ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 2007/2006 2008/2007 Số tiền (%) Số tiền (%) Kinh tế Nhà nước 10.924 2,35 14.949 2,11 33.723 3,08 4.025 36,85 18.774 125,59 Kinh tế ngoài quốc doanh 98.284 21,14 168.338 23,74 295.754 26,97 70.054 71,28 127.416 75,69 Kinh tế cá thể 355.710 76,51 525.900 74,16 767.118 69,95 170.190 47,85 241.218 45,87
Tổng cộng 464.918 100 709.187 100 1.096.595 100 244.269 52,54 387.408 54,63
0 200.000 400.000 600.000 800.000 2006 2007 2008 Năm Triệu đồng Kinh tế Nhà nước
Kinh tế ngoài quốc doanh Kinh tế cá thể
Hình 10: Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế
Nhìn chung tình hình thu nợ đối với thành phần kinh tế có sự chuyển biến mạnh mẽ, do ngay trong khâu thẩm định, lựa chọn khách hàng được cán bộ tín dụng thực hiện tốt. Hơn nữa, trong thời gian qua Chi nhánh đã phân loại khách hàng theo từng nhóm, có biện pháp quản lý như thường xuyên theo dõi, kiểm tra việc sử dụng vốn của khách hàng, thường xuyên đôn đốc và động viên khách hàng trả gốc và lãi đúng hạn. Mặt khác, do doanh số cho vay tăng qua các năm dẫn đến doanh số thu nợ cũng tăng lên.
Đối với thành phần kinh tế Nhà nước doanh số thu nợ năm sau luôn cao hơn năm trước. Năm 2007 doanh số thu nợ là 14.949 triệu đồng tăng 36,85% so với năm 2006, đến năm 2008 tăng đến 125,59% tương ứng tăng 18.774 triệu đồng so với năm 2007. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp Nhà nước sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao nên thực hiện rất tốt việc trả nợ cho Ngân hàng.
Doanh số thu nợ của thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tăng cao qua mỗi năm. So với năm 2006, năm 2007 tăng 71,28% tức tăng 70.054 triệu đồng và năm 2008 tăng tiếp 127.416 triệu đồng tương ứng 75,69% so với năm 2007. Thành phần kinh tế ngồi quốc doanh kinh doanh bằng đồng vốn tự có n ên họ rất chú trọng việc sử dụng vốn sao cho thật hiệu quả đảm bảo đồng vốn của họ không bị mất đi mà cịn sinh lời. Do đó việc trả nợ cho Ngân hàng được họ thực hiện khá đầy đủ.
Đối với kinh tế cá thể: Doanh số thu nợ tăng đều đặn qua các năm. Năm 2007 doanh số thu nợ của đối tượng này là 525.900 triệu đồng tăng 47,85% so với năm 2006. Sang năm 2008 tăng 241.218 triệu đồng tương ứng tăng 45,87%
so với năm 2007. Do việc sản xuất kinh doanh thuận lợi, bán hàng thu được tiền, đồng vốn quay vòng nhanh, sinh lời khá. Mặt khác, do chu kỳ sản xuất kinh doanh của họ thường tương đối ngắn nên việc trả nợ cho ngân hàng được họ thực hiện khá đầy đủ.
Nhìn chung, do Ngân hàng thường xuyên kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng, nhắc nhở khách hàng trả lãi và nợ vay đúng hạn. Đối với những khách hàng gia hạn nợ, những khách hàng bị đánh giá có tình hình tài chính yếu, kém hay kinh doanh thua lỗ tùy vào mức độ tài chính cũng như khả năng cải thiện tình trạng sản xuất của khách hàng mà Ngân hàng có thể lựa chọn, xem xét và đưa ra quyết định tiếp tục cho vay hay không. Điều này đã làm cho công tác thu hồi nợ qua 3 năm đạt kết quả khả quan.
4.2.3.3. Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế
Qua bảng 10 ta thấy, đối với tỷ trọng thu nợ của các ng ành kinh tế thì doanh số thu nợ của ngành thương nghiệp là cao nhất so với các ngành khác. Tỷ trọng của ngành thương nghiệp qua 3 năm lần lượt là 46,95% - 53,51% - 66,78%. Những con số này cho thấy doanh số thu nợ của ngành thương nghiệp khá ổn định, hiệu quả của cơng tác thu nợ đang được duy trì tốt. Ngành có tỷ trọng thu nợ cao thứ hai là ngành nông nghiệp, tỷ trọng từ năm 2006 đến năm 2008 lần lượt là 21,45% - 18,19% - 12,73. Ngành kế tiếp là ngành xây dựng, cụ thể qua 3 năm tỷ trọng của ngành này như sau 13,20% - 12,21% - 7,96%. Chiếm tỷ trọng thấp nhất tổng doanh số thu nợ là ngành công nghiệp chế biến. Tỷ trọng của ngành công nghiệp chế biến qua 3 năm là 1,26% - 1,03% - 0,82%. Tỷ trọng từ năm 2006 đến năm 2008 là 17,14% - 15,06% - 11,71%.