- Hiểu và trình bày được nguyên nhân dẫn đến ép dán không đạt yêu cầu
4.2. Kỹ thuật là
"Là" là quy trình xử lý sản phẩm thơng qua tác dụng nhiệt, lực ép và độ ẩm nhằm tạo phom cho sản phẩm hoặc khiến cho sản phẩm có hình dáng đẹp hơn trước.
Người ta phân biệt thành hai loại là:
- Là bán thành phẩm: là ở các cơng đoạn.
- Là hồn thiện: là sau khi sản phẩm đã hoàn thiện.
a. Các loại hình là khác nhau trong may cơng nghiệp.
- Là lật, là rẽ đường may: Là cách dùng phương pháp là hoàn chỉnh các đường can cho êm phẳng và khơng bị dày.
- Là định hình các chi tiết rời hoặc các bộ phận rời cần định hình khn mẫu như nẹp, cầu vai, cổ, măng sec, túi... để tạo điều kiện cho khâu may được đạt chất lượng, đảm bảo năng suất.
- Là tạo hình: khi là tạo hình ta là tấm vải phẳng thành những hình dáng cong theo hình dáng cơ thể hay theo mốt đang hiện hành. Đơi khi ta cũng tạo hình dáng cong ơm lấy cơ thể ở phần mông và ngực bằng cách chiết ly thân sau quần và chiết ly ngực. Phương pháp là tạo hình phụ thuộc vào phương pháp thiết kế đã được sử dụng để cắt. Mức độ tạo hình phụ thuộc vào loại nguyên liệu. Loại nguyên liệu mềm mại, mỏng thì là tạo hình dễ dàng bị mất đi những hình dáng mới được tạo ra do là tạo hình thì khi tiến hành là ta phải cẩn thận hơn.
Khi là tạo hình ta là trực tiếp vào mặt trái của vải, khơng qua lớp lót đệm nên nhiệt độ của bàn là khơng được quá cao để không được làm cháy hoặc ố vải. Những chỗ cần là tạo hình ta thấm nước sạch vào và là sao cho có chỗ thì bị giãn ra (là bai) và có chỗ bị thu lại (là thu) tùy theo hình dáng ta cần.
- Là hồn chỉnh sản phẩm: Là hồn chỉnh có tác dụng làm phẳng mặt vải, loại trừ những vết bỏng và những dấu vết khác có thể để lại sau khi may và tạo dáng hoàn chỉnh cho sản phẩm. Nếu là tốt ta có thể làm đẹp thêm dáng sản phẩm và tăng giá trị của nó, ngược lại nếu là khơng đạt yêu cầu có thể làm hỏng cả dáng sản phẩm. Trong khi là hồn chỉnh khơng những ta phải giữ được hình dáng trong khi là tạo hình mà ta cịn phải hồn chỉnh hình dáng sản phẩm ở mức cao hơn. Đó là giữ được độ mo của ngực, ở bả vai, ở mơng và ở vịng eo và dáng đứng của vải. Những chỗ phẳng thì ta là trên đệm gối, ống quần là trên tay đòn.
Những sản phẩm cao cấp ta là trên máy là ép. Máy là ép có nhiều loại được chế tạo theo hình dáng của sản phẩm khác nhau. Khi là ta lần lượt các bộ phận trên những máy khác nhau. Những chi tiết nhỏ còn lại ta là bằng bàn là tay.
b. Các thiết bị, dụng cụ là.
- Bàn là: gồm một vỏ kim loại bảo vệ người sử dụng cũng như các chi tiết
bên trong ruột bàn là. Tay cầm để điều chỉnh hướng bàn là. Tay cầm có một lớp cách nhiệt, được thiết kế phù hợp. Mặt bàn là tiếp xúc với sản phẩm và làm nhiệm vụ truyền nhiệt. Mặt bàn là thn nhọn về phía trên để tiện thao tác cho các góc nhỏ. Hình dáng của mặt bàn là có thể được thiết kế tùy theo yêu cầu công việc.
