Đẩy mạnh hoạt động về giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Xây dựng môi trường văn hóa ở thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam (Trang 110 - 143)

7. Bố cục của luận văn

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả xây dựng môi trường văn hóa trên địa

3.2.5. Đẩy mạnh hoạt động về giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ

Thế kỷ XXI mở ra trước mắt chúng ta những cơ hội lớn và cả những thách thức gay gắt trên bước đường phát triển cho thấy rõ, thời đại ngày nay là thời đại của tri thức, của văn hóa, văn minh, nhân đạo. Thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam trong những năm qua đã chỉ ra rằng, muốn nhanh chóng hịa nhập vào tiến trình tồn cầu hóa kinh tế, đuổi kịp các nước phát triển trên thế giới, chúng ta chỉ có thể dựa vào và bằng con đường phát triển GD-ĐT, KH-CN. Đây là hai lĩnh vực quan trọng tạo ra tiềm lực trí tuệ và năng lực nội sinh để phát triển kinh tế - xã hội. Tình hình đó đặt ra nhiệm vụ to lớn và trách nhiệm nặng nề cho thành phố Tam Kỳ là phải quán triệt tinh thần các Nghị quyết Đại hội Đảng về các lĩnh vực này, coi phát triển GD-ĐT, KH-CN là "quốc sách hàng đầu" trong cơng cuộc đổi mới tồn diện đất nước nhằm đào tạo những con người phát triển tồn diện, có khả năng sáng tạo và ứng dụng những tiến bộ KH-CN trên thế giới vào Việt Nam, thúc đẩy nhanh quá trình phát triển. Vì vậy, cần thiết phải xây dựng môi trường GD-ĐT và môi trường KH-CN, hướng vào những biện pháp cụ thể sau đây:

- Xây dựng môi trường GD-ĐT trong sáng lành mạnh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

+ Đẩy mạnh các hoạt động giáo dục trong hệ thống các trường phổ thông và trường dạy nghề trên địa bàn thành phố. Chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện cho học sinh về đức - trí - thể - mỹ thơng qua các phong trào thi đua "dạy tốt học tốt". Tăng cường giáo dục tư tưởng chính trị, bồi dưỡng lịng yêu mến quê hương, xây dựng lý tưởng sống cao đẹp; từ đó xác định ý thức, thái độ học tập rèn luyện đúng đắn cho học sinh.

+ Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tâm huyết với nghề nghiệp, có chuyên mơn vững vàng, có phẩm chất đạo đức trong sáng, mẫu mực, có tinh thần tận tụy vì học sinh. Phịng Giáo dục & Đào tạo thành phố cần có sự phối hợp chặt chẽ với Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh, thống nhất kế hoạch, tổ chức có chất lượng các lớp học tập chính trị và bồi dưỡng chun mơn cho giáo viên. Tăng cường vận động đổi mới phương pháp dạy học, mở các chuyên đề soạn giảng theo phương pháp mới nhằm tạo sự chuyển biến về chất lượng dạy và học trong giáo viên, học sinh.

+ Đẩy mạnh các hoạt động thu hút sự tham gia của đông đảo giáo viên và học sinh như cơng tác Đồn, Đội, các phong trào thi đua và một số hoạt động văn nghệ, thể thao hướng về các ngày truyền thống: ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, ngày thành lập QĐNDVN 22/12, ngày thành lập Đoàn 26/3, ngày sinh nhật Bác 19/5..., qua đó thắt chặt thêm mối quan hệ thầy trị, bè bạn trong nhà trường.

+ Tiếp tục đẩy mạnh triển khai cuộc vận động học sinh, sinh viên tham gia phòng chống TNXH, nhằm giảm thiểu, tiến tới chấm dứt tệ nạn ma túy học đường để giữ cho môi trường giáo dục thực sự trong sạch. Khuyến khích học sinh tự giác tham gia vào các hoạt động cơng ích, từ thiện, qua đó giáo dục truyền thống đạo lý tốt đẹp cho thế hệ trẻ.

+Tăng cường đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở vật chất, đảm bảo trường học phải có sân chơi rộng rãi, sạch sẽ, các phịng học phải thống mát, đủ ánh sáng, trang thiết bị đạt tiêu chuẩn.

