Đặc điểm của môi trường văn hóa

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Xây dựng môi trường văn hóa ở thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam (Trang 27)

7. Bố cục của luận văn

1.1. Cơ sở lý luận về xây dựng mơi trường văn hóa

1.1.3. Đặc điểm của môi trường văn hóa

Đối với mỗi quốc gia, dân tộc, mỗi vùng miền, đơn vị cơ sở... phù hợp với những đặc thù của mình (về điều kiện tự nhiên, phương thức sống, điều kiện văn hóa, xã hội...), MTVH của nó đều mang những sắc thái riêng biệt. Tuy nhiên sự khác biệt này chỉ là tương đối, MTVH dù ở thời đại nào, ở cấp độ nào cũng mang những đặc điểm chung cơ bản như sau:

- Xu hướng phát triển chung của MTVH phản ánh mối quan hệ tiếp

nối biện chứng giữa truyền thống và hiện đại. MTVH ln gắn bó với một cộng đồng, một dân tộc nhất định, cộng đồng dân tộc trở thành bền vững khi đã tạo dựng được một bề dày truyền thống trong lịch sử. Truyền thống đó là các giá trị tinh hoa do lịch sử để lại, đã được chắt lọc qua thử thách của thời gian, được kết tinh trong các phong tục, tập quán, lễ thức tốt đẹp của cộng đồng. Nhưng truyền thống không phải là "nhất thành bất biến", nó khơng ngừng vận động và được nâng cao theo yêu cầu phát triển của xã hội, được bổ sung thêm những nhân tố mới trong q trình giao lưu văn hóa để phù hợp

với sự phát triển của thời đại. Theo đó, trong bối cảnh tồn cầu hóa và hiện đại hóa như tại Việt Nam, MTVH không ngừng được bồi đắp các giá trị, chuẩn mực mới, đồng thời bảo lưu các giá trị cốt lõi, tìm cách hàn gắn những giá trị truyền thống tốt đẹp bị mai một và chuyển đổi các giá trị truyền thống khơng cịn phù hợp. Với ý nghĩa đó, định hướng MTVH ở nước ta hiện nay nhất thiết phải là sự kế thừa và phát triển tiếp nối những giá trị tinh hoa truyền thống (truyền thống u nước, tinh thần đồn kết cộng đồng, lịng tự hào dân tộc...) với những giá trị nhân bản hiện đại, tinh hoa văn hóa nhân loại để phát triển đất nước. Tại Nhật Bản, một hình mẫu quốc gia có tinh thần gìn giữ giá trị văn hóa truyền thống, tạo lập bản sắc cho MTVH, các giá trị truyền thống chẳng những không mâu thuẫn với nhịp điệu của đời sống công nghiệp mà còn tạo nên sự hài hòa của một xã hội văn minh, đã tạo ra một sự phát triển thần kỳ.

Như vậy, MTVH muốn phát triển bền vững phải đảm bảo tính kế thừa trong sự vận động và phát triển của MTVH. Đúng như đồng chí Đỗ Mười (nguyên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam) đã nhấn mạnh: "Việc tạo ra mơi trường văn hóa của chủ nghĩa xã hội, trong đó là sự kết hợp hài hịa giữa các giá trị truyền thống và giá trị hiện đại, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn là trách nhiệm to lớn của toàn Đảng và toàn dân ta...".

- MTVH ln có sự đan xen giữa cái cũ và cái mới, cái bảo thủ, lạc

hậu và cái tiên tiến, văn minh, giữa giá trị và phản giá trị. MTVH là kết tinh thành quả lao động sáng tạo của nhiều thế hệ, được phát triển tiếp nối qua nhiều thời đại. Do đó, có những giá trị, chuẩn mực ngày hơm qua là tiến bộ, là phù hợp, là văn minh thì đến ngày hơm nay trong những điều kiện mới nó khơng cịn phù hợp, trở thành lỗi thời, lạc hậu, thậm chí thành lực cản đối với sự phát triển xã hội. Không phải chốc lát mà một thế hệ có thể thốt khỏi nó, có thể chối bỏ và tiêu diệt được cái mà vốn dĩ đã trở thành máu thịt của mình.

