ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch
Số tiền Tỷ trọng (%) Số Tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 2007/2006 2008/2007 Số tiền (%) Số tiền (%) Nông nghiệp 126.572 23,76 138.016 17,42 139.067 11,94 11.444 9,04 1.051 0,76
Công nghiệp chế biến 4.285 0,80 5.233 0,66 9.010 0,77 948 22,12 3.777 72,18
Xây dựng 69.937 13,13 91.364 11,53 71.175 6,11 21.427 30,64 (20.189) (22,10)
Thương nghiệp 251.612 47,24 440.740 55,62 796.364 68,35 189.128 75,17 355.624 80,69 Ngành khác 80.212 15,07 117.016 14,77 149.478 12,83 36.804 45,88 32.462 27,74
Tổng cộng 532.618 100 792.369 100 1.165.094 100 259.751 48,77 372.725 47,04
2006 47,24% 15,07% 23,76% 13,13% 0,80% Nông nghiệp Công nghiệp chế biến Xây dựng
Thương nghiệp Ngành khác
Hình 8: Doanh số cho vay theo ngành kinh tế
- Về cơ cấu:
+ Cho vay phục vụ sản xuất nông nghiệp là đối tượng đạt doanh số cho vay chiếm tỷ trọng cao thứ hai trong tổng doanh số cho vay qua 3 năm. Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long nói chung và tỉnh Trà Vinh nói riêng, do đặc điểm địa lý tự nhiên thuận lợi kết hợp với nền sản xuất nông nghiệp lâu đời, sản xuất nông nghiệp là thế mạnh. Do đó, đối tượng này chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng qua 3 năm. Tỷ trọng năm 2006 là 23,76%, năm 2007 chiếm tỷ trọng là 17,42%, đến năm 2008 chiếm 11,94% trong tổng doanh số cho vay.
+ Ngành công nghiệp chế biến bao gồm các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp chế biến thủy sản, lương thực thực phẩm. Xét về cơ cấu doanh số cho vay thì ngành này chiếm tỷ trọng khơng cao, tỷ trọng qua 3 năm lần lượt là 0,80% - 0,66% - 0,77%.
+ Ngành xây dựng: MHB Trà Vinh là Ngân hàng chuyên cho vay về lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, xây dựng nhà ở để phát triển cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên tỷ trọng của ngành này trong tổng doanh số cho vay chưa cao. Tỷ trọng từ năm 2006 đến năm 2008 lần lượt là 13,13% - 11,53% - 6,11%.
2008 68,35% 12,83% 6,11% 0,77% 11,94% 2007 14,77% 55,62% 0,66% 11,53% 17,42%
+ Ngành thương nghiệp là ngành chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số cho vay tại Ngân hàng, tỷ trọng năm 2006 là 47,24%, năm 2007 có tỷ trọng là 55,62%, năm 2008 chiếm 68,35%. Ngành thương nghiệp bao gồm sửa chửa động cơ, mô tô, xe máy, đồ gia dụng. Ngành này chiếm tỷ trọng cao nhất là vì đây là ngành nghề kinh tế phát triển rộng khắp, đa dạng lại rất năng động nên nhu cầu vay vốn để đầu tư kinh doanh là thường xuyên và cần thiết.
+ Ngành khác bao gồm các ngành thủy sản, khách sạn và nhà hàng, vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc… tỷ trọng lần lượt qua 3 năm như sau 15,07% - 14,77% - 12,83%.
- Về tốc độ tăng giảm:
+ Ngành nông nghiệp: Doanh số cho vay thuộc đối tượng này đều tăng qua các năm nhưng tỷ lệ tăng không cao lắm. Năm 2007 đạt 138.016 triệu đồng tăng hơn năm 2006 là 11.444 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng trưởng là 9,04%. Năm 2008 đạt 139.067 triệu đồng, tăng 1.051 triệu đồng tương ứng tăng 0,76% so với năm 2007. Tốc độ tăng không cao do chủ trương chuyển đổi kinh tế của tỉnh giảm tỷ trọng đối với ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng đối với ngành công nghiệp, thương nghiệp do vậy cơ cấu vốn tín dụng đầu tư cho các ngành kinh tế cũng thay đổi, được tập trung vào các ngành chính, mũi nhọn phục vụ cơng nghiệp hóa hiện đại hóa. Thêm vào đó người dân vay để trồng trọt và chăn ni đa số là các món nhỏ lẻ (dưới 50 triệu đồng), mà Ngân hàng đang hạn chế cho vay các món nhỏ lẻ, tập trung cho vay đối với các món vay lớn do đó doanh số cho vay tăng không cao.
