NHỮNG BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY

Một phần của tài liệu kth[2009] 4053602 nguyen ut niem (www.kinhtehoc.net) (Trang 79 - 81)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

5.2 NHỮNG BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY

5.2.1 Đối với Ngân hàng Nhà nước

+ Ngân hàng Nhà nước cần chỉnh sửa và ban hành một số chính sách tín dụng cho phù hợp với tình hình kinh tế của đất nước trong từng thời kỳ.

+ Ngân hàng Nhà nước cần có chính sách điều hành lãi suất để hạn chế việc cạnh tranh lãi suất giành giật khách hàng vì như vậy sẽ gặp nhiều rủi ro ảnh hưởng đến bản thân Ngân hàng cho vay và cũng có thể ảnh hưởng đến cả hệ

thống ngân hàng. Nhà nước cần phải tăng cường cơng tác thơng tin tín dụng, chú trọng công tác nghiên cứu để tăng hiệu quả quản lý.

+ Tạo cơ hội nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ ngân hàng để có thể quản lý bộ máy ngân hàng, có thể cạnh tranh được với các

ngân hàng của nước ngoài cũng như các ngân hàng trong nước.

5.2.2 Về mối quan hệ đối với các cơ quan hữu quan

+ Cần tạo điều kiện thuận lợi cho BIDV Cà Mau xây dựng trụ sở để Chi nhánh có thể hoạt động tốt hơn, làn tốt vai trò là chiếc cầu nối của mình góp

phần thúc đẫy nền kinh tế địa phương ngày càng phát triển

+ Việc xử lý nợ xấu còn phụ thuộc nhiều vào cơ quan pháp luật, thời gian xử lý thường kéo dài gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của Ngân

hàng.

+ Chi nhánh cần nắm rõ vấn đề quy hoạch kinh tế để phát triển kinh tế xã hội để có thể xây dựng định hướng kế hoạch phát triển trong những năm tới

5.2.3 Đối với Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Cà Mau

Qua việc phân tích tình hình cho vay ngắn hạn của Chi nhánh ta thấy tình hình cho vay tương đối hiệu quả do đó trong tương lai cần mở rộng quy mơ

để có thể thu được lợi nhuận cao hơn. Để làm tốt việc mở rộng quy mô Chi

nhánh cần làm tốt:

+ Tăng cường cán bộ tín dụng đồng thời phân chia trách nhiêm rõ ràng

nhằm tránh tình trạng quá tải trong cơng việc cho cán bộ tín dụng.

+ Chi nhánh cho vay quá hiều vào nhóm khách hàng CNCB thuỷ hải sản sẽ dễ dẫn đến tình trạng nợ xấu tăng đột biến do đó vấn đề đặt ra là Chi nhánh

phải biết phân tán rủi ro bằng cách là không cho vay tập trung ở một nhóm

khách hàng

+ Cán bộ tín dụng của Chi nhánh cần có quan hệ giao tiếp với các cán bộ

địa phương, cán bộ tín dụng của các ngân hàng khác nhằm nắm bắt kịp thời

những thông tin của khách hàng để hạn chế cho vay đối với khách hàng khơng có uy tín.

+ Khơng nên vì ngành lợi nhuận hay cạnh tranh mà chấp nhận cho vay rủi ro cao như cho vay đảo nợ, cho vay tín chấp, hay cho vay quá hạn mức cho

phép.

+ Ngân hàng cần tiến hành đánh giá, phân loại, phân tích nợ xấu đồng

thời phân tích hiệu quả của món vay và tình hình tài chính của khách hàng để có biện pháp thu hồi nợ nhằm hạn chế rủi ro cho Ngân hàng.

+ Nhắc nhở khách hàng trả nợ đúng hạn từ những chính sách mềm dẽo

đến những chính sách mạnh tuỳ vào thiện chí trả nợ của khách hàng.

+ Nâng cao chất lượng công tác thẩm định cho vay. Đây là khâu quan

trọng trong hoạt động đầu tư tín dụng, qua đó Chi nhánh có thể phân tích cụ thể về khách hàng, tình hình tài chính của họ, phương án kinh doanh có hiệu quả, có

đảm bảo trả nợ hay khơng…vì thế sẽ đảm bảo được Ngân hàng có thể thu hồi cả

vốn và lãi. Để công tác thẩm định được thực hiện đúng địi hỏi phải có cán bộ tín dụng giỏi về chun mơn nghiệp vụ, cao về đạo đức và am hiểu cả về tình hình kinh tế, tâm lý khách hàng, do đó địi hỏi Ngân hàng cần phải chú ý từ khâu

tuyển dụng đồng thời phải bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ Ngân hàng. + Đẫy mạnh cơng tác kiểm tra kiểm sốt cơng tác tín dụng để nâng cao

chất lượng tín dụng.

+ Phối hợp với các cơ quan pháp luật với chính quyền địa phương để xử lý có hiệu quả, kịp thời thu hồi nợ.

Một phần của tài liệu kth[2009] 4053602 nguyen ut niem (www.kinhtehoc.net) (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)