khát vọng chinh phục tự nhiên của con người
Khơng chỉ tìm cách giải thích q trình hình thành vũ trụ, tìm cách lý giải nguyên nhân của các hiện tượng tự nhiên xảy ra xung quanh mình, người Tây Nguyên xưa cũng đã bắt đầu nhận thức và tìm hiểu chính bản thân mình.
Trong các sử thi Tây Ngun, chúng ta thấy rằng, các dân tộc Tây Ngun lúc đó khơng đặt ra cho mình câu hỏi: con người có vị trí, vai trị như thế nào trong thế giới? Con người có khả năng nhận thức và cải tạo thế giới hay không? Song, khi nghiên cứu sử thi Tây Nguyên, chúng ta nhận ra rằng, vấn đề số phận của con người luôn được đề cập đến trong hầu hết các sử thi Tây Nguyên. Con người, số phận con người được nói đến trong sử thi là do
thần linh định đoạt, do trời quyết định. “Con người với thiên nhiên rứng rú có xảy ra chuyện gì cũng do trời, do thần linh định đoạt” [47, tr.334], “...trời đã định như thế, đành phải chịu thôi” [47, tr.352]. Mọi chuyện xảy ra cũng đều do ý trời quyết định. “Hôm nay yang muốn cho chúng ta gặp nhau tại đây... Cũng do bởi ý thần linh đã định từ trước, cho nên hôm nay chúng ta mới trở thành mẹ cha nhận cháu làm con...” [47, tr.357-358]. Sự sống và cái chết của con người cũng được quyết định bởi thần linh. Điều này được nhắc đến rất nhiều trong sử thi. Chẳng hạn, trong sử thi Giông, Giơ mồ côi từ nhỏ, sự sống và cái chết của các nhân vật được nhắc đến rất nhiều lần. “Trong lúc đào củ...bỗng nhiên có con sư tử to lớn ập đến vồ cả cha lẫn mẹ ăn thịt... Số phận của bọn cháu nếu thần linh muốn cho chết thì hồi đó đã chết cả hai rồi” [47, tr.416]. Hoặc ngay cả khi con người đã chết đi rồi cũng có thể được thần linh cứu giúp và sống trở lại. Điều này lại cũng do trời và thần quyết định. “Ồ, đúng là Giơ rồi... Trời muốn cho nó sống rồi đây, nên nó mới chạy theo con đấy” [47, tr.420]. “Con người ta sống trên quả đất không ai khinh chê nhau được. Dù là thân con trai đã lớn như cháu đây, yang muốn gọi bất cứ lúc nào cũng phải chịu thua và chấp nhận thôi” [47, tr. 494].
Trời, thần linh (yang) không chỉ quyết định đến số phận con người, sống, chết của con người mà ngay cả sức khỏe hay bệnh tật của con người cũng phụ thuộc vào thần linh. “Làm anh đương nhiên phải khỏe hơn em. Con có được sức khỏe như thế này cũng là nhờ thần cho đó” [47, tr. 359]. Hoặc khi giải thích sự khác nhau của mỗi người cũng chính do thần quy định. “Hai anh em sinh ra từ cùng một dòng máu, cùng ruột thịt mà sao yang cho mỗi người mỗi khác thế này”...Tất cả những điều trên cho thấy, số phận, cuộc sống của con người đều bị chi phối bởi thần linh, thậm chí ngay cả kết quả của q trình lao động vất vả mà con người có được cũng được quan niệm là do thần linh ban cho. “Đây rồi, nàng Bia Xin! Nơi đây trời đã ban cho ta, thần
linh đối thương chúng ta đấy. Tìm kiếm mãi từ sáng sớm, mãi đến bây giờ mới thấy...”[47, tr. 338]. Sự giàu có, trù phú của con người cũng chính là do thần linh ban cho. “Các bộ chiêng bày ra la liệt, chồng lên lên nhau cao ngất, đặt một bên. Bok Tơ Lum giàu có lắm. Ơng giàu do trời cho, do siêng năng làm việc” [47, tr.363]. Rõ ràng là thần linh chiếm vị trí số một sau đó mới đến con người. Ở đây, chúng ta bắt gặp sự tương đồng trong tư tưởng của nhà triết học kiệt xuất thời cổ đại của Trung Quốc là Khổng Tử. Trong học thuyết “Thiên mệnh”, Khổng Tử cho rằng, sống, chết có mệnh, giàu sang tại trời, trời “là một quan tịa cơng minh cầm cân nảy mực, phán xét mọi việc. Trời quyết định sự thành bại trong hoạt động cũng như trong cuộc sống của con người…” [15, tr.53]. Và nếu nói rằng, Khổng Tử có thế giới quan duy tâm khách quan thì ở đây cũng thể hiện điều đó.