Hơn nữa, trong q trình phát triển do thói tham lam, ích kỷ, nhu cầu khơng lành mạnh, sự ngu tối và những hành động lệch chuẩn... con người lại tạo ra khơng ít những phản giá trị mới. Q trình giao lưu văn hóa rộng mở, lâu dài, đặc biệt là tại các quốc gia đang phát triển như Việt Nam chúng ta, bên cạnh rất nhiều điều tốt đẹp được truyền bá, MTVH cũng rất dễ bị tiêm nhiễm những giá trị độc hại xa rời với truyền thống, đạo lý dân tộc. MTVH mà chúng ta đã dày công xây dựng trong suốt thời gian qua bên cạnh những giá trị tinh hoa truyền thống, những giá trị nhân bản hiện đại, cũng còn tồn tại khơng ít tàn dư của q khứ (thói gia trưởng, cục bộ địa phương, coi thường phụ nữ, sống thu mình, ngại sáng tạo...) và khơng ít phản giá trị sản phẩm của cuộc sống hiện đại (thói sùng ngoại, lai căng, mất gốc, sống bất chấp luân thường, đạo lý, kỷ cương phép nước...) cần phải xóa bỏ. Đây là đặc điểm chung của mọi nền văn hóa. Do đó, trong bất kỳ MTVH của dân tộc nào bên cạnh những đặc điểm, những giá trị độc đáo đóng góp cho nền văn hóa chung của nhân loại cũng hàm chứa khơng ít những mặt trái của nó.

- MTVH được tạo nên bởi sự kết hợp hai yếu tố: bên trong (nội sinh)

và bên ngoài (ngoại sinh). GS. Vũ Khiêu cho rằng: "Chỉ dựa vào nhân tố nội sinh và đóng cửa khơng tiếp nhận gì từ bên ngồi, thì một con người dù lành mạnh, một dân tộc dù có truyền thống lâu đời cũng sẽ dần dần suy yếu đi và khơng cịn sinh khí nữa. Ngược lại chỉ chú ý đến nhân tố ngoại sinh, không chuẩn bị đầy đủ những điều kiện nội sinh thì nhân tố ngoại sinh dù hay đến đâu cũng sẽ bị bật ra ngồi. Đó là điểm rất quan trọng trong quan hệ bên trong và bên ngoài" [26, tr.175-176]. Quan hệ biện chứng giữa các yếu tố nội sinh và ngoại sinh trong phát triển là quy luật vận động của mọi nền văn hóa. Giao lưu văn hóa là sự tác động lẫn nhau giữa cái nội sinh và cái ngoại sinh. Sự hình thành và phát triển của MTVH cũng khơng nằm ngồi ngun tắc này. Theo nhiều chuyên gia văn hóa học, một MTVH mà thiếu vắng các giá trị nền

tảng nội sinh sẽ phát triển mất định hướng, xô bồ, lai căng khó tránh khỏi nguy cơ bị "đồng hóa", bị "nơ dịch" từ bên ngồi. Do đó, MTVH khơng thể biệt lập, khép kín nhưng nếu mở ra thì phải cân nhắc, chọn lọc, nếu không sẽ rất nguy hiểm đến sự tồn vong của một quốc gia, dân tộc. Sự đổi mới chủ yếu dựa vào cái ngoại sinh sẽ tạo nên sự đứt gãy truyền thống, sẽ tạo thành "cái bóng mờ" của người khác trong phát triển. Có thể nói, MTVH Việt Nam chính là MTVH điển hình của việc chan hịa giữa truyền thống và hiện đại, giữ gìn cốt cách nền nếp gia phong, phong tục tập quán xuyên suốt hàng nghìn năm lịch sử nhưng vẫn mạnh dạn, lặng lẽ hoặc mạnh mẽ tiếp thu tinh hoa văn hóa bên ngồi, một cách tinh tế, linh hoạt và có chọn lọc.

- MTVH ln mang tính phong phú, đa dạng. Văn hóa vốn đa dạng và

phong phú nên MTVH cũng sẽ thể hiện đặc điểm đó. Tại Việt Nam, một quốc gia có nền văn hóa thống nhất trong đa dạng nên tính đa dạng của MTVH Việt Nam được thể hiện ở sắc thái văn hóa của 6 vùng văn hóa, 03 miền Bắc, Trung, Nam, nhiều sắc tộc của 54 dân tộc anh em với đa dạng văn hóa tộc người, 16 tơn giáo được công nhận cùng đặc trưng khác biệt của 63 địa phương cấp tỉnh, thành phố, với những nét đặc trưng riêng đã tạo nên tính phong phú và đa dạng của MTVH.

