Nguyên tắc và sự cần thiết của quản lý Nhà nước đối với dự án đầu tư

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN (Trang 28 - 33)

7. Kết cấu của luận văn

1.2. Quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư cơ bản từ vốn ngân sách Nhà

1.2.3. Nguyên tắc và sự cần thiết của quản lý Nhà nước đối với dự án đầu tư

đối với dự án đầu tư

* Nguyên tắc, yêu cầu quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư:

Các nguyên tắc quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư có những nét chung của khoa học quản lý và được vận dụng cụ thể vào quản lý hoạt động đầu tư. QLNN đối với các dự án đầu tư bằng NSNN cần quán triệt các nguyên tắc cơ bản sau :

Nguyên tắc thứ nhất: Thống nhất giữa lãnh đạo chính trị và kinh tế,

kết hợp hài hoà giữa hai mặt kinh tế và xã hội.

Nguyên tắc này được thể hiện ở các chính sách vĩ mơ của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, về cơ cấu của đầu tư, về vai trò của Nhà nước trong đầu tư, các chính sách đối với người lao động thuộc lĩnh vực đầu tư, các chính sách bảo vệ môi trường, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đảm bảo an ninh quốc phòng và tăng cường hợp tác quốc tế trong đầu tư.

Nguyên tắc thứ hai : Tập trung, dân chủ.

Nguyên tắc này đòi hỏi khi giải quyết bất kỳ một vấn đề gì của hoạt động đầu tư, một mặt phải dựa trên ý kiến, nguyện vọng, lực lượng và tinh thần chủ động sáng tạo rộng rãi của các đối tượng bị quản lý, mặt khác địi hỏi phải có một trung tâm quản lý tập trung và thống nhất với mức độ phù hợp, vừa đảm bảo không ôm đồm quan liêu vừa không tự do “vơ Chính phủ” và tình trạng “vơ chủ” trong quản lý. Tinh thần của nguyên tắc này yêu cầu đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa hai mặt tập trung và dân chủ. Tập trung phải trên cơ sở dân chủ, đồng thời dân chủ phải trong khuôn khổ tập trung.

Nguyên tắc thứ ba: Quản lý theo ngành, kết hợp với quản lý theo địa phương và vùng lãnh thổ.

Nguyên tắc này là sự kết hợp một cách khách quan từ hai xu hướng của phát triển kinh tế là chun mơn hố theo ngành và phân bố sản xuất theo vùng lãnh thổ. Ví dụ như cơ quan địa phương chịu trách nhiệm quản lý về mặt hành chính và xã hội đối với mọi đối tượng nằm ở địa phương, đồng thời cũng thực hiện chức năng quản lý về kinh tế đối với tất cả các hoạt động đầu tư diễn ra ở địa phương theo mức độ được Nhà nước phân cấp. Quản lý theo ngành kết hợp với quản lý theo vùng lãnh thổ là sự kết hợp hài hịa trên cơ sở có sự phân cơng, phân cấp một cách rõ ràng về chức năng nhiệm vụ giữa các cấp: quản lý về chuyên môn kỹ thuật theo ngành của bộ quản lý ngành ở Trung ương đối với các hoạt động đầu tư & các DAĐT trên phạm vi toàn

quốc với quản lý hoạt động đầu tư & các DAĐT của các cấp chính quyền địa phương (vùng lãnh thổ) theo chức năng quản lý của cơ quan nhà nước ở điạ phương. Sự kết hợp này sẽ đảm bảo nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và tránh chồng chéo hay bỏ sót các nội dung quản lý.

Nguyên tắc thứ tư: Tuyệt đối thận trọng trong quản lý các dự án Ngun tắc này địi hỏi cơng tác QLNN đối với các dự án đầu tư: tất

cả các vấn đề phải được xem xét kỹ càng, không được làm tắt hay bỏ qua giai đoạn đã đề ra. Nguyên tắc này phải được quán triệt trong thẩm định, trong giám sát thi công dự án.

Nguyên tắc thứ năm: Coi trọng hàng đầu chất lượng cơng trình

Không được hy sinh chất lượng, tùy tiện thay đổi thiết kế vì một lý do khơng chính đáng nào đó. Tuy nhiên chất lượng hàng đầu khơng có nghĩa là đảm bảo bằng được chất lượng với bất kỳ giá nào. Trong những điều kiện cụ thể nếu để có chất lượng như tính tốn mà phải trả giá quá sức thì dự án bị coi là bất khả thi trong hiện tại và sẽ được tái xét để sử dụng khi khả năng tài chính cho phép.

Nguyên tắc thứ sáu: Kết hợp Việt Nam- cơ bản - hiện đại

Nguyên tắc này đòi hỏi về mặt thẩm mỹ, các cơng trình phải thể hiện bản sắc dân tộc trong thế đi lên cùng thời đại. Nguyên tắc này phải được quán triệt trước hết trong khâu thiết kế.

* Sự cần thiết của QLNN đối với dự án đầu tư

Sở dĩ Nhà nước phải quản lý các dự án quốc gia là vì một lẽ thường tình. Đó là vốn của Nhà nước bỏ ra hoặc coi như Nhà nước bỏ ra (khi các dự án là do viện trợ khơng hồn lại, mà Nhà nước là người đứng ra tiếp nhận và sử dụng). Chính vì thế, mọi dự án quốc gia đều có một Ban quản lý dự án ( QLDA) kèm theo. Các ban này có thể là lâm thời, nếu đó là dự án lớn, quan

trọng, kéo dài nhiều năm. Ban này cũng có thể là thường nhiệm, tồn tại ngay cả khi khơng có dự án nào hoặc cùng lúc quản lý nhiều dự án.

