7. Bố cục của luận văn
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả xây dựng môi trường văn hóa trên địa
3.2.4. Xây dựng môi trường pháp luật chặt chẽ, nghiêm minh
Nhà nước quản lý xã hội bằng nhiều cơng cụ khác nhau, trong đó pháp luật là cơng cụ có vai trị quan trọng đặc biệt trong suốt q trình quản lý xã hội của Nhà nước. Tính hơn hẳn của cơng cụ pháp luật thể hiện ở chỗ: pháp luật bao gồm các qui tắc xử sự giữa các chủ thể trong các quan hệ xã hội do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận, vì vậy, nó điều chỉnh hầu hết các quan hệ xã hội và được thực hiện bằng bộ máy cưỡng chế của Nhà nước. Điều 12 Hiến pháp 1992 của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đã ghi nhận cơ sở pháp lý của pháp luật Việt Nam là Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, tăng cường pháp chế XHCN.
Trong MTVH truyền thống của nước ta, do cơ cấu dân cư và các quan hệ kinh tế tự cấp, tự túc mà hệ thống pháp luật điều chỉnh các hành vi chưa chặt chẽ. Trong thời kỳ đổi mới hiện nay, nhiều quan hệ kinh tế và xã hội phức tạp đã hình thành ở nước ta. Muốn xây dựng MTVH lành mạnh, ổn định nhất thiết phải tạo dựng được một hành lang pháp luật sâu để điều chỉnh sự cơng bằng và bình đẳng xã hội, tạo nên trong MTVH sự bình đẳng theo hệ chuẩn pháp luật. Thói quen sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật của mọi người dân sẽ làm cho MTVH ở nước ta gắn với một xã hội thực sự dân chủ.
Ở thành phố Tam Kỳ những năm qua, những yếu kém, bất cập của môi trường pháp luật đã tạo ra kẽ hở cho nhiều vấn đề xã hội phức tạp nảy sinh và ngày càng gia tăng: tệ làm ăn phi pháp bất chấp luân thường, đạo lý và kỷ cương phép nước, tệ tham nhũng, quan liêu, ăn hối lộ, tội phạm hình sự v.v... Tình hình đó địi hỏi phải nhanh chóng hồn thiện hệ thống pháp luật chung, tạo nên một môi trường pháp luật chặt chẽ, nghiêm minh, điều chỉnh mọi hành vi của cá nhân, xã hội. Dưới CNXH, luật pháp khơng phải vì luật pháp
mà vì con người, cho nên xây dựng mơi trường pháp luật mang tính nhân đạo XHCN là điều kiện quan trọng thể hiện sâu sắc bản chất ưu việt của chế độ ta. Pháp luật với chức năng là công cụ điều chỉnh các mối quan hệ xã hội theo hướng nhân đạo sẽ tạo ra một môi trường thuận lợi cho các hoạt động văn hóa phát triển theo định hướng XHCN.
Để xây dựng môi trường pháp luật ở thành phố Tam Kỳ đáp ứng những yêu cầu trên, cần chú ý thực hiện một số biện pháp cụ thể sau:
- Nhà nước cần có kế hoạch điều chỉnh, bổ sung, hoàn chỉnh các bộ luật, các văn bản dưới luật để hướng các hành vi của công dân theo lối sống văn minh của xã hội tiên tiến, mở ra một hành lang pháp lý rộng rãi để mọi tầng lớp Nhân dân có điều kiện phát huy mọi khả năng của mình trong cuộc sống và lao động sáng tạo.
- Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố cần dựa trên những qui định của các bộ luật có liên quan, xây dựng và ban hành những qui định cụ thể và hướng dẫn các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, Nhân dân hoạt động theo đúng chức năng nhiệm vụ của mình, tuân thủ những qui định của pháp luật. Ở mỗi cơ quan, đơn vị cần tăng cường hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, giám sát kiểm tra thường kỳ hoạt động của cơ quan, có biện pháp xử lý, ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật.
- Tăng cường mở rộng các hình thức giáo dục pháp luật trong mọi tầng lớp Nhân dân: đưa giáo dục pháp luật vào chương trình học của học sinh phổ thông, tổ chức thi tìm hiểu pháp luật trong cán bộ công nhân viên chức, tuyên truyền giáo dục pháp luật trên các sóng phát thanh, truyền hình... nhằm tạo cho mọi người dân có phong cách sống và làm việc theo pháp luật, tôn trọng kỷ cương xã hội. Đặc biệt chú trọng công tác giáo dục pháp luật cho đồng bào nông thôn, nơi các phương tiện truyền thơng đại chúng cịn rất hạn chế, tránh tình trạng vi phạm pháp luật do khơng hiểu biết
về pháp luật. Đây cũng chính là biện pháp thiết thực đưa Nhân dân vùng nông thôn lại gần với NSVM, hiện đại.
- Đẩy mạnh các cuộc vận động xây dựng NSVM, xây dựng ĐSVH ở khu dân cư, xây dựng GĐVH mới. Đây chính là những hoạt động tích cực, thiết thực để giảm thiểu, ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật, tạo lập những yếu tố lành mạnh cho MTVH chung của thành phố.
- Xử lý nghiêm minh các vụ việc vi phạm pháp luật, giữ cho môi trường pháp luật luôn trong sạch là điều kiện đảm bảo cho môi trường pháp luật làm đúng chức năng điều hòa quyền lợi và nghĩa vụ cơng dân, dân chủ hóa đời sống xã hội, đảm bảo cho mọi người dân đều bình đẳng trước pháp luật.