7. Bố cục của luận văn
1.2. Khái quát đời sống văn hóa trên địa bàn thành phố Tam Kỳ
1.2.1. Khái quát thành phố Tam Kỳ
* Khái quát chung:
Tam Kỳ là thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Nam, phía Nam giáp huyện Núi Thành, phía Bắc giáp huyện Phú Ninh và Thăng Bình, phía Tây giáp huyện Phú Ninh tỉnh Quảng Nam, phía Đơng giáp biển Đông. Tam Kỳ là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học của tỉnh Quảng Nam, là địa phương có bề dày truyền thống yêu nước và cách mạng.
Thành phố Tam Kỳ cách sân bay Chu Lai, cảng Kỳ Hà khoảng 30 km và cách khu công nghiệp và nhà máy lọc dầu Dung Quất khoảng 40 km, gắn với QL1A, QL40 (đường Nam Quảng Nam) và kết nối với hệ thống giao thông quốc gia gồm đường sắt, đường bộ, hàng không, đặc biệt Quốc lộ 14D, 14B, 14E nối các huyện miền biển, trung du, đồng bằng và duyên hải, gắn kết với các tỉnh Tây Nguyên, Lào và khu vực.
Năm 1471, Thành phố Tam Kỳ là huyện Hà Đông, phủ Thăng Hoa của đạo Thừa Tuyên tỉnh Quảng Nam, được hình thành dưới thời vua Lê Thánh Tông.
Đến năm 1906, huyện Hà Đông được nâng lên thành phủ Hà Đông và sau đó đổi thành phủ Tam Kỳ. Từ một phủ lỵ năm 1906 đến năm 1997 trở thành Thị xã tỉnh lỵ và nay là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Nam.
Theo số liệu thống kê năm 2019, thành phố Tam Kỳ có diện tích 100,26 km², dân số gần 145.000 người; diện tích đất tự nhiên 9.263,56 ha, có 13 xã phường, 85 thơn, khối phố với hơn 30.000 hộ gia đình và 122.374 nhân khẩu (trong đó thành thị chiếm 75%, nơng thơn chiếm 25%).
Ngày 26 tháng 10 năm 2005, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định 1993/QĐ-BXD công nhận thị xã Tam Kỳ là đô thị loại III.
Ngày 29 tháng 9 năm 2006, Chính phủ ban hành Nghị định 113/2006/NĐ-CP về thành lập thành phố Tam Kỳ thuộc tỉnh Quảng Nam trên cơ sở tồn bộ diện tích và dân số của thị xã Tam Kỳ.
Ngày 15 tháng 2 năm 2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 240/QĐ-TTg công nhận thành phố Tam Kỳ là đô thị loại II.
Hiện nay thành phố Tam Kỳ có các làng nghề truyền thống như: Làng hến ở Thôn Tân Phú, xã Tam Phú; Làng dệt chiếu cói ở Thơn Thạch Tân, xã Tam Thăng; Làng mắm Tam Ấp ở xã Tam Thanh. Có các di tích lịch sử như: Văn Thánh Khổng Miếu ở đường Phan Bội Châu, khối phố Mỹ Thạch Bắc, phường Tân Thạnh; Tháp Chiên Đàn ở Làng Chiên Đàn, xã Tam An; Địa Đạo Kỳ Anh ở Thơn Vĩnh Bình và Thạch Tân, xã Tam Thăng. Có các khu du lịch như: Hồ chứa nước Phú Ninh, Tượng đài Mẹ Việt Nam Anh Hùng, Làng Bích Họa Tam Thanh, Bãi biển Tam Thanh: cách trung tâm thành phố 5 km.
* Kinh tế - xã hội: Các ngành kinh tế ở Tam Kỳ hiện nay đang phát
triển theo hướng tăng nhanh tỷ trọng thương mại, dịch vụ và công nghiệp giảm dần, tỷ lệ nông nghiệp giảm. Những năm qua, cơ cấu kinh tế TP.Tam Kỳ chuyển dịch khá nhanh và tăng mạnh theo hướng thương mại - dịch vụ và công nghiệp. Tốc độ tăng trưởng hàng năm của hai ngành này luôn đạt từ 25 - 28%.