- MTVH không tồn tại một cách biệt lập mà luôn nằm trong mối quan

hệ tương tác hữu cơ với các môi trường khác như: MTTN, MTXH, môi trường kinh tế,... MTVH chỉ được coi là tiến bộ, văn minh khi tạo lập được một môi trường kinh tế phát triển, một MTTN, MTXH thật sự trong sạch, lành mạnh, cải thiện môi trường sống và nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân. Vì vậy, khi xây dựng và bảo vệ MTVH phải chú trọng sự phát triển đồng bộ và đồng thuận của các loại môi trường khác, trong đó đặc biệt là MTTN, MTXH.

1.1.4. Nội dung xây dựng mơi trường văn hóa

- Xây dựng môi trường đạo đức - nhân cách trong gia đình và xã hội

Nghị quyết Đại hội XII của Đảng khẳng định phải “tạo môi trường và điều kiện để phát triển về nhân cách, đạo đức, trí tuệ, năng lực sáng tạo, thể chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, ý thức tuân thủ pháp luật”. Gia đình là hạt nhân, xã hội là tổng hịa các mối quan hệ, do đó, nói đến MTVH là nói đến mối quan hệ gắn bó giữa con người với con người, gia đình với xã hội, nhằm phát huy sức mạnh nội sinh trong mỗi con người, gia đình và xã hội.

Xây dựng mơi trường văn hóa lành mạnh đang trở thành vấn đề toàn cầu. Điều này cũng dễ hiểu vì trong cơn lốc của nền kinh tế thị trường đang được tồn cầu hóa, nhân loại đang phải chứng kiến một nghịch lý: sản xuất của cải vật chất không ngừng được tăng lên, nhưng những giá trị tinh thần nhằm tạo nên sự gắn kết con người, sự bình đẳng và an sinh xã hội thì lại thường xuyên bị đe dọa. Cùng với sự suy yếu của các giá trị mang tính cộng đồng như lòng nhân ái, vị tha, lòng trắc ẩn…, xã hội đang phải chứng kiến sự xuất hiện một cách kín đáo hay lộ liễu những thói hư tật xấu vốn rất xa lạ với đạo lý làm người của dân tộc. Đáng lưu ý là các hiện tượng đó đã và đang thâm nhập trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, kể cả cán bộ cấp cao.

Gia đình là nơi duy trì nịi giống con người, luôn tái tạo ra các thế hệ và ngày càng hồn thiện về thể chất, trí tuệ, tinh thần. Gia đình cịn là mơi trường đầu tiên, là nơi để mỗi cá nhân được hình thành, học hỏi và trưởng thành. Mỗi con người được sinh ra đều được nuôi dưỡng, được giáo dục và từng bước hình thành nhân cách, đạo đức. Qua các thời kỳ hình thành và phát triển, các gia đình Việt Nam ln hồn thiện và từng bước phát triển. Ở thời kỳ nào cũng vậy, vai trò của gia đình ln đóng vai trị quan trọng trong mỗi con người, bởi gia đình là tổ ấm, là tình thương, nơi chia sẻ cay đắng, ngọt bùi, đó cũng là truyền thống quý báu xuyên suốt của gia đình Việt Nam qua các thế hệ.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh ln quan tâm đến vai trị của gia đình. Bác Hồ khẳng định: “Quan tâm đến gia đình là đúng vì nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt hơn, hạt nhân của xã hội là gia đình. Chính vì vậy, muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội là phải chú ý hạt nhân cho tốt”. Vậy, để xây dựng gia đình bền vững, nâng cao chất lượng gia đình, bồi dưỡng đạo đức, lối sống, nhân cách con người chúng ta phải thực hiện những gì để đạt được mục tiêu đó.

Cho đến nay, vai trị của gia đình vẫn là một thiết chế xã hội tồn tại mang tính bền vững, gia đình ln là tổ ấm, mái ấm tình thương cho mỗi con người từ khi cất tiếng khóc chào đời đến khi mất đi. Ở hoàn cảnh nào, điều kiện nào thì gia đình vẫn ln là nhân tố tích cực thúc đẩy sự phát triển của xã hội thông qua việc thực hiện các chức năng quan trọng của gia đình đó là: Tái tạo sản xuất ra con người; tái tạo sức lao động, sản xuất ra của cải vật chất và cũng là nơi gìn giữ và phát huy giá trị tinh thần cao quý của dân tộc; là tổ ấm đem lại hạnh phúc, yêu thương, chia sẻ vui buồn, luôn đảm bảo những điều kiện tốt nhất, an toàn nhất cho mỗi con người. Bên cạnh vai trị đó, gia đình cịn là mơi trường sống, môi trường giáo dục đầu tiên để mỗi cá nhân hình thành, hồn thiện nhân cách.