+ Ngành công nghiệp chế biến: Năm 2007 tăng 22,12% tức tăng 948 triệu đồng so với năm 2006 và năm 2008 đạt 9.010 triệu đồng tăng đến 72,18% tức tăng 3.777 triệu đồng so với năm 2007. Nguyên nhân của sự gia tăng mạnh này là do công nghiệp chế biến là một trong những ngành đang được đầu tư phát triển ở ĐBSCL nên Ngân hàng đang mở rộng cho vay đối với ngành nghề này.
+ Ngành xây dựng: Biến động khá thất thường năm 2007 tăng khá cao nhưng lại giảm vào năm 2008. Năm 2007 đạt 91.364 triệu đồng, tăng 21.427 triệu đồng hay 30,64% so với năm 2006. Đây là chính sách của Nhà nước nhằm tạo cho nước ta nói chung và tỉnh Trà Vinh nói riêng có hệ thống cơ sở hạ tầng khang trang hiên đại. Bên cạnh đó mức sống của người dân được nâng cao nên
họ muốn sống trong những căn hộ sang trọng hơn vì vậy họ đã mạnh dạn đầu tư cho lĩnh vực này. Đến năm 2008 doanh số chỉ đạt 71.175 triệu đồng, giảm 20.189 triệu đồng tức giảm 22,10% so với năm 2007. Ngun nhân chính của tình trạng này là vào năm 2008 có những biến động thất thường trên thị trường bất động sản và nhà đất làm cho các nhà đầu tư e ngại trong việc đầu tư vốn, đồng thời giá cả một số vật liệu xây dựng tăng cao dẫn đến tình trạng người dân khơng muốn đầu tư để xây dựng và sửa chữa nhà.
+ Ngành thương nghiệp: Là ngành chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số cho vay tại Ngân hàng. Có thể dễ dàng nhận thấy doanh số cho vay ngành này tăng cao qua 3 năm. Năm 2007 tăng 75,17% tức 189.128 triệu đồng, đạt 440.740 triệu đồng và năm 2008 tiếp tục tăng mạnh 80,69% tương ứng tăng 355.624 triệu đồng so với năm 2007, đạt tới 796.364 triệu đồng. Khách hàng chủ yếu của ngành nghề này là các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang phát triển khá mạnh, họ muốn tích cực tranh thủ mở rộng hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó Ngân hàng cũng đang chú trọng cho vay đối với các doanh nghiệp do đó doanh số cho vay đối với lĩnh vực này luôn ở mức cao.
+ Ngành khác: Tỷ trọng cho vay các ngành khác tăng khá cao, số liệu cho vay cụ thể như sau: Năm 2006 là 80.212 triệu đồng, năm 2007 tăng 45,88% tức 36.804 triệu đồng, lên đến 117.016 triệu đồng và năm 2008 tiếp tục tăng thêm 27,74% tương ứng 32.462 triệu đồng so với năm 2007, đạt 149.478 triệu đồng. Từ năm 2006 đến năm 2008, các ngành này kinh doanh sản xuất ổn định, phát triển đều đặn đã giúp cho doanh số cho vay ở các ngành nghề này đều tăng qua các năm.
4.2.3. Phân tích doanh số thu nợ
Cùng với doanh số cho vay thì doanh số thu nợ cũng là một chỉ tiêu mà Ngân hàng đặc biệt quan tâm. Doanh số thu nợ là tổng số tiền mà Ngân hàng đã thu hồi từ các khoản đã giải ngân trong một khoảng thời gian nhất định. Do đó, việc thu nợ được xem là công tác khá quan trọng trong hoạt động tín dụng, góp phần tái đầu tư tín dụng và đẩy nhanh tốc độ luân chuyển trong lưu thông.
4.2.3.1. Doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng
Qua 3 năm doanh số thu nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số thu nợ. Tỷ trọng năm 2006 là 82,69%, năm 2007 là 87,96%, đặc biệt năm 2008 doanh số thu nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất cao 92,98%. Ngược lại với doanh số thu nợ ngắn hạn, doanh số thu nợ trung và dài hạn chiếm tỷ trọng rất thấp. Tỷ trọng lần lượt qua 3 năm là 17,31% - 12,04% - 7,02%. Thực tế doanh số thu nợ phù hợp với doanh số cho vay hằng năm tại Ngân hàng. Trong doanh số cho vay thì cho vay ngắn hạn ln chiếm tỷ lệ cao qua các năm, điều này đã làm cho doanh số thu nợ cao và thu nợ ngắn hạn chiếm phần lớn trong tổng thu nợ.