+ Tạo nhiệt và điều chỉnh nhiệt độ.
Nhiệt độ là (đến khoảng 240oC) được tạo ra bởi bàn là điện. Việc điều chỉnh nhiệt độ được thực hiện thông qua một rơ le nhiệt. Rơ le đảm bảo cho bàn là có nhiệt độ như đặt trước: Điện tự ngắt khi nhiệt độ lên đến điểm đặt trước. Khi nhiệt độ hạ xuống, rơ le lại tự động đóng điện. Giới hạn là +/-5oC. Một kim
chỉ vào bảng nhiệt độ giúp ta điều chỉnh bàn là: Trên bảng có ghi nhiệt độ, tên nguyên liệu, hoặc ký hiệu chế độ chăm sóc.
+ Là nhiệt (khơng dùng hơi nước).
Nhiệt độ được tạo ra bởi một bàn là điện. Nhiệt độ có thể điều chỉnh từ 60- C- 220C vỡ thế có thể phù hợp với các loại nguyên liệu khác nhau.
Hình 1.8. Bàn là nhiệt + Là hơi:
Hình 1.9. Bàn là hơi. Người ta phân biệt hai nguyên tắc tạo hơi nước:
- Tạo hơi bằng áp suất khơng khí
Dưới điều kiện áp suất khơng khí bình thường, nước bốc hơi ở nhiệt độ 100oC. Ở những bàn là tự tạo hơi (bàn là gia đình) nước nhỏ giọt lên mặt bàn là và bốc hơi. Hơi nước có nhiệt độ tối đa 100oC
Hơi được tạo ra trong thân bàn là. Chỗ chứa nước càng lớn, càng sử dụng được lâu.
- Tạo hơi bằng cách tăng áp suất
Với cách tạo hơi nước bằng tăng áp suất, nước được làm nóng trong một bộ phận có áp suất cao. Nhiệt độ bốc hơi có thế đạt ở mức cao hơn. Trên bàn là có thể hiện các thông số về nhiệt độ và áp suất. Trong công nghiệp dệt may, người ta sử dụng áp suất từ 5-10 bar và nhiệt độ bốc hơi là 150oC-170oC.
- Có hai phương pháp tạo hơi ẩm:
+ Tạo ẩm ngay trong thân bàn là: Nước được đưa đến đế bà là bằng một hệ
thống ống dẫn. Nước bốc hơi do nhiệt của bàn là. Hơi nước được tạo ra có nhiệt độ khoảng 100oC, khi khí bị lạnh đi một chút sẽ tạo thành nước. Nước dùng tạo hơi nằm ngay trong thân bàn là hoặc trong một bình chứa rồi được dẫn vào qua một chiếc ống nhỏ. Loại bàn là này được gọi là bàn là hơi.
+ Tạo hơi ẩm bằng thiết bị riêng biệt: nước bay hơi trong một bể chứa có áp suất cao (có thể lên tới 10bar), hơi được đưa tới bàn là qua một ống dẫn. Hơi nước có nhiệt độ là 100oC và giúp cho sản phẩm nhanh nóng lên hơn. Lượng hơi nước thốt ra dưới mặt bàn là được điều chỉnh bằng một nút hoặc cơng tắc phía trên tay cầm. Sự sắp xếp các lỗ thoát hơi cũng như số lượng của chúng tùy thuộc vào mục đích là. Bàn là loại này được gọi là bàn là hơi áp suất cao.