+Trong công tác quản lý lãnh đạo, Phòng Giáo dục & Đào tạo thành phố cần tham mưu cho cấp ủy, chính quyền thành phố về kế hoạch, chương trình thực hiện nhiệm vụ GD - ĐT. Phối hợp chặt chẽ với Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh và các ban ngành của thành phố làm tốt hoạt động quản lý học sinh trong và ngồi nhà trường, đẩy mạnh cơng tác "xã hội hóa giáo dục" theo mơ hình "gia đình - nhà trường - xã hội".

-Xây dựng môi trường KH-CN hội đủ các điều kiện để phát huy tiềm năng trí tuệ của đội ngũ cán bộ khoa học của thành phố.

Hiện nay, tình hình phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng của thành phố đặt ra yêu cầu công tác KH-CN của thành phố cần có bước phát triển mới, tập trung nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ KH-CN vào sản xuất và đời sống, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội mà Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XXII đã đề ra. Để đáp ứng yêu cầu đó, các biện pháp chủ yếu cần thực hiện là:

+ Giáo dục, nâng cao nhận thức của các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền, các đoàn thể, tổ chức xã hội và nhân dân về KH-CN, cần làm cho đơng đảo mọi người hiểu rõ vị trí hàng đầu của KH-CN trong việc thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

+ Lãnh đạo các đơn vị, địa phương tổ chức phát động các phong trào lao động sáng tạo, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, lấy ứng dụng thành tựu KH-CN làm hướng đi chủ yếu để đạt hiệu quả cao trong sản xuất và đời sống. Ưu tiên đầu tư nghiên cứu công nghệ phục vụ cho các ngành kinh tế mũi nhọn, đưa nhanh các dự án, đề tài khoa học đã kết luận về bảo vệ môi trường áp dụng vào thực tiễn để từng bước cải thiện môi trường sống của thành phố.

+ Xây dựng hệ thống chính sách đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng hợp lý đội ngũ cán bộ khoa học. Có chế độ đãi ngộ xứng đáng đối với các cơng trình nghiên cứu, các dự án có giá trị đem lại hiệu quả kinh tế cao bằng các hình thức: tiền lương, tiền thưởng, cấp bằng phát minh sáng chế..., đây là biện pháp quan trọng để ngăn chặn tình trạng "chảy máu chất xám" đang hết sức bức xúc làm chậm lại tiến trình phát triển của thành phố. Đặc biệt, cần hết sức coi trọng việc xây dựng chính sách thu hút nhân tài, những người có học hàm, học vị cao từ các tỉnh, thành phố khác về công tác tại địa phương và tham gia nghiên cứu các chương trình, dự án lớn của thành phố.

+ Tăng cường xây dựng đội ngũ những người làm công tác nghiên cứu khoa học trên mọi lĩnh vực, triển khai các kế hoạch bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ khoa học. Đặc biệt chú ý đào tạo bồi dưỡng các cán bộ khoa học trẻ, khắc phục tình trạng hẫng hụt về đội ngũ kế cận không chỉ ở thành phố Tam Kỳ mà cịn là tình trạng đáng lo ngại của đất nước hiện nay.

Hiện nay, xây dựng môi trường GD-ĐT trong sạch, lành mạnh, môi trường KH-CN tiên tiến, hiện đại là yêu cầu bức thiết đặt ra cho thành phố Tam Kỳ, địi hỏi phải có sự quan tâm chỉ đạo chặt chẽ của các cấp lãnh đạo. Phải có sự ưu tiên đầu tư hợp lý để tạo ra nguồn lực chủ yếu (con người) và động lực quan trọng nhất (KHKT), góp phần đáp ứng tốt nhất mục tiêu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020 như Đảng ta đã đề ra.

*Tiểu kết chương 3

Định hướng của tỉnh Quảng Nam, của thành phố Tam Kỳ về xây dựng nền văn hóa cho Tam Kỳ tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, chính là tiền đề để tác giả đưa ra hệ thống các giải pháp xây dựng MTVH, bởi nó là một vấn đề có nghĩa quan trọng và cấp thiết đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội

của thành phố Tam Kỳ, đồng thời cũng là một nhiệm vụ hết sức khó khăn, phức tạp trong giai đoạn mới, địi hỏi phải có sự nỗ lực cố gắng và tinh thần quyết tâm cao độ của toàn Đảng, toàn dân ta. Xây dựng MTVH ở thành phố Tam Kỳ trong thời kỳ đổi mới hiện nay đang là hoạt động thiết thực nhất để thúc đẩy nhanh tiến trình phát triển của thành phố, đồng thời góp phần tích cực vào nhiệm vụ xây dựng MTVH chung của cả nước. Tuy nhiên, đây là một nhiệm vụ mới mẻ, có nội dung đa dạng, phong phú địi hỏi phải có một nhận thức sâu sắc để có những bước đi đúng đắn, sát hợp với tình hình thực tiễn của địa phương, kết hợp đồng bộ các giải pháp hữu hiệu nhằm đạt tới những hiệu quả cao nhất, phù hợp với điều kiện thực tế, xây dựng thành phố Tam Kỳ giàu đẹp, tiến bộ, văn minh.

KẾT LUẬN

Nhìn lại tổng thể quá trình hình thành và phát triển thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam, văn hóa đóng một vai trị hết sức quan trọng. Nói đến văn hóa là nói đến giá trị, giá trị văn hóa chính là điều kiện quan trọng để Tam Kỳ tạo lập dấu ấn văn hóa nói chung và MTVH nói riêng, nơi mà các giá trị văn hóa biểu hiện một cách cụ thể, sinh động và mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Dù cho đã rất nỗ lực, song hành giữa nâng cao nhận thức, tuyên truyền vận động, phối hợp liên ngành, áp dụng vai trò của giáo dục, đào tạo, tuyên truyền thẩm mỹ thì Tam Kỳ vẫn chưa thực sự trở thành điểm sáng về xây dựng MTVH tại mảnh đất anh hùng Quảng Nam. Có rất nhiều nguyên do trong QLNN về MTVH, nhưng những thay đổi quá lớn của xã hội hiện đại vơ hình chung đã ảnh hưởng đến MTVH thành phố trẻ lớn nhất Quảng Nam này.

Quảng Nam đã và đang vươn lên trở thành những điểm đến hàng đầu cả nước về du lịch. Nhưng thành phố Tam Kỳ với vai trò là thủ phủ, tỉnh lỵ nên ln phải quan tâm đến nhiều vấn đề hịa trộn trong tổng thể, về kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội. Việc xây dựng MTVH văn minh, lành mạnh, tích cực là bài tốn nan giải hàng chục năm qua. Bước vào những năm 20 của thế kỷ 21, cùng với sự phát triển như vũ bão của KHKT, công nghệ trên phạm vi tồn cầu, vai trị quan trọng của văn hóa đối với phát triển cũng ngày càng được khẳng định. Xây dựng MTVH phong phú, văn minh, hiện đại đã trở thành nhiệm vụ trọng yếu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở nhiều quốc gia, dân tộc trên thế giới và trong khu vực, đem lại cho những nước này những bước phát triển mạnh mẽ, vững chắc, thậm chí những bước nhảy vọt đáng tự hào.

MTVH của thành phố Tam Kỳ cũng đang vận động mạnh theo hướng kết hợp hài hòa các giá trị truyền thống và hiện đại, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại trên cơ sở giữ gìn bản sắc, sức sống và tâm hồn Việt Nam. Đó là

MTVH phong phú, lành mạnh, tiến bộ, thống nhất trong đa dạng, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng, phát triển theo định hướng XHCN. Đó là MTVH tiêu biểu cho tinh thần tiên tiến của thời đại, hướng tới mục tiêu cao cả là giải phóng và phát triển tồn diện con người, xây dựng một cuộc sống ấm no, tự do hạnh phúc.

Tam Kỳ là một thành phố trẻ rất giàu tiềm năng và triển vọng, đang được chú trọng xây dựng trở thành một đô thị văn minh, hiện đại. Đặc biệt, tại TP Tam Kỳ có Tượng đài Mẹ Thứ nằm trên đỉnh núi Cấm, thôn Phú Thạnh, xã Tam Phú, thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam. Hàng năm, khu tượng đài Mẹ Thứ là điểm tham quan thu hút rất nhiều lượt du khách gần xa đến đây. TP Tam Kỳ đang trở thành điểm du lịch thu hút ngày càng đông khách du lịch trong nước và quốc tế. Thực tế ấy đòi hỏi, cùng với những biện pháp tích cực nhằm thúc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, thành phố phải đặc biệt quan tâm vấn đề bảo vệ và xây dựng MTVH lành mạnh, tiến bộ, nhân văn nhằm từng bước cải thiện đời sống vật chất và văn hóa tinh thần, nâng cao chất lượng cuộc sống cho Nhân dân. Đây là điều kiện quan trọng và cấp thiết đảm bảo cho sự phát triển nhanh và bền vững của thành phố trước tác động nhiều mặt của xu thế hội nhập kinh tế và giao lưu văn hóa tồn cầu hiện nay.

