Kỹ thuật ép dán

Một phần của tài liệu Giáo trình Thiết kế công nghệ (Nghề May thời trang Cao đẳng) (Trang 31 - 33)

1 .Khái quát quá trình sản xuất may công nghiệp

3. Kỹ thuật ép dán

Mục tiêu:

- Hiểu và trình bày được định nghĩa, cấu tạo dựng dính; các thiết bị ép dán; - Xây dựng được các thông số kỹ thuật và yêu cầu kỹ thuật của quá trình ép dán;

- Hiểu và trình bày được nguyên nhân dẫn đến ép dán không đạt yêu cầu.

3.1. Định nghĩa

Dán ép được hiểu là dán vật liệu dựng vào mặt nguyên liệu nhờ một lớp keo có trên mặt vật liệu dựng (ép mex) dưới tác dụng của lực ép và nhiệt độ.

Trong công nghiệp may hiện nay, dựng dính (mex) ngày càng tìm được ứng dụng rộng dãi nhờ tính năng kết dính dễ dàng với lớp vải chính, dễ sử dụng, dễ sản xuất mà vẫn đạt hiệu quả cơng việc.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới q trình ép dán: vải chính, keo mex, thiết bị, các thông số kỹ thuật.

3.2. Cấu tạo dựng dính.

Dựng dính là loại phụ kiện dùng để gia cố các chi tiết của sản phẩm bằng phương pháp ép dán. Sau khi ép dán, dựng dính sẽ bám dính vào vải chính nhờ một lớp keo phủ trên bề mặt dựng dính hoặc do tính chất ngun liệu của dựng dính. Dựng dính có hai loại.

- Dựng dính bằng chất nhiệt dẻo (termoplast) có tính chất nóng chảy ở nhiệt độ cao và lúc đó có tính keo dính. Đó là loại dựng dính từ các nguyên liệu như: Polyamid (PAD), Polyvichlorid (PVC), Polyetylen (POE)...

- Dựng dính trên bề mặt có phủ lớp chất nhiệt dẻo. Loại dựng dính này cịn gọi là Mex. Dưới tác dụng của nhiệt độ, áp suất trong một thời gian nhất định, lớp chất dẻo sẽ nóng chảy và dính liền mex vào ngun liệu chính.

a. Cấu tạo của mex: gồm hai phần - Lớp vải đế.

Lớp vải đế là lớp vải được dùng để phủ keo lên tạo thành mex.Nó có thể được tạo ra từ vải dệt thoi, dệt kim, vải không dệt, hoặc từ xơ xếp lại.Lớp vải đế có thế bị co khi ép dán với nguyên liệu chính do tác dụng nhiệt.

- Lớp keo dính.

Là lớp keo được phủ lên trên bề mặt của lớp đế. Nó được cấu tạo từ các chất nhiệt dẻo. Các chất nhiệt dẻo thường được sử dụng như:

- Polyvichlorid (PVC): PVC tan chảy ở nhiệt độ 125°C-130°C, nhiệt độ ép dán 155°C. Đối với loại mex này không được ép dán ở áp súât quá cao, có thể gây hỏng chi tiết hoặc làm lớp keo chảy sang mặt phải của sản phẩm.

-Polyamid (PAD): Nhiệt độ tan chảy 130°C-140°C, bị biến dạng khi giặt ở nhiệt độ 40°C-60°C.

-Polyetylen (POE): Nhiệt độ tan chảy 115°C nên có thể ép dán bằng bàn là.Loại này kém chất lượng hơn 2 loại trên, kém chịu đựng trong mơi trường hố chất

-Polyvynilacelat (PVC) Loại này ít khi được sử dụng.

Mật độ keo cũng có ảnh hưởng tới q trình dán ép và chất lượng của sản phẩm. Hạt keo mà càng to thì mật độ càng thưa và ngược lại. Đối với vải dày thì phải phải chọn loại mex có hạt to, vải mềm thì chọn loại mex có hạt nhỏ và mật độ dày. Khi ép dán cần phải lựa chọn loại mex cho phù hợp với loại vải chính để có chất lượng tốt nhất.

b. Phương pháp phủ keo dính lên vải đế.

Có ba phương pháp phủ keo dính lên vải đế.

- Phủ chất nhiệt dẻo ở dạng hạt lên vải đế: Các hạt chất nhiệt dẻo được phun đều lên vải đế, sau đó cán tráng ở nhiệt độ cao, chất keo dính sẽ bám dính một lớp dầy lên vải đế, từ đó ta được mex cán tráng.

- Phủ keo dính ở dạng kem nhuyễn.

Chất keo dính được phủ lên vải đế nhờ trục quay in trên bề mặt tiếp xúc giữa trục và mặt vải. Xuất hiện trên vải đế một lớp keo mỏng đều. Phương pháp này ta gọi là mex tráng.

- Phương pháp phun lên vải đế chất keo dính ở thể lỏng.

Phương pháp này có nguy cơ làm thẩm thấu keo dính sang bề mặt kia của vải đế. Dùng phương pháp này ta có mex hạt.

Một phần của tài liệu Giáo trình Thiết kế công nghệ (Nghề May thời trang Cao đẳng) (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)