- Cầu là:
Cầu là dùng để hỗ trợ quá trình là dễ dàng hơn và làm tăng thêm công dụng của bàn là.
c. Chuẩn bị trước khi là:
Kiểm tra điện
- Kiểm tra các dây dẫn, khi cắm phích xong phải kiểm tra xem điện có truyền ra vỏ bàn là không bằng cách dùng bút thử điện
- Không được đi chân đất khi là, không đứng chỗ ẩm ướt
Kiểm tra nhiệt
- Người thợ cần phải kiểm tra độ nóng của bàn là xem đã đủ độ nóng chưa mơi được tiến hành là. Bàn là điện có đèn báo tự động và các nấc chỉ tên nguyên liệu, ta phải kiểm tra xem mũi tên chỉ đúng loại nguyên liệu ma ta định dùng chưa để có điều chỉnh phù hợp. Để chắc chắn ta có thể lật ngược bàn là, nhỏ một giọt nước lạnh lên nếu thấy nước sôi và bắn tung toé ra những hạt nhỏ ly ty và khô trong khoảnh khắc thì bàn là q nóng khơng được là trên sản phẩm vì như vậy sẽ làm biến dạng sản phẩm.
- Ta có thể thử bằng cách là lên một miếng vải vụn của nguyên liệu. Nếu bàn là quá nóng sẽ thấy:
+ Vải màu xanh chuyển sang màu tím đỏ
+ Vải tơ nhân tạo (Axetat) có mùi chua bốc lên + Hàng pha sợi tổng hợp sẽ dính đế bàn là
+ Hàng len dạ chuyển sang màu vàng và có mùi khét
Khi đó cần phải ngắt điện, chờ nhiệt độ bàn là giảm mới được là.
d.Kỹ thuật là.
Quá trình là ủi là 1 q trình trong đó ta tác đồng lên vải đồng thời 4 yếu tố : nhiệt độ, áp suất, độ ẩm, thời gian.
Dưới tác dụng của áp suất, những chỗ nhàu nát và bị gấp nếp trên vải được phẳng ra, sợi vải được nén ép xuống khiến cho độ dày của nguyên liệu giảm đi.
Nhiệt độ có tác dụng rút ngắn thời gian là. Nhiệt độ để là nằm trong khoảng 110 - 2600C. Khi là ở nhiệt độ cao bàn là phải được di chuyển liên tục trên bề mặt vải, nếu khơng có thể gây ra cháy sém mặt vải. Nhiệt độ của bàn là phải phù hợp với nguyên liệu ấy để tránh làm cháy sém mặt vải.
Độ ẩm cũng là 1 tác nhân quan trọng trong khi là. Tất cả các loại vải đều dễ thấm ẩm từ khơng khí và bao giờ chúng cũng có 1 độ ẩm nhất định, trừ loại vải từ sợi tổng hợp. Khi là ta làm tăng độ ẩm của vải bằng cách vảy nước thấm bằng giẻ hay là ta làm tăng độ ẩm của vải bằng cách vảy nước thấm nước bằng giẻ hay là qua 1 tấm vải ẩm đặt trên vải chính để là hoặc dùng bàn là hơi. Nhờ có nhiệt độ bàn là, nước ở vải lót sẽ bốc hơi và thấm đều vào vải. Độ ẩm khiến
vải mềm mại, dễ là hơn và tránh làm bóng mặt vải. Nếu là hơi thì sau khi là nhất thiết phải treo sản phẩm lên để hơi nưíc cịn lại bốc hơi đi.
Thời gian là phụ thuộc vào nhiệt độ, độ ẩm và loại vải được là.
Phương pháp là những loại vải khác nhau theo từng loại nguyên liệu: - Vải sợi bơng: ta có thể là khơ, là hơi càng tốt. Có thể là cả hai mặt trái
phải, nhiệt độ là từ 180 - 2000C.
- Vải lanh: bao giờ cũng đòi hái là hơi, ngồi ra cũng giống như vải bơng.
Vải lanh phải là ở nhiệt độ cao thì míi đạt kết quả, giữ nếp. Vải lanh chịu được nhiệt độ cao nhất trong tất cả các lọai vải.
- Vải len dạ: đòi hỏi trong khi là phải quan tâm đặc biệt. Ta là mặt trái vải qua lượt vải lót ướt, nếu muốn là bai hoặc là thu thì ta thấm nước vào vải và là trực tiếp lên vải không qua vải lót. Nếu vải len có nhiều lơng thì ta cịn đặt 1 tấm vải lót khơ bên dưíi tấm vải lót ưít để lơng khơng bị bẹp, nhiệt độ là khoảng từ 165 - 1900C.
