Tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu kth[2009] 4053605 huynh thi hong thy (www.kinhtehoc.net) (Trang 109 - 110)

Chương 1 : GIỚI THIỆU

5.1. Tồn tại và nguyên nhân

5.1.1 Huy động vốn

Công tác huy động vốn đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động của Ngân hàng, đó là cơ sở để Ngân hàng có được một nguồn vốn ổn định và tạo thế chủ động cho Ngân hàng trong q trình hoạt động. Ngồi ra, có được một nguồn vốn đủ lớn, đủ mạnh còn là cơ sở quyết định sự tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng.

Nguồn vốn huy động qua 3 năm 2006 – 2008 có sự tăng lên rõ rệt, đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng nhưng trong đó nguồn vốn điều chuyển từ Trung ương vẫn cịn chiếm tỷ trọng khá cao. Chi phí sử dụng vốn điều chuyển sẽ làm giảm đi lợi nhuận của Ngân hàng.

Nguồn vốn huy động của Ngân hàng chủ yếu là từ tiền gửi tiết kiệm của cá nhân, hộ gia đình sản xuất kinh doanh nhỏ nên vốn huy động chưa nhiều, chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng có nhu cầu ngày càng tăng.

Sản phẩm huy động vốn còn đơn giản, vẫn là tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu. Phương thức huy động chưa phong phú, chưa có sản phẩm đặc thù, do đó chưa tạo được lợi thế cạnh tranh riêng nên chưa huy động được hết vốn nhàn rỗi của dân cư. Ngồi ra, những sản phẩm dịch vụ tiện ích phát triển chưa nhiều cũng làm hạn chế nguồn huy động vốn của Ngân hàng.

MHB Trà Vinh được thành lập không lâu nên sức cạnh tranh cũng như kinh nghiệm của Ngân hàng vẫn chưa bằng một số ngân hàng khác trên địa bàn như NH Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, NH Đầu tư và Phát triển, NH Đông Á, Sacombank..., được thành lập sớm và đã có quan hệ giao dịch truyền thống với hầu hết các khách hàng sản xuất kinh doanh lớn, đồng thời có kinh nghiệm và biết áp dụng các biện pháp cạnh tranh để lơi kéo và giữ khách hàng của mình.

5.1.2. Cho vay

Cho vay là vấn đề được tất cả các ngân hàng quan tâm vì nó mang lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng.

Lực lượng cán bộ tín dụng không nhiều mà địa bàn cho vay rộng, số lượng khách hàng đến vay ngày càng nhiều. Mặt khác, cán bộ tín dụng phải thực hiện nhiều khâu trong quá trình cho vay, từ tìm kiếm khách hàng cho tới thẩm định, làm hồ sơ cho khách hàng. Sau đó cán bộ tín dụng cịn phải nhắc nhở nợ, thu nợ, phân loại nợ,... nên không tránh khỏi những thiếu sót trong cơng tác thẩm định, xét duyệt cho vay, việc kiểm tra các món nợ đến hạn không thường xuyên dẫn đến nợ quá hạn tăng lên

Giá cả thị trường không ổn định làm cho người dân và các doanh nghiệp khơng đảm bảo mức hồn trả cho Ngân hàng. Và do sử dụng vốn sai mục đích dẫn đến tình trạng đến hạn trả nợ mà người dân khơng có khả năng hồn trả cho Ngân hàng.

Ngân hàng còn chưa thật sự chủ động tiếp cận với nhu cầu phát triển của kinh tế tư nhân, thông tin cần thiết để khách hàng có thể tự lựa chọn các dịch vụ ngân hàng cịn có phần hạn chế.

Công tác giám sát khách hàng sau khi vay vốn hiện nay chưa thật sự hiệu quả. Nguyên nhân là do thói quen sử dụng tiền mặt của xã hội và khách hàng cùng lúc quan hệ với nhiều ngân hàng nên rất khó kiểm sốt.

Một phần của tài liệu kth[2009] 4053605 huynh thi hong thy (www.kinhtehoc.net) (Trang 109 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)