- Hiểu và trình bày được nguyên nhân dẫn đến ép dán không đạt yêu cầu
4.5. Quy trình gấp gói, bao bì
Hình 1.22: Quy trình gấp gói, bao bì
Người xây dựng tài liệu kĩ thuật kiểm tra tài liệu kĩ thuật, nắm vững quy cách gấp sản phẩm, chất liệu nguyên liệu, số lượng sản phẩm và quy cách sắp xếp sản phẩm trong hộp, hòm..
VD: Sản phẩm sau khi gấp gói được đóng hịm.
+ Đóng 5 sản phẩm cùng cỡ, đồng màu trong 1 thùng carton.
+ Yêu cầu thùng carton 5 lớp ngồi có đậy nắp, đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu và có đai nẹp chắc chắn (2 ngang, 1 dọc).
+ Marking : In trực tiếp trên 2 mặt lớn nhất của thùng carton và đánh số thứ tự từ 1/ tổng đến hết.
Sản phẩm dùng để xác định kích thước phải được gấp gói hồn thiện, cỡ trung bình và đủ số sản lượng.
* Chú ý : Trong quá trình đo kích thước phải đặc biệt lưu ý đến độ dày
mỏng của chất liệu.
a. Kích thước ngồi cho hịm
Hình 1.23: Kích thước hịm hộp
- Chiều dài, rộng, cao của hộp = Chiều dài thực tế + Độ cử động của sản phẩm 1 cm và độ dày của giấy hịm hộp.
VD: kích thước khi gấp sản phẩm = 28 x 20 x 30 cm. Độ dày của hịm hộp = 2 cm.
Kích thước ngồi của hòm hộp = 31 x 23 x 33 (cm)
b. Kích thuớc ngồi cho kiện hàng
- Một kiện hàng gồm nhiều hộp con nên chiều, dài, rộng, cao của kiện sau khi hoàn thiện đo ngồi = Kích thước chiều dài, rộng, cao của hộp con + 2cm cử động cho mỗi chiều + 1 cm cử động cho mỗi hộp con (Dài, rộng, cao)
* Chú ý :
+ Độ cử động trên khơng tính cho kiện hàng có đệm nắp
+ Độ cử động là độ dày của giấy làm hòm + khoảng cách từ sản phẩm hồn thiện đến các mặt trong của hịm.
+ Phải ghi rõ địa chỉ, ngày, tháng, năm đóng kiện. Cần sắp xếp và vẽ trang trí ngồi kiện theo đúng yêu cầu của khách hàng
* Các quy định chung :
- Trong một kiện hàng phải đóng theo cỡ vóc, màu sắc của phịng kĩ thuật tác nghiệp
- Các kiện hàng đóng xong phải để cách mặt đất 20 cm, cách tường 50 cm. - Kiện hàng xếp chồng lên nhau không quá 5 kiện, phân ra từng lô hàng,
các mặt ghi địa chỉ quay ra ngồi và có đánh dấu mũi tên giới hạn từng lô hàng.
- Mỗi lô hàng phải xếp cách nhau 1 lối đi để tiện việc kiểm tra
- Hàng để trong kho phải đảm bảo các yêu cầu phòng chống chuột bọ, mối
mọt và phòng chống cháy.
JYDEN Pipi Teen A/S Production No............. Style No:................... Color No :.................... Size:..................... Qty:.......................... Gr. Weight:................... Meas C/No: ...........of................
CÂU HỎI
1. Nêu đặc điểm cơ bản của sản xuất may cơng nghiệp? 2. Trình bày các phương pháp trải vải?
3. Trình bày các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình cắt ? 4. Hãy kể tên các thiết bị ép dán?
5. Trình bày các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình là?
GHI NHỚ
- Đặc điểm cơ bản của sản xuất may công nghiệp- Phân loại các dấu hiệu nhân trắc
- Quy trình và phương pháp trải vải.
BÀI 2
XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT CỦA SẢN PHẨM Mã bài: MĐ MTT 26-2
Giới thiệu:
Tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm là một bộ văn bản kỹ thuật do khách hàng hay doanh nghiệp lập ra để các bộ phận liên quan tham khảo và áp dụng trong suốt quá trình sản xuất một mã hàng. Ở một số doanh nghiệp, người ta còn gọi đây là tài liệu kỹ thuật. Việc soạn thảo tiêu chuẩn kỹ thuật cần chính xác, khoa học và đầy đủ mới có thể đạt hiệu quả cao về chất lượng cũng như năng suất của quá trình tổ chức sản xuất.
Quy trình sản xuất bao gồm các tài liệu kỹ thuật sau đây:
1. Hình vẽ mơ tả mẫu và bản thơng số kích thước bán thành phẩm và thành phẩm.
2. Bản hướng dẫn sử dụng nguyên phụ liệu và tiêu hao nguyên phụ liệu. 3. Tiêu chuẩn giác sơ đồ.
4. Quy trình cho phân xưởng cắt. 5. Quy cách may sản phẩm. 6. Quy trình may sản phẩm.
7. Thiết kế dây chuyền công nghệ. 8. Thiết kế mặt bằng phân xưởng.
9. Quy cách bao gói hịm hộp cho phân xưởng đóng gói.
Những tài liệu kỹ thuật này thiết kế trên giấy rời dể dễ dàng sửa đổi và được đưa đến những đơn vị liên quan. Tại phịng kỹ thuật phải có bản lưu. Khi muốn thay đổi điều gì phải có chữ k ý của phụ trách đơn vị ở các nơi liên quan
Mục tiêu của bài:
Mô tả được sản phẩm bằng hình vẽ và thuyết minh sản phẩm;
Lập được bảng tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm, dễ hiểu, rõ ràng, đầy đủ, đúng quy định;
Xây dựng được định mức nguyên phụ liệu của đơn hàng;
Rèn luyện phương pháp tính tốn để tính định mức ngun phụ liệu và có ý thức tiết kiệm nguyên liệu trong sản xuất.
- Nghiên cứu đơn hàng
- Nghiên cứu sản phẩm
- Thơng số kích thước thành phẩm và bán thành phẩm
- Lập bảng hướng dẫn sử dụng nguyên phụ liệu
- Xây dựng định mức nguyên phụ liệu
- Xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật sản phẩm