- Vải sợi tơ tằm: ta là khơ thẳng trên vải hay qua 1 líp vải lụa máng. Một số
vải sợi tơ tằm ta có thể là qua vải ưít nhưng có 1 số lại khơng là ưít được vì nưíc làm loang lổ vải. Nhiệt độ là từ 140 - 1650C.
- Vải tơ nhân tạo Visco và axetat: ta là khô thẳng lên vải. Víi loại vải lụa
làm lót hoặc vải bóng ta có thể là mặt phải vải qua líp lụa máng. - Vải sợi Polyamid: ta là khô dưới nhiệt độ thấp
-Vải sợi Polyester: ta là như hàng len dạ, nếp là giữ được lâu và chỉ xoá được dưới nhiệt độ cao.
e. Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình là.
- Nhiệt độ: Cùng với độ ẩm khi là, nhiệt độ là tác động lên phom sản phẩm.
Nhiệt độ là cũng phụ thuộc vào: Độ chịu nhiệt của sp. Ví dụ với các sản phẩm cotton chịu được nhiệt cao hơn các loại vải nhân tạo, như vậy khi là các loại vải nhân tạo không nên cho nhiệt độ cao sẽ dẫn đến bóng, cháy vải. Tùy từng loại vật liệu mà điều chỉnh nhiệt độ là cho phù hợp vì khi nhiệt độ tác dụng lên sản phẩm khơng đủ nóng và thời gian không đủ lâu, sẽ không đạt được kết quả như mong muốn.
- Thời gian: Như đã nói ở trên, tùy từng loại vật liệu và vị trí là mà điều chỉnh nhiệt độ là cho phù hợp, bên cạnh đó, thời gian cũng rất quan trọng. Nếu nhiệt độ là thích hợp với sản phẩm và mục đích là nhưng thời gian là khơng đủ lâu, nhiệt độ chưa kịp truyền tới vật liệu dẫn tới không đạt kết quả như mong muốn. Ngược lại, nếu thời gian là lâu, nhiệt độ truyền tới vật liệu quá lâu sẽ dẫn tới cháy, bóng vải.
- Áp lực: Lực ép giúp tạo tiếp xúc giữa bàn là và sản phẩm, truyền nhiệt độ
sang sản phẩm. Dưới tác dụng của lực ép, những chỗ nhàu nát và bị gấp nếp trên mặt vải sẽ được phẳng ra, sợi vải được nén xuống khiến cho độ dày nguyên liệu giảm đi.
- Độ ẩm: Cũng là một tác nhân quan trọng khi là. Tất cả các loại vải đều dễ thấm ẩm từ khơng khí và bao giờ cũng có một độ ẩm nhất định, trừ loại vải từ sợi tổng hợp. Khi là, ta làm tăng độ ẩm của vải bằng cách vảy nước thấm bằng giẻ hay ta là qua một tấm vải ẩm đặt trên vải chính để là hoặc dùng bàn là hơi. Độ ẩm giúp vải mềm mại, dễ là, khơng bị bóng mặt vải.
f. Kiểm tra chất lượng là.
Chất lượng là ảnh hưởng lớn đến chất lượng của sản phẩm, là có tác dụng làm phẳng mặt vải, phẳng đường may, tạo nếp, tạo ly, tạo dáng cho sản phẩm, loại trừ những vết gấp & những dấu vết khác có thể để lại trên sản phẩm. Nếu là tốt sẽ làm đẹp thêm dáng của sản phẩm & tăng giá trị của nó, ngược lại nếu là khơng đạt u cầu có thể làm hỏng cả dáng của sản phẩm mặc dù chất lượng may tốt.
Sau khi là xong phải kiểm tra chất lượng của toàn bộ sản phẩm là đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của khách hàng.