Cụm công nghiệp Trường Xuân đã được đầu tư hoàn chỉnh một phần, cảng cá Tam Phú đã được đầu tư đi vào hoạt động ổn định và ngày càng nâng cao chất lượng, hiệu quả. Các lĩnh vực may mặc, chế biến đồ gỗ, cơ khí, điện máy tiếp tục phát triển. Các làng nghề và sản phẩm truyền thống như: Trà, tàu
thuyền, bún, chiếu cói... tiếp tục phát triển ổn định. Có những thương hiệu đã
được khẳng định như: Trà Mai Hạc, bún Phương Hịa, chiếu cói Thạch Tân....Ở Tam Kỳ đã hình thành một số sản phẩm mới như tranh tre, có sức thu hút khách hàng. Bước đầu đã hình thành một số vùng chuyên canh rau sạch, hoa, cây cảnh ở một số xã vùng ven của thành phố. Nghề nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thủy, hải sản ở các xã ven biển phát triển khá mạnh.
Trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ cịn có nhiều di tích lịch sử, văn hóa có ý nghĩa giáo dục truyền thống như: Địa đạo Kỳ Anh, Tượng đài Chiến thắng Mậu Thân, Văn Thánh Khổng Miếu, khu di tích lịch sử Rừng cây mang tên Bác Hồ, Phủ đường Tam Kỳ, di tích lịch sử cách mạng Chi bộ Đồng, tượng đài Mẹ Việt Nam Anh Hùng, Khu di tích lịch sử Núi Chùa, Mộ cụ Thuyết v v... TP Tam Kỳ là điểm du lịch thật đẹp và thơ mộng như: Rừng Cừa, cây sưa vàng ven sông; bãi biển Tam Thanh, đồi An Hà, bãi sậy sông Đầm, v v...
* Các cơng trình Văn hóa- Thể thao: Diện tích hiện trạng 12,27 ha,
chiếm 0,13% diện tích đất tự nhiên, bao gồm sân vận động của tỉnh, sân vận động các xã, phường, sân thể thao các khối phố...Tập trung chủ yếu ở An Sơn, Hòa Hương, Tam Thăng, Tam Phú và Hòa Thuận. Các cơ sở thể dục thể thao nằm trong khu vực nội thị có diện tích 6,34 ha; các sân thể thao cấp xã, phường có diện tích 8,61 ha.
Tồn thành phố có 01 bảo tàng (bảo tàng Tỉnh), 01 trung tâm Văn hóa Tỉnh và 01 trung tâm Văn hóa Thành phố, 01 thư viện Tỉnh, 01 thư viện Thành phố (17.600 đầu sách), 01 rạp chiếu bóng và trung tâm Thanh thiếu niên Miền Trung. Tại các xã, phường đều có nhà sinh hoạt văn hóa riêng.
1.2.2. Một số nét về đời sống văn hóa thành phố Tam Kỳ
* Sinh hoạt của người dân: + Kinh tế:
Đời sống của người dân Tam Kỳ xưa chủ yếu là nông nghiệp kết hợp với ngư nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, sản xuất và trao đổi hàng hoá dưới dạng nhỏ lẻ. Nghề đánh bắt cá, chế biến mắm, làm muối có từ lâu đời nhưng do tổ chức cịn lạc hậu nên sản lượng thấp, nơng nghiệp chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai nên đời sống của người dân còn khá bấp bênh. Nghề thủ cơng truyền thống cũng có từ khá sớm như nghề khai quặng, nấu sắt, rèn nông cụ... ở Hồng Lư (Hồ
Hương), nghề trồng bơng dệt vải ở Bãi Dương, cây Duối (Tam Phú), nghề ươm tơ dệt lụa ở xóm Hàng (Hịa Hương), nghề trồng lát dệt chiếu ở Thạch Tân (Tam Thăng), nghề trồng và làm thuốc lá ở Trường Xuân...
Theo Văn kiện ĐH Đảng bộ TP khóa XXI, NK 2020-2025, tình hình kinh tế tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá, chuyển dịch theo đúng định hướng, đến năm 2020, tổng giá trị sản xuất ước đạt 28.572 tỷ đồng, tăng bình quân 16,26%/năm, tăng 2,04 lần so với năm 2015. Tỷ trọng ngành Thương mại - Dịch vụ chiếm 60,03%, Công nghiệp - Xây dựng: 37,74%, Nông nghiệp: 2,23%. Thu nhập bình quân đầu người ước đạt trên 60 triệu đồng/người/năm, tăng 1,9 lần so với năm 2015 (31,63 triệu đồng/người).