Để đáp ứng yêu cầu trên, đòi hỏi phải huy động sức mạnh tổng hợp của các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền, các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội và cá nhân trên địa bàn thành phố, tạo ra một sức bật mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, thúc đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trong thời kỳ đổi mới. Phấn đấu, xây dựng Tam Kỳ trở thành một thành phố có tầm vóc tương xứng với vị thế "trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa" của tỉnh Quảng Nam.

Cơng cuộc đổi mới tồn diện theo chủ trương, đường lối của Đảng từ năm 1986 đến nay đã đem lại những thành tựu to lớn, tạo nên những đổi thay

kỳ diệu về diện mạo của thành phố, đời sống vật chất của Nhân dân được nâng lên, chất lượng sinh hoạt văn hóa cộng đồng và mức hưởng thụ văn hóa tinh thần được cải thiện rõ rệt. Tuy vậy, ở thành phố Tam Kỳ trong thời gian qua, bên cạnh những thành tựu nổi bật về xây dựng MTVH mà Đảng bộ và Nhân dân thành phố đã quyết tâm nỗ lực phấn đấu để đạt được cũng cịn khơng ít những tồn tại, yếu kém cần khắc phục. Tình hình đó đặt ra u cầu nhiệm vụ mới cho hoạt động xây dựng MTVH của thành phố Tam Kỳ trong thời gian tới là phải tiến hành khảo sát, điều tra, nghiên cứu, tổng kết toàn diện, sâu sắc thực trạng MTVH của thành phố, trên cơ sở đó xây dựng một hệ thống những chính sách và giải pháp đồng bộ, hữu hiệu. Kết hợp phát huy vai trò tổng hợp của mọi tầng lớp Nhân dân, khai thác tốt nhất những điều kiện thuận lợi để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xây dựng MTVH. Phấn đấu xây dựng ở thành phố Tam Kỳ một MTVH phong phú, lành mạnh, tiến bộ văn minh mà giá trị lớn lao của nó tập trung vào các tiêu điểm phát triển MTVH đã được Đại hội lần thứ IX của Đảng thơng qua: tăng trưởng nguồn lực con người, vì sự phát triển hài hòa giữa cá nhân và cộng đồng, giữa dân tộc và quốc tế trên nền tảng chân - thiện - mỹ. Góp phần đáng kể vào việc thực hiện nhiệm vụ "Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc" nhằm xây dựng một nước Việt Nam "Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh", tiến bước vững chắc lên CNXH.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. A.I. ác-nôn-đốp (Chủ biên) (1981), Cơ sở lý luận văn hóa Mác - Lênin,

Nxb Văn hóa, Hà Nội.

2. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, Một số Văn kiện của Đảng về công

tác tư tưởng - văn hóa, tập 2 (1986 - 2000), Nxb CTQG, Hà Nội.

3. Báo cáo tổng kết năm 2018, 2019, 2020 của Phòng VHTT, Trung tâm Văn

hóa - Thể thao & Truyền thơng, Phịng LĐ TB & XH, Phòng GD & ĐT, Trung tâm Y tế TP, UBND thành phố, Công an thành phố.

4. Báo cáo tổng kết Nghị quyết 26/2011/NQ-HĐND ngày 09/12/2011 của Hội

đồng nhân dân tỉnh về Quy hoạch phát triển sự nghiệp văn hóa tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2012-2020

5. Bộ Văn hóa Thơng tin và Thể thao (1992), Mấy vấn đề văn hóa và phát

triển ở Việt Nam hiện nay, Nxb Thế giới, Hà Nội.

6. Cuốn sách “Quản lý hoạt động văn hóa”, xb năm 1998.

7. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội.

8. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời

kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự thật, Hà Nội.

9. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Xây dựng môi trường văn hóa ở thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam (Trang 110 - 143)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)