Nhưng quản lý của các Ban QLDA chưa phải là tất cả sự QLNN đối với dự án quốc gia. Các ban QLDA vẫn phải được sự quản lý của các cơ quan QLNN khác là vì:

- Ban QLDA chỉ chuyên quản với tư cách chủ đầu tư. Họ là người đại diện cho Nhà nước về mặt vốn đầu tư, có sứ mạng làm cho vốn sớm biến thành mục tiêu đầu tư. Như vậy các ảnh hưởng khác của dự án không được họ quan tâm hoặc họ khơng có trách nhiệm và khơng đủ khả năng quan tâm. Nếu khơng có sự quản lý nhà nước đối với các ban QLDA này, các ban QLDA quốc gia trong khi theo đuổi các mục đích chun ngành có thể làm tổn hại quốc gia ở các mặt mà họ không lường hết hoặc không quan tâm đến.

- Mặt khác, bản thân các ban QLDA cũng có thể khơng thực hiện trọn vẹn trách nhiệm đại diện sở hữu vốn, từ đó sử dụng vốn sai mục đích, kém hiệu quả, thậm chí chiếm cơng vì tư.

1.2.4. Phạm vi, cơng cụ quản lý Nhà nước về dự án đầu tư xây dựng cơ bản

* Phạm vi Nhà nước quản lý các dự án:

Một là, quản lý các chủ đầu tư khi họ xác định mục tiêu đầu tư sao

cho mục tiêu đó là tối ưu cho họ, cho xã hội và cho Nhà nước;

Hai là, quản lý sao cho các mục tiêu của dự án đạt được như đã định.

Đây chính là việc giám sát, kiểm tra hoạt động của các dự án để ngăn chặn tình trạng “Treo đầu dê, bán thịt chó” của các dự án.

- Nhà nước quản lý tình trạng tài chính của các dự án:

Tài chính ln là khâu chính yếu trong hoạt động của dự án. Tất cả các chủ đầu tư đều khơng thể lơ là khâu này, do đó họ phải quản lý chặt chẽ tài chính của dự án, nhất là khi thực hiện ủy nhiệm chi.

- Nhà nước quản lý phương hướng và biện pháp huy động các nguồn lực vào dự án:

Việc thực hiện dự án nào cũng kéo theo việc huy động vốn, mua thiết bị, nguyên liệu, vật tư, nguồn nhân lực và chất xám. Vì vậy khi phê duyệt các dự án, Nhà nước phải xem xét các giải pháp về

+ Phương thức huy động vốn;

+ Nguồn nhập thiết bị và nguyên liệu;

+ Loại công nghệ, thiết bị, nguyên liệu được sử dụng là gì;

+ Nguồn nhân lực trong nước, nước ngoài, vùng nào, nước nào... Đặc biệt đối với các dự án dùng NSNN thì Nhà nước phải quan tâm đến việc sử dụng nguồn tài chính và những tổn thất ngân sách của Nhà nước nhất là trong khâu đầu tư xây dựng cơ bản.

- Nhà nước quản lý chất lượng công trình của dự án:

Trong QLNN đối với các dự án đầu tư, Nhà nước cần quản lý kết quả về số lượng và chất lượng cơng trình xây dựng cơ bản cũng như tốc độ và thời hạn của chúng. Trong thời gian vừa qua rất nhiều dự án của Nhà nước không được quản lý tốt về mặt này nên thường hoàn thành chậm, chất lượng xấu. Các ban QLDA thường dễ dãi với nhà thầu thi cơng, bỏ qua thiếu sót về chất lượng thi cơng, thiếu sót trong vật liệu xây dựng....Điều đó chắc chắn có sự thơng đồng giữa hai bên để đục khoét tiền công quỹ. Nhà nước quản lý chất lượng cơng trình đồng thời cũng để quản lý tài chính.

- Nhà nước quản lý vị trí địa lý của dự án được thực thi:

Dự án nào cũng có địa chỉ của nó. Vấn đề điểm đặt cơng trình của dự án có ý nghĩa kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội, vệ sinh mơi trường....trong nhiều trường hợp cịn có ý nghĩa quốc phịng. Do đó Nhà nước phải quản lý dự án về địa điểm thực thi.

* Công cụ quản lý hoạt động đầu tư:

Để đạt các mục tiêu quản lý và thực hiện chức năng quản lý của mình, với tư cách là chủ thể quản lý kinh tế Nhà nước sử dụng các công cụ quản lý kinh tế. Đối các hoạt động đầu tư cũng vậy, Nhà nước sử dụng hệ thống các công cụ quản lý sau đây:

+ Hệ thống pháp luật: liên quan đến hoạt động đầu tư và quản lý các dự án đầu tư có nhiều văn bản pháp luật như luật đầu tư công, luận đấu thầu, luật doanh nghiệp, luật xây dựng, luật đất đai... và hệ thống các văn bản dưới luật kèm theo về quản lý hoạt động đầu tư như các quy chế về quản lý hành chính, vật tư, thiết bị...

+ Các chính sách là địn bẩy kinh tế như chính sách giá cả, tiền lương, xuất nhập khẩu, thuế...

+ Hệ thống các định mức và tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật.

+ Các quy hoạch tổng thể và chi tiết của ngành và địa phương về đầu tư và xây dựng.

+ Các kế hoạch định hướng và kế hoạch trực tiếp về đầu tư. + Danh mục các dự án đầu tư.

+ Các hợp đồng ký kết với các cá nhân và đơn vị hồn thành các cơng việc của quá trình thực hiện dự án.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w