+ Văn hố:
Tam Kỳ có tín ngưỡng thờ thần làng hay cịn gọi là thờ Thành Hồng làng, các bậc tiền hiền đã có cơng khai khẩn đất hoang dựng nên làng. Ở khắp các thơn xóm đều có đình, miếu để thờ các vị có cơng và hàng năm cứ đến rằm tháng giêng (hoặc giữa tháng giêng) lại tổ chức lễ hội để tỏ lòng tri ân như: ở khối phố 4 phường Trường Xuân cứ đến 18 tháng giêng âm lịch hàng năm lại tổ chức lễ cúng linh đình, nhằm tỏ lịng biết ơn với vị tướng Lê Tấn Trung - một vị tướng đời Lê đã có cơng khai canh lập làng Trường Xuân trong lịch sử. Hay ở đình làng Mỹ Thạch (phường Tân Thạnh) hàng năm vẫn diễn ra lễ tế Bổn xứ Thành Hoàng để nhớ ơn tổ tiên khai khẩn vùng đất, khai cơ sự nghiệp cày cấy ở đây. Cho đến nay, ở Tam Kỳ vẫn còn lưu lại những lễ cúng của cư dân nông nghiệp lúa nước như: lễ cúng đất, cúng cơm mới, cúng Thần Nơng... mà hiện nay vẫn cịn phổ biến và rõ nét ở nhiều xã như: Tam Ngọc, Tam Thăng, Tam Phú và một phần của phường Hoà Thuận, Tân Thạnh, Trường Xuân nơi mà còn khá nhiều hộ dân sống bằng nghề nông. Ngồi ra, nơi đây cịn được biết đến như là xứ sở của lễ tế vàng và lễ tế Kỳ kim, nhưng từ khi thực dân Pháp bắt đầu khai thác mỏ vàng Bồng Miêu từ
đầu thế kỷ XIX thì những lễ tế này bắt đầu tàn lụi. Ở vùng biển Tam Kỳ còn diễn ra một số lễ hội như: lễ hội Cầu Ngư ở xã Tam Thanh, nơi đây cũng đã từng phát triển một số loại hình nghệ thuật như hình thức hát bộ (gánh hát Khánh Thọ nổi tiếng ở Quảng Nam), hát phường cấy, hát đưa đị, hát ru...
Các tín ngưỡng về tang ma, thờ cúng tổ tiên, cưới hỏi... vẫn còn được lưu giữ tuy đã có loại bỏ bớt một số nghi lễ rườm rà, gây tốn kém mà vẫn khơng đánh mất giá trị vốn có của nó.
Nằm trên mảnh đất thuộc vùng Thuận Quảng xưa, Tam Kỳ là nơi từng chịu ảnh hưởng của nhiều nền văn hoá khác nhau trong lịch sử mà dấu ấn vẫn còn lại cho đến ngày nay, dấu vết của văn hố Bàu Dũ, Bầu Nê..., điển hình là sự có mặt của những cư dân Hoa kiều (người Minh Hương) hiện nay còn sinh sống khá đơng ở phường Phước Hồ...
Đan xen với những cơng trình kiến trúc truyền thống, những tín ngưỡng bản địa thì đời sống người dân cũng dần tốt hơn và các sinh hoạt lễ hội, các hoạt động văn hoá thường niên cũng được tổ chức như Ngày hội thơ vào Tết Nguyên Tiêu hàng năm được tổ chức ở Văn Thánh Khổng Miếu, chợ Ẩm thực hay lễ giỗ Tổ Hùng Vương, bắn pháo hoa đón chào năm mới...
Đời sống tín ngưỡng của người dân Tam Kỳ khá đa dạng và dung hoà, bằng chứng là trên tuyến đường quốc lộ 1A đi qua thành phố có đủ các điểm thờ phượng của nhiều tôn giáo khác nhau như Tin Lành, Cao Đài, Phật Giáo và Công giáo.