Bên cạnh việc đề cao vai trò của thần linh trong cuộc sống và số phận của con người, trong sử thi Tây Nguyên cũng thể hiện khát vọng nhận thức và chinh phục tự nhiên của con người. Người Tây Nguyên xưa vừa khao khát khám phá, giải thích, chinh phục tự nhiên, lại vừa sợ hãi trước nó. Chính sự sợ hãi đó là một trong những nguyên nhân làm nảy sinh ra thần thánh, một trong những tư tưởng duy tâm – kể cả với con người nguyên thủy xưa cũng như con người hiện đại.
Trong sử thi Tây Ngun ít nhiều có đề cập đến mối quan hệ giữa con người với thế giới siêu nhiên. Ở sử thi đúng là thần có giúp đỡ người anh hùng. Nhưng con người không xuất hiện như là một kẻ yếu đuối. Các thần không xuất hiện nhiều và không hoạt động nhộn nhịp và thần linh khơng hồn tồn sai khiến con người, không định đoạt sẵn số phận con người. Thường chỉ ông Trời xuất hiện và xuất hiện vào một số thời điểm cần thiết nhất, lúc mà người anh hùng gặp bước nguy khốn nhất để giúp anh ta tăng thêm sức mạnh hoặc để cứu sống anh ta. Nhờ có sự giúp đỡ đó người anh hùng tự mình vươn
lên tiếp tục chiến đấu và cuối cùng hồn thành sứ mệnh vẻ vang của mình là đánh bại đối phương, tiêu diệt kẻ xấu, thu phục được nhiều làng, mở mang liên minh, xây dựng một buôn, làng giàu mạnh, yên vui.
Trong sử thi Tây Nguyên, thần không điều hành, không sai khiến con người mà thần là một điều kiện, một phương tiện để con người thực hiện mục đích của mình, giải quyết những khó khăn ở các bước ngoặt của cuộc đời người anh hùng để đưa anh ta đến chỗ hoàn thiện. Ở đây, rõ ràng bước đầu con người đã tự khẳng định vị trí của mình. Số phận con người vừa được quan niệm là do trời quyết định, cuộc sống trù phú của con người là do trời ban cho lại cũng vừa là do chính sự nỗ lực của con người. Trong sử thi Tây Nguyên, cũng có những trường hợp thần trái ý người bị người chống lại quyết liệt. Chẳng hạn, trong sử thi Đam Xăn, Đam Xăn đã hai lần lên trời yêu sách Trời làm theo ý mình, một lần địi hạt giống, một lần địi Trời phải cứu sống vợ mình. Vị thần tối cao ấy đã bị Đam Xăn tóm cổ dọa chém nên sợ, phải nghe theo lời người anh hùng. Mặc dù chỉ là sự hư cấu nhưng bước đầu cũng đã khẳng định được sức mạnh cũng như vi trí, vai trị của con người trong quan hệ với thế giới siêu nhiên.
Thông qua việc miêu tả các nhân vật anh hùng trong các sử thi, chúng ta thấy nổi lên khát vọng chinh phục tự nhiên, đề cao vị trí, vai trị của con người của người Tây Nguyên xưa. Mặc dù cuộc sống, số phận của của con người đều phụ thuộc vào thần linh, do thần linh ban cho nhưng cũng chính sử thi cũng đã phản ánh ước mơ của con người về một cuộc sống giàu có, sung túc do chính con người làm ra chứ khơng phải do thần ban cho. Điều này ta thấy qua việc miêu tả về người anh hùng: vẻ đẹp, sức mạnh, lòng dũng cảm, sự giàu có,v.v.. Người anh hùng hơn hẳn mọi người, hơn nữa anh ta vượt lên trên loài người và đạt đến ngang tầm của thiên nhiên. Kích thước của người anh hùng là kích thước của núi, của bể, của cây cổ thụ; tốc độ của gió bão, âm
thanh của sấm sét, ánh sáng của mặt trời…nói gọn lại là của thiên nhiên, của trời đất.
Về kích thước thì “Đăm Đroăn có một bộ ngực nở nang như một ngọn núi, một cái lưng rộng như nước bể”, “một đôi tay to và khỏe hơn những cành đa bám chặt lấy lá đa” [8, tr. 307].
Về tốc độ, khi Khinh Dú cưỡi ngựa: “ngựa nhảy một nhảy lướt nhanh như gió bão” [8, tr.243].
