết, tồn diện thơng tin về di tích đến với du khách cụ thể hơn. Qua đó giới thiệu những nét độc đáo của các di tích và đặc biệt như di tích Nhà thờ Tộc Phạm và Ba Miếu thờ, Nhà thờ Tộc Nguyễn, Tam vị tiền hiền… từ những bài viết du khách có thể chưa đến nhưng vẫn có thể tìm hiểu và biết đơi điều về di tích.
- Nâng tầm tổ chức kỷ niệm các ngày Lễ, các Lễ hội văn hóa truyền thống cùng các hoạt động văn hóa văn nghệ, hội thi, hội diễn trên địa bàn huyện thành các sự kiện văn hóa du lịch để thu hút khách tham quan du lịch đến với huyện.
Việc tuyên truyền và giới thiệu các di tích của huyện Quế Sơn, từ đó chúng ta có thể khai thác được các giá trị của di tích, đồng thời, có quyền tự hào mà ơng cha ta đã để lại với truyền thống của dân tộc ta đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử. Qua di tích có khả năng truyền lại cho người xem những giá trị đích thực với sự tồn tại của nó.
- Phát triển sản phẩm du lịch văn hóa:
Bên cạnh phát triển du lịch sinh thái, cộng đồng kết hợp thăm quan các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện, trong thời gian tới Quế Sơn cần
tập trung phát huy tối đa giá trị các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện theo hướng xây dựng các sản phẩm du lịch văn hóa đặc trưng như Phở sắn Caromi thị trấn Đông Phú, Gà tre Đèo Le xã Quế Long, Bánh kẹo Quý thu xã Quế Xuân 1.. gắn với các sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện.
Quế Sơn được biết đến là một vùng đất giàu có về tiềm năng du lịch. Với hệ thống các di tích lịch sử - văn hóa trải dài trên khắp các xã, thị trấn, đó được coi như là một nguồn tài nguyên quý giá và có sức hấp dẫn rất lớn đối với khách du lịch. Đến với các DTLS - VH của huyện Quế Sơn không chi được tim hiểu các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thế nơi đây mà du khách cịn có cơ hội được biết đến các di tích lịch sử văn hóa khác với những giá trị riêng của từng di tích và đặc biệt gắn với Lễ hội Khai Sơn tại thôn Nghi Sơn xã Quế Hiệp được diễn ra vào ngày 7 - 8 tháng Giêng hằng năm với các nghi thức cúng tế, các trò diễn, trò chơi dân gian, hội thi truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc, các loại hình nghệ thuật Hơ hát bài chịi, hát tuồng, dân ca được Ban Thường vụ Huyện ủy ban hành Nghị quyết 05/NQ-HU và Kế hoạch số 777/QĐ-UBND của UBND về khơi phục và phát triển các loại hình nghệ thuật trên địa bàn huyện. Bên cạnh đó, cịn có các làng nghề truyền thống như Nón lá, chổi đốt, gốm… Ẩm thực như Gè tre Đèo Le, Phở sắn, khoai chà…. Với tất cả những giá trị đó chúng ta có thể xây dựng một tuyến hành trình tour du lịch văn hóa hết sức hấp dẫn với khách du lịch từ Hội An, Mỹ Sơn và TP Đà Nẵng.
3.3.6. Huy động sự tham gia của cộng đồng trong việc bảo tồn, tơn tạo và khai thác di tích lịch sử - văn hóa phục vụ phát triển du lịch
Các DTLS - VH là biểu hiện niềm tôn vinh của người dân Quế Sơn. Đặc biệt, trong thời kỳ hiện nay di tích có tác dụng giáo dục lịng tự hào dân tộc, lòng yêu quê hương đất nước, yêu lịch sử dân tộc Việt Nam của các thế hệ và nhất là thế hệ trẻ và từ đó giúp thế hệ trẻ luôn nêu cao tinh thần học tập
để xứng đáng với lịch sử hào hùng của dân tộc. Đây cũng là những giá trị cao quý nhất nhất mà các DTLS - VH đã để lai cho thế hệ mai sau.
Việc khơi phục các di tích khơng chỉ có ý nghĩa làm đẹp cho quê hương bằng những nét đẹp riêng của văn hóa, qua đó khẳng định truyền thống lịch sử của dân tộc trải qua các thời kỳ, mà cịn có ý nghĩa giáo dục cho cộng đồng dân cư về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc.
Người dân Việt Nam ln có một đạo lý tốt đẹp đó là “Uống nước nhớ nguồn“ đã có từ bao đời nay. Việc tưởng nhớ công lao với người đã khuất nằm trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người dân Việt Nam từ bao đời.
Thơng qua việc tìm hiểu những giá trị văn hóa về vật thể và phi vật thể tại các di tích, đã cho chúng ta hiểu hơn về lịch sử của dân tộc. Di tích đã để lại những nét văn hóa của các thời đại khác nhau và đã được lưu giữ thông việc trùng tu, tôn tạo. Các triều đại đã để lại các nét văn hóa khác nhau được lưu giữ ở từng di tích, giúp chúng ta giáo dục thế hệ trẻ về ý thức và có cơng lao cần phải bảo vệ và giữ gìn và lưu truyền các giá trị di tích, từ đó hình thành nên ý thức bảo tồn di tích văn hóa, biết q trọng và bảo vệ các giá trị văn hóa đặc sắc mà những nghệ nhân dân gian đã dày công sáng tạo nên.
Bên cạnh đó, chúng ta có thể kết hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo; Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện lồng ghép đưa di tích vào chương trình giáo dục địa phương để các trường học và cơ quan giáo dục hướng dẫn học sinh hiểu được các di tích và đến thăm quan theo định kỳ, phục vụ cho môn học lịch sử ở trường học, hay vừa là phục vụ môn học đạo đức, để giáo dục lịng u nước, những chiên cơng vang dội một thời lòng thương dân, lòng dùng cảm trong đâu tranh chống kẻ xâm lược...
- Đặc biệt, cần chú ý tới thế hệ trẻ, định hướng để cho thế hệ này có sự nhìn nhận đúng về truyền thống văn hóa của dân tộc. Vì vậy, cần tổ chức tuyên truyền, phổ biến giá trị di tích trong các trường học, lồng ghép với các
chương trình giảng dạy hoặc thơng qua các lớp bồi dưỡng, học ngoại khóa, tổ chức tham quan di tích, các cuộc thi tìm hiểu về lịch sử, di tích của địa phương. Thơng qua các hoạt động này giúp cho học sinh, sinh viên hiểu rõ hơn về lịch sử, văn hóa của địa phương một cách chân thực, sinh động. Từ đó góp phần vào việc hồn thiện nhân cách, đạo đức, biết trân trọng di sản của địa phương, của dân tộc.
Bên cạch việc quản lý, bảo vệ, tôn vinh và giáo dục cho thế hệ trẻ về di tích. Tuyên truyền nâng cao ý thức của Nhân dân trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích. Phịng ngừa và ngăn chặn kịp thời mọi hành vi xâm hại hoặc ảnh hưởng đến di tích. Đẩy mạnh phân cấp để nâng cao trách nhiệm của các cấp chính quyền trong việc quản lý DTLS - VH;