Quan niệm về thế giớ

Một phần của tài liệu BÁO cáo tôn tạo LỊCH sử VIỆT NAM (Trang 41 - 48)

Chúng ta biết rằng, đời sống vật chất và tinh thần của cư dân miền núi thời kì sử thi cịn ở tình trạng khá sơ khai. Kinh tế chủ yếu là kinh tế chiếm đoạt. Các hoạt động trao đổi vật phẩm có xảy ra giữa các cộng đồng lân cận nhưng cũng chỉ là ở mức tự cung tự cấp là chính. Q trình mưu sinh bị chi phối rất lớn bởi môi trường và điều kiện tự nhiên. Có lẽ đây là một trong những nguyên nhân nảy sinh quan niệm vạn vật hữu linh. Theo đó, lực lượng siêu nhiên tồn tại khắp mọi nơi và chi phối mạnh mẽ đến mọi hoạt động của con người. Cũng như con người, thế giới thần linh, ma quỷ cũng có đầy đủ nhu cầu tâm sinh lí thơng thường. Con người xâm phạm đến “lãnh thổ” riêng của thế giới này không đáp ứng địi hỏi nào đó của họ thì bị phạt vạ. Ngược lại, con người biết tôn trọng hay tuân thủ ý muốn của họ thì được ban thưởng. Quan niệm một cách hình tượng và cụ thể như vậy nên ở đây khơng có chỗ cho khái niệm may rủi hoặc ngẫu nhiên tồn tại. Một cá nhân hay cả cộng đồng gặp tai họa, nguy hiểm được hiểu là bị thế giới thần linh, ma quỷ trừng phạt. Tương tự, có được cái ăn, cái mặc; gặt hái được những thành công, kết quả là nhờ một vị thần nào đó ban thưởng: “...Nơi đây trời đã ban cho ta, thần linh

đối thương chúng ta đấy. Tìm kiếm mãi từ sáng sớm, mãi đến bây giờ mới thấy...” [47, tr.338]. Mỗi một hiểm họa hay một thuận lợi nhất định đều được hình tượng hóa lên qua sự xuất hiện của quái vật hung dữ hay vị thần bảo trợ. Cho nên, sự hưng thịnh hay tan rã, sự tiến bộ hay mất mát, sự tồn tại hay diệt vong của cộng đồng hoặc cá nhân đều được quan niệm là có can thiệp của thế giới thần linh. Kết quả là con người luôn nghi ngờ, lo sợ trong cuộc sống. Đó là điểm chung trong quan niệm về thế giới của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.

Đối với người Êđê, thế giới có ba tầng: tầng đất, tầng trời và tầng dưới mặt đất. Ở ba tầng đều có các vị thần trú ngụ. Ngồi các vị thần trú ngụ ở các tầng trên cịn có các tầng khác trú ngụ ở khắp mọi nơi như thần nương rẫy (yang hma), thần cây đa (yang mnut)...Yang (thần linh) chi phối cuộc sống của con người và thế giới xung quanh. Người Êđê tin rằng con người, chim mng, cây cỏ, đồ vật trong nhà đều có hồn. Con người khi cịn sống, có phần xác (asei mlei) và phần hồn (mngăt). Khi con người chết, mngăt trở thành atâo (linh hồn người chết). Trước lúc làm lễ bỏ mả, atâo vẫn tồn tại quanh mộ. Sau lễ bỏ mả, linh hồn người chết trở về với thế giới tổ tiên, biến thành giọt sương có dịp là đầu thai vào con cháu trở lại thành người sống ở trần gian (sử thi Đam Xăn thể hiện rõ điều này: H’Lí sinh Đan Xăn cháu về sống với H’Bhí). Theo người Êđê, con người khỏe mạnh hay ốm yếu là do phụ thuộc vào linh hồn: mngăt khỏe mạnh thì thân xác khỏe mạnh, mngăt ốm yếu thì thân xác ốm yếu. Người Êđê cịn cho rằng, mọi vật xung quanh con người như núi, sơng, cây, cỏ, chiêng ché... đều có yang. Thậm chí hạt sương, hịn sỏi cũng có yang. Con người có thể nghe tiếng nói của vật, nhất là vật thiêng. Quan niệm vạn vật đều có hồn vía nói trên đem lại nhiều hệ quả trong đời sống của người Êđê, tạo nên sức giao cảm tinh tế giữa người và vật, một tình thương của con người đối với mn vật nhưng mặt khác điều này cũng làm cho con người luôn bị bao vây trong một thế giới trùng điệp những linh hồn,

sống trong sự lo sợ triền miên. Để bảo vệ và nâng cao đời sống của mình, để hết ốm đau bệnh tật, để giữ gìn mùa màng khỏi mưa gió, hạn hán, bão lụt...tất cả đều phải cầu viện đến yang của mọi vật xung quanh.