Về âm thanh, ở “Đam Xăn hơi thở như sấm sét” [8, tr.54], “ngựa Khinh Dú hí một tiếng to như sét đánh trên trời” [8, tr.243], “giọng nói của Đăn Đroăn cất lên nghe như sấm giật đằng Đông, chớp giật đằng Tây” [8, tr.395]. Đến như ánh sáng của đôi mắt Đăm Đroăn sáng đến nỗi “gió thổi khơng tắt” [8, tr.307] và “làm lu mờ đi ánh sáng mặt trời dạo quanh nương” [ 8, tr.394].
Tầm sức mạnh của người anh hùng là tầm sức mạnh của vũ trụ. Trong Đăn “nhảy về phía Đơng đạp gãy đỉnh núi Dú, nhảy lên đằng Tây giẫm nát ngọn núi Tling, khi chàng quay về hướng Bắc, hướng Nam thì nghe đất lở, đá lăn ầm ầm” [8, tr.308]. Đó khơng cịn là sức mạnh của con người thường mà là sự giày xéo, quăng quật giữ dội của một trận động đất. Tầm cỡ sức mạnh của các anh hùng đều ở cấp độ ngang với trời đất như thế: “Khi chàng Xing Mơ Nga múa phía Đơng: nước biển cạn đến đáy. Khi chàng múa lên phía Tây; rừng chuyển núi đổ ầm ầm” [8, tr.308]. Việc đề cao sức mạnh của người anh hùng được nhắc đến trong hầu hết các áng sử thi, người anh hùng có hành động ngang tầm sức mạnh của thiên nhiên khơng riêng gì các hoạt động thuộc về vũ lực mà ngay cả các hoạt động có tính chất văn hóa nghệ thuật của người anh hùng cũng có sức mạnh ngang với mưa gió. Chẳng hạn, khi mơ tả tiếng chiêng của Khinh Dú: “Tiếng chiêng leo lên xà ngang…Nghe tiếng chiêng, nai hươu ngoài rừng quên ăn cỏ, ma quỷ quên hại người..” [8, tr.225]. Tiếng chiêng của Đam Xăn cũng có sức mạnh đảo lộn hoạt động của thiên nhiên
như vậy: “Đánh cho tiếng chiêng ln qua sàn…Đánh cho khí trên cây cũng quên bám chặt vào cành đến phải ngã xuống đất….Cho tất cả muôn vật chỉ cịn có thể lắng tai mà nghe tiếng chiêng của Đam Xăn” [8, tr.11].
Việc lấy sức mạnh và vẻ đẹp của thiên nhiên hùng vĩ để mô tả vẻ đẹp và sức mạnh của người anh hùng chứng tỏ rằng, người Tây Nguyên trong sử thi đã sớm có khát khao chinh phục tự nhiên, khẳng định sức mạnh của con người trước thiên nhiên hùng vĩ. Người anh hùng có sức mạnh của thiên nhiên, đã gây nên những hậu quả ghê gớm như các hoạt động vũ trụ và có thể thay đổi sự vận động bình thường của Trời Đất và mn vật. Người anh hùng hoạt động như thiên nhiên, chi phối được thiên nhiên: người anh hùng gần giống như Thần thánh và có mối quan hệ với Thần Thánh. Ở đây tốt lên quan niệm: Trời, Người có quan hệ mật thiết với nhau. Đa số các anh hùng trong sử thi đều có xuất thân thần thánh hoặc nếu như khơng có xuất thân thần thánh (như Đăm Xăn) thì cũng đều có quan hệ, có mối liên hệ dễ dàng với ơng Gỗn (Trời), có thể u cầu Gỗn giúp đỡ khi cần thiết (Đam Xăn đã lên trời xin Gỗn thóc giống và sau đó lên trời địi Gỗn cứu sống HNhí và HBhí. Các yêu cầu này đều được trời thực hiện). Ở đây, chứng tỏ người Tây Nguyên xưa đã khẳng định sức mạnh của con người, vị trí của mình trước thiên nhiên và chứng tỏ rằng, con người có khả năng chinh phục được tự nhiên. Sử thi Tây Nguyên đã xây dựng nên một hình ảnh con người lý tưởng khơng những hơn hẳn mọi người thường trên thế gian mà còn đạt đến tầm của thần thánh. Con người, với biết bao tự hào, hãnh diện và tin tưởng ở mình, ở cộng đồng của mình, đã nâng người anh hùng lên cao ngang với tầm của các lực lượng thiên nhiên bên ngồi mình, mà trong thực tế đương thời chúng là những lực lượng đang thống trị và chi phối toàn bộ cuộc sống của con người, chế ngự con người và đang hồnh hành dữ dội. Bằng cảm tính tài tình, con người ngây thơ và trong sáng, mà C. Mác, trong tác phẩm “Góp phần phê phán Khoa
kinh tế - chính trị” gọi là “buổi niên thiếu của xã hội loài người” của thời kỳ
chưa có giai cấp, chưa có hiện tượng người bóc lột người, đã ước đốn được rằng con người có thể có sức mạnh như thiên nhiên, chế ngự thiên nhiên.