Vai trị giáo dục trong gia đình giữ vai trị chủ đạo trong sự hình thành và phát triển nhân cách con người, kết hợp giáo dục từ nhà trường và xã hội. Mỗi cá nhân, từ khi lọt lòng mẹ đến khi trưởng thành, chúng ta được dạy từ lời ăn, tiếng nói, từ cách ứng xử với ông bà, cha mẹ, anh chị em, với cộng đồng thế nào cho đúng, cho lễ phép. Khi bước chân vào cánh cửa nhà trường, môi trường giáo dục nhà trường, bên cạnh việc dạy chúng ta kiến thức văn hóa, khoa học, kỹ thuật thì giáo dục đạo đức, lối sống vẫn là nội dung quan trọng để mỗi cá nhân hình thành nhân cách. Trong mơi trường giáo dục, khẩu hiệu mà chúng ta thường gặp đó là: “Tiên học lễ, hậu học văn”. Một cá nhân

trước tiên phải có nhân cách tốt, có đạo đức, làm điều thiện, biết chăm lo cho bản thân, gia đình và rộng hơn phải biết thương yêu đồng loại; biết ứng xử làm sao cho văn hóa, văn minh nơi cơng cộng. Chủ tịch Hồ Chí Minh ln rất quan tâm đến tài và đức: “Có tài mà khơng có đức là người vơ dụng, có đức mà khơng có tài thì làm việc gì cũng khó”, bởi vậy, đạo đức mỗi con người luôn được đề cao, là cái trước tiên, là thước đo, là tiêu chí quan trọng để đánh giá một con người.

Trong gia đình Việt Nam thường tồn tại nhiều thế hệ, có mối liên hệ mật thiết với nhau, ở đó các cá nhân khơng ngừng học tập, hồn thiện chính mình. Nhiều cá nhân tốt sẽ thành gia đình tốt. Với ý nghĩa là mơi trường văn hóa đầu tiên, gia đình hay văn hóa gia đình là giá trị cốt lõi của văn hóa xã hội.

Chuẩn mực giá trị văn hóa và con người Việt Nam là vấn đề không phải bây giờ mới được đặt ra. Ngay từ Nghị quyết 33 Hội nghị Trung ương 9 khóa XI (2014) đã nêu lên việc "Hồn thiện các chuẩn mực giá trị văn hóa và con người Việt Nam". Báo cáo chính trị của BCH T.Ư tại Ðại hội lần thứ XII của Ðảng (2016) nói đến việc "Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện phải trở thành một mục tiêu của chiến lược phát triển. Ðúc kết và xây dựng hệ giá trị văn hóa và hệ giá trị chuẩn mực của con người Việt Nam thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế". Trong Báo cáo chính trị tại Ðại hội lần thứ XIII vừa qua (2021), ta đọc thấy: "Tập trung nghiên cứu, xác định và triển khai xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực con người gắn với giữ gìn, phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới" (2).

Văn hóa gia đình được hình thành từ việc tổ chức cuộc sống có nền nếp, trật tự, gia phong, mà ở đó là mơi trường đầu tiên cho việc dạy điều hay, lẽ phải, ứng xử văn hóa, giao tiếp lịch sự của mỗi cá nhân… Ở gia đình, mỗi thành viên vừa là người thầy, vừa là trò. Các thế hệ cha ông giáo dục, truyền

lại cho thế hệ con cháu những giá trị văn hóa truyền thống, để nhắc nhớ, khắc ghi trong thế hệ sau này việc tạo nên nền nếp văn hóa gia đình trong các xã hội hiện đại. Ở xã hội đương đại, bình đẳng xã hội được đề cao, việc áp đặt của người lớn với trẻ nhỏ, hay người có vai vế thấp trong gia đình khơng cịn như trước, bởi vậy mối quan hệ tương tác qua lại trong giáo dục gia đình ngày càng một hồn thiện. Bên cạnh việc giáo dục thế hệ trẻ, người lớn biết lắng nghe, học tập và hồn thiện chính mình.

Nghị quyết Trung ương 9 (khóa XI) của Đảng về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”: “Thực hiện chiến lược phát triển gia đình Việt Nam, xây dựng gia đình thực sự là nơi hình thành, ni dưỡng nhân cách văn hóa và giáo dục nếp sống cho con người. Phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp, xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh. Xây dựng và nhân rộng các mơ hình gia đình văn hóa tiêu biểu, có nền nếp, ơng bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Xây dựng môi trường văn hóa ở thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)