Chúng ta cũng phát hiện những quan niệm về thế giới trong sử thi Bana. Là một tộc người lớn lên, sinh sống trên một vùng đất mênh mông với núi cao, rừng rậm, sông suối dày đặc, thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ của miền Bắc Tây Nguyên, người Bana cho rằng cuộc sồng hàng ngày của họ bị chi phối bởi những lực lượng siêu nhiên, không thực. Từ việc ốm đau, bệnh tật đến việc sản xuất đều không phải tự thân mà do thần linh, ma quỷ quyết định. Thế giới thần linh trong tín ngưỡng dân gian của người Bana thật vô cùng đa dạng.

Trong các sử thi (tiếng địa phương gọi là hmon) hầu như khơng bao giờ thiếu bóng dáng các vị thần uy nghiêm, tài ba nhưng cũng hết sức thân thiết, gần gũi với cuộc sống con người. Trong sử thi Bana, hay đối với người Bana, thần linh trước hết là một lực lượng siêu nhiên, thần bí có sức mạnh của một thứ pháp luật lương tâm, ngăn không cho con người làm những việc bất nhân, độc ác đối với đồng loại của mình. Trong trường hợp này, Yang (thần, thần

linh) được người Bana nhắc tới một cách chung chung chứ không phải một Yang cụ thể nào đó như Yang kơng (thần núi), Yang đăk (thần nước)... Sử thi Chàng Jriđông kể rằng, để âm mưu giết người em út Bia Lúi xinh đẹp vì ghen tức với hạnh phúc, may mắn của nàng, hai mươi chín người chị xấu bụng, độc ác, con bok Roh đã lừa dắt em mình tới một khu rừng rất xa, nơi vắng người qua lại. Thế nhưng khi sắp sửa bắt đầu hành vi phạm tội thì một người trong họ tên là Bia Môh cất lời can ngăn: “Ơ các chị, các em khơng nên tự tay mình lại giết chết em mình như vậy. Nếu khơng Yang sẽ phạt ta đó... Nghe Bia Mơh bảo vậy, tất cả đồng lịng”. Thế là nhờ Yang, một siêu linh thần bí, kỳ diệu, nàng Bia Lúi nhỏ bé, xinh đẹp thốt chết. Nói đúng hơn, để giữ gìn, bảo vệ sự sinh tồn của mình, chống lại những băng hoại sản sinh ra từ chính trong quan

hệ giữa người và người, tộc người Bana đã sản sinh ra một thứ vũ khí vơ hình, mong manh, nhưng thật hiệu nghiệm đó là thần linh. Theo giáo sư Đặng Nghiêm Vạn: “người Bana còn quan niệm cuộc sống của mình có hai phần sóng đơi: phần thiêng và phần tục, phần tơn giáo và phần bình thường hằng ngày. Hai phần đó quyện vào nhau thành một thể thống nhất, khó phân biệt rạch rịi, tạo nên một sự cân bằng của cuộc sống tinh thần cũng như vật chất” [36, tr.267].

Ngoài việc nhắc đến thần linh một cách chung chung, trong các sử thi Bana, các vị thần thường có tên gọi, nơi cư ngụ cụ thể như: Bok Kơi đơi - một vị thần tối cao, được xem như là ông tổ của người Bana (Sử thi Yông trong Yoăn: Giông là con cháu của bok Kei Pei trên trời), Yang kông - thần núi, cư ngụ ở vùng núi,... Thế giới siêu nhiên trong quan niệm của người Bana mặc dầu chưa được sắp xếp thành hệ thống, chưa hình thành hình dạng, cá tính, đặc điểm, lai lịch, nhưng rất phong phú. Người Bana có ba loại siêu nhiên:

Thần cấp cao gọi là bok (nam) và dạ (nữ). Trước hết là thần ông Trời đồng nhất với thần sấm, thần mưa (đọc các sử thi Bana chúng ta thấy hầu hết các anh hùng đều là con của vị thần này). Sau đó là thần chiến tranh Bok Phu Đei, Rơk, Xét, Vét, Tăng là các anh hùng dựng nước. Klang Ing Kring Kro là thần diều hâu.

Thần thứ cấp hai gọi là Zàng, có số lượng rất đơng. Có thần tốt, thần xấu, có tổ tiên, ơng, bà, cha, mẹ. Các thần cây cối: Lúa, Ngơ, Mía, Đậu…

Cuối cùng là hồn (pơ ngol) của mn vật, bất kỳ cái gì cũng có hồn: hịn sỏi, hịn đá, lá cây, giọt sương, v.v..

Thế giới siêu nhiên ở cạnh người cùng sống và hoạt động với người. Thế giới siêu nhiên là một thực tại hòa hợp với thực tại xã hội con người. Hiện thực và hư ảo xen cài nhau. Thế giới con người được mở rộng thêm để đi vào một cuộc sống khơng có thực nhưng như có thực. Điều này tạo nên đặc

điểm của sử thi Tây Nguyên đó là sự hịa hợp giữa cái phi thường và bình thường, giữa hư ảo và hiện thực. Đây chính là loại hình thế giới quan thần thoại trong sử thi Tây Nguyên. Thế giới siêu nhiên trong sử thi khơng có vị trí và vai trị như ở tín ngưỡng tơn giáo. Ở phạm vi tín ngưỡng “quan hệ giữa người với thần linh ma quỷ là quan hệ một kẻ yếu cần sự che chở giúp đỡ con người luôn phải tôn trọng tập quán do thần linh đã định” [46, tr.155].

Cũng như dân tộc Êđê, dân tộc Bana cũng cho rằng, con người cũng có hai phần: thể xác và linh hồn. Khi con người chết, linh hồn chưa mất đi mà vẫn còn tồn tại luẩn quẩn bên người sống. “Hai anh em đi qua một cánh rừng thấp rộng mênh mơng...đâu đây hình như có tiếng động của linh hồn cha mẹ rủ lịng thương hai đứa con trai, cũng muốn giúp nhưng giờ đây đã hóa ma... Cả đêm đó Giơng khơng thể nào ngủ n giấc được vì hình bóng cha mẹ vẫn cịn lởn vởn đâu đây” [47, tr.340-341].

Có thể nói, ngay từ thủa sơ khai, để sinh tồn và phát triển, các tộc người Tây Nguyên đã phải đương đầu với rất nhiều thế lực cả từ tự nhiên lẫn từ xã hội. Các cuộc đấu tranh sinh tồn đã đặt ra cho họ rất nhiều câu hỏi, nhiều vấn đề, nhiều mâu thuẫn cần phải được tìm hiểu và giải quyết. Nhưng người Tây Nguyên lúc này chưa hiểu và chưa giải thích được một cách đầy đủ, khoa học các hiện tượng tự nhiên bởi lúc đó năng lực tư duy còn hạn chế, cảm nhận của họ còn hết sức ngây thơ, hồn nhiên, chất phác. Theo họ, quá trình hình thành nên vũ trụ đều do các thần thực hiện, hay nói cách khác là do một lực lượng siêu nhiên thần bí sáng tạo nên.

Chính q trình “nhờ trí tưởng tượng” để lý giải cho được nguồn gốc vũ trụ, người Tây Nguyên xưa đã tạo ra vũ trụ quan cho mình. Họ đã hình dung về khơng gian vũ trụ gồm nhiều tầng cạnh nhau, nhiều thế giới ở những tầng đó có thể ở cạnh nhau hoặc đan xen nhau. Đối với họ, tất cả các thế giới, các tầng đó đều do các vị thần tạo ra và cai quản như Yang kông (thần núi),

Yang đăk (thần nước)... của dân tộc Bana; hay đối với dân tộc Êđê, thế giới có ba tầng là tầng đất, tầng trời và tầng dưới mặt đất như đã nói ở trên. Ở cả ba tầng đều có các vị thần trú ngụ. Ở tầng trời là vị thần Aê Diê là vị thần sáng tạo mn lồi và ban phát giống cây trồng cho con người. Aê Diê quyết định sinh tử và thưởng phạt đối với con người. Còn Aê Du là vị thần “thơng thái” được Diê giao việc hịa giải các mâu thuẫn trong nội bộ gia đình, hướng dẫn nghi thức cầu cúng cho con người. Thần Aê Diê, Aê Du giao cho loài mối rỉa cây cỏ khô tạo ra chất mùn giúp cho đất thêm màu mỡ, ni cây lúa và các lồi cây tươi tốt. Ở tầng mặt đất (ti lăn), Thần Mtao Tlua có chức năng làm cho mưa thuận, gió hịa, trơng coi mn thú, cây cối. Cịn ở tầng dưới mặt đất thì có vợ chồng Băng Bung, Băng Dai là thần cai quản và trông coi buôn làng, hồn người chết. Điều này cũng cho thấy trong tư duy của người Tây Nguyên lúc ấy về Thần chưa có một hệ thống nhất nguyên như trong thần thoại hay sử thi Hy Lạp mà chủ yếu là tồn tại đa thần. Họ cũng đã có quan niệm về cõi âm và cõi này cũng có thần cai quản: “...Cha mẹ đừng ngủ mãi như vậy. Đừng ở dưới cõi âm nữa. Không phải cha mẹ chết do bệnh hay do thần muốn như vậy. Cha mẹ chết do tay người giết... Vậy xin phép thần quỷ sứ hãy tha và cho cha mẹ con về lại chốn trần gian này” [47, tr.602].