Trong sử thi Tây Nguyên chúng ta còn thấy nổi lên các tập tục độc đáo như tục tiếp khách, tục đi rừng. Nếu như tục tiếp khách ngợi ca cái đẹp của tình cảm con người, thì tục đi rừng lại thể hiện cái đẹp của trí tuệ và sức mạnh của người Tây Nguyên đang vươn lên khám phá, chinh phục núi rừng thiên nhiên hùng vĩ. Ở sử thi nào chúng ta cũng thấy tiếng hát lời ca đi rừng tuyệt vời của những chàng trai Tây Ngun. Đam Xăn thì thích bắt tơm, bắt cá, tìm châu báu dưới suối, sông. Đăm Di (trong sử thi Đăm Di đi săn) thì thích săn voi, hươu, nai, tê giác và các loại thú rừng quý nhất. Y Thoa thì thích đi rừng để thưởng thức cái đẹp của núi rừng. Mỗi tù trưởng, mỗi sở thích riêng đó đã tạo thành những nét thẩm mỹ của người Tây Nguyên trong cuộc sống vươn lên tìm hiểu cái đẹp hùng vĩ của thiên nhiên, vũ trụ. Điều này lại một lần nữa khẳng định rằng con người không hề bị khuất phục trước thiên nhiên. Nương, rẫy mênh mơng, núi non hùng vĩ, cịn những con người ở đây quả là những con người khổng lồ đang đứng hiên ngang trước thiên nhiên. Họ là sắt, là đồng, là cây đại thụ đang thách thức với sơng suối, gió bão, đất lửa và thú rừng. Nếu ở ngồi chiến trận con người chỉ cần đến sức mạnh của cung đao, thì ở đây địi hỏi con người phải có trí tuệ, lịng dũng cảm và đầu óc thơng minh khôn khéo trước mọi nguy hiểm của núi rừng. Và chính cảnh núi rừng hùng vĩ hấp dẫn đó đã thúc giục con người vươn lên hành động. Với sức mạnh của cả tập thể, đoàn người đã vượt qua mọi núi cao, sơng dài, rừng rậm và tìm ra những tài nguyên vô giá:
“Đất này trồng lúa lên xanh tốt Rừng này gieo kê sẽ to bông
Với tài khám phá của con người, rừng núi hoang vu khơng cịn là sự hung dữ và huyền bí nữa, mà nó là một kho tài ngun vô cùng quý giá để con người sinh sống, làm ăn. Từ tục đi rừng của các anh hùng trong sử thi chúng ta thấy sử thi đã phản ánh quan niệm về sự vươn lên của con người, từ chỗ cúi đầu quỳ phục trước núi rừng hoang dã đến tự khẳng định mình trước thiên nhiên vũ trụ. Điều này cũng cho chúng ta thấy hình ảnh của thời kỳ giao tranh quyết liệt giữa con người với thiên nhiên. Chiến trường của họ là thú dữ, rừng rậm, thác gào, sông sâu, núi thẳm; là sự quyến rũ của ma quỷ thần linh, và chiến công của họ là sự anh dũng, mưu trí vượt qua mọi khó khăn nguy hiểm đó. Ở sử thi Tây Nguyên chúng ta bắt gặp những Đam Xăn, Xinh Nhã, Đăm Di, Giông,…là những con người sắt thép và gương mặt đầy nghị lực, thơng minh, có thể sánh ngang tài trí với chàng Uylixơ trong trường ca Hôme của Hy Lạp. Tục đi rừng của các anh hùng trong sử thi là bài ca về sức mạnh của con người “xơng lên đoạt trời”, thể hiện tình u thiên nhiên của người Tây Nguyên xưa. Nó tự giải đáp những câu hỏi: thiên nhiên có phải là thần thánh khơng? Thiên nhiên có đáng sợ khơng? Con người có quỳ phục trước nó khơng?...Tất cả những câu hỏi đó, khơng phải là nỗi boăn khoăn của con người nữa. Chính cuộc sống lao động khám phá và chinh phục thiên nhiên của con người đã làm sáng tỏ điều đó; thiên nhiên hùng vĩ đã trở thành sự sống và người bạn thủy chung của họ. Tất cả những tiếng sấm sét vang dậy, gió mưa gào thét…đã thúc giục con người xông lên làm chủ thiên nhiên.
Trong sử thi Tây Nguyên, mọi cuộc chinh phục tự nhiên được biểu hiện như chiến trận thực thụ đầy quyết liệt. Trong