Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016 Cộng 1. Số dự án thẩm tra (dự án) 1.192 1.429 1.498 1.082 1.328 6.529 2. Giá trị quyết toán được thẩm tra, phê duyệt
2.103,878 4.076,724 4.638,326 3.560,98 1 3.582,94 4 32.690,678 3. Giá trị cắt giảm qua thẩm tra 12.881 13.529 16.641 11.263 9.302 63.616
(Nguồn: Sở Tài chính tỉnh Quảng Ngãi)
Từ số liệu trong Bảng 2.7, từ năm 2012 đến năm 2016 Sở Tài chính tỉnh đã thẩm tra, trình phê duyệt quyết tốn 6.529 dự án hoàn thành với tổng giá trị quyết tốn là: 32.690,678 triệu đồng. Q trình thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư đã cắt giảm, loại bỏ những giá trị khối lượng không đúng của chủ đầu tư và đơn vị thi cơng góp phần giảm trừ thanh toán và tiết kiệm cho NSNN là: 63.616 triệu đồng.
2.3. Những tồn tại hạn chế
2.3.1. Tồn tại, hạn chế
Tuy bước đầu tỉnh đã có những chuyển biến tích cực trong việc kế hoạch hóa vốn đầu tư; song việc phân bổ vốn vẫn cịn dàn trải, thiếu tính tập trung cho các mục tiêu quan trọng; chưa gắn công tác quy hoạch với kế hoạch ĐTXD, ghi vốn cho một số dự án chưa sát với thực tế dẫn đến điều chỉnh kế hoạch nhiều lần. Trong lựa chọn đầu tư, chưa có phương pháp đánh giá cụ thể và khách quan về lợi ích KT-XH của từng dự án để làm cơ sở xác định thứ tự ưu tiên các dự án một cách thuyết phục. Đánh giá tác động mơi trường nếu có chỉ là hình thức.
Mặt khác, khi thời gian thực hiện một dự án bị kéo dài, giá trị sử dụng của cơng trình sẽ bị sụt giảm vì những điều kiện KT-XH đã khác so với lúc lập dự án. Cơng trình càng bị kéo dài thì giá đất càng tăng kéo theo tiền bồi thường giải phóng mặt bằng tăng. Đồng thời làm tăng rủi ro chênh lệch giá vật liệu xây dựng, đẩy giá trị tổng dự tốn cơng trình tăng lên, dẫn đến lãng phí vốn và tài sản của xã hội.
Ngồi ra, cơng tác xã hội hóa vốn đầu tư chưa được quan tâm đúng mức, có trường hợp để được cho chủ trương đầu tư một dự án, các sở, ngành, địa phương đề nghị xin vốn NSNN từ 70% đến 80%, phần còn lại huy động các nguồn vốn khác từ 20% đến 30%. Nhưng khi lập dự án, các chủ đầu tư cắt giảm quy mô để TMĐT không vượt 80% so với chủ trương ban đầu, để được thanh toán hết phần vốn NSNN mà không hề quan tâm đến nguồn vốn huy động của người hưởng lợi từ dự án.
2.3.1.2. Công tác lập dự án đầu tư xây dựng
Tổng mức đầu tư là một chỉ tiêu được phân tích, tính tốn và xác định trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, là chi phí dự tính của dự án, là cơ sở để chủ đầu tư lập kế hoạch và quản lý vốn khi thực hiện ĐTXD cơng trình. Việc xác định tương đối chính xác TMĐT là rất quan trọng để tránh việc khi thực hiện, vốn đầu tư tăng lên hoặc giảm xuống quá lớn so với dự kiến ban đầu, dẫn đến không cân đối được nguồn, ảnh hướng đến khả năng trả nợ của dự án. Do đó
cần xác định cơ cấu, nội dung các khoản mục chi phí trên cơ sở căn cứ tính tốn và các định mức sử dụng.
Bên cạnh đó danh mục các sở, ngành và các huyện, thành phố có nhu cầu đăng ký quá nhiều so với khả năng cân đối của tỉnh nên không thể sắp xếp thứ tự ưu tiên, dẫn đến có những dự án phải đầu tư khẩn cấp, gây bị động cho công tác phân bổ kế hoạch.