Về mặt thời gian, không gian trong quan niệm của người Tây Nguyên lúc này cũng hết sức trực quan, ngây thơ, chất phác. Trời dường như chỉ ở trên đầu họ. “Rang Nar thơi khơng nói nữa. Hãy bảo với hai thằng chồng cô lên trên trời đánh nhau với ta” [47, tr.535]. Không gian, thời gian được người Tây Nguyên quan niệm cũng rất đỗi đơn giản. “Mặt trời mọc về phương nào, đi về hướng đó. Mặt trời lặn về hướng nào, để mặc phía sau lưng” [47, tr.334].

Qua các áng sử thi Tây Nguyên, có thể thấy rằng, thời kỳ mà sử thi phản ánh chính là thời kỳ cuối cơng xã ngun thủy, lúc này, người nguyên

thủy chưa hiểu và chưa giải thích được các hiện tượng tự nhiên, bởi lúc đó năng lực tư duy cịn hạn chế, cảm nhận của họ còn hết sức ngây thơ, hồn nhiên, chất phác. Trong khi đó, các sự vật, các hiện tượng của thế giới lại muôn màu, muôn vẻ; ngay trong một sự việc, một hiện tượng cũng đã có nhiều mặt, nhiều tính chất, nhiều quan hệ mà khơng phải lúc nào nhận thức của con người cũng nắm bắt phản ánh hết được trong một lúc. Vì chưa giải thích được nguồn gốc của các sự vật, các hiện tượng một cách khoa học nên người Tây Nguyên lúc này đã gán cho nó một sức mạnh siêu nhiên, thần bí. Chính điều đó đã dẫn họ đến với kết luận: tất cả mọi sự vật và hiện tượng đều do các vị thần sáng tạo nên. Điều này ta bắt gặp ở hầu hết các sử thi của các dân tộc Tây Ngun. Vì vậy, cũng có thể nói rằng thế giới quan trong sử thi Tây Nguyên là thế giới quan duy tâm và là duy tâm khách quan, bởi họ đã cho rằng “có một thực thể tinh thần khơng những tồn tại trước, tồn tại ở bên ngoài, độc lập với con người, với thế giới vật chất mà còn sản sinh ra và quyết định tất cả các quá trình của thế giới vật chất” [21, tr.27].

Ngoài quan niệm vạn vật hữu linh (thế giới là do thần linh tạo ra, vạn vật trên thế giới đều có thần), các dân tộc Tây Nguyên lúc này cũng đã tìm cách lý giải nguyên nhân của các hiện tượng tự nhiên xảy ra xung quanh mình. Và hầu hết họ đều khơng tìm thấy ngun nhân của những hiện tượng tự nhiên ấy. Họ cho rằng phải có một sức mạnh nào đó kỳ lạ lắm, ghê gớm lắm mới làm được như vậy. Những sức mạnh phi thường ấy của tự nhiên đã bị người xưa thần thánh hóa thành các vị thần chun phụ trách những cơng việc đó như thần Yang Liê là thần ác thường gây ra hạn hán, mất mùa. Mưa gió, sấm sét thì được giải thích là do các thần linh đánh nhau. “Tiếng sấm nổ ầm ầm về hướng thượng nguồn... gió vù vù thổi mạnh hơn... giơng bão kéo đến và mưa trút xuống...có khi là các thần linh hoặc đúng là hai anh em Giông cũng chưa biết chừng... ” [47, tr.542-543]. Rõ ràng là người Tây Nguyên xưa

cũng đã muốn tìm cách lý giải các hiện tượng tự nhiên. Song, do trình độ nhận thức cịn kém phát phát triển nên việc giải thích các hiện tượng tự nhiên ấy vẫn còn bỏ ngỏ và chung quy lại, các hiện tượng ấy chính là do các vị thần đánh nhau mà tạo ra.

Tóm lại, các hiện tượng tự nhiên kỳ bí và khó hiểu trong con mắt của người Tây Nguyên xưa đều là do các thần thực hiện. Như vậy, thế giới quan của người Tây Nguyên trong sử thi như đã nói ở trên, là thế giới quan duy tâm khách quan. Tư duy như vậy của người Tây Nguyên trong sử thi là một điều tất yếu. Bởi, điều kiện lịch sử lúc ấy - khoa học tự nhiên chưa phát triển, trình độ tư duy cịn thấp nên chưa thể cho phép con người giải thích đúng đắn các vấn đề trên. Vì vậy, theo cách nhìn của người Tây Nguyên trong sử thi thì quá trình hình thành vũ trụ đều do các thần thực hiện. Hay nói cách khác, vũ trụ là do một lực lượng siêu nhiên thần bí sáng tạo ra. Họ chưa thể nào hiểu được

Một phần của tài liệu BÁO cáo tôn tạo LỊCH sử VIỆT NAM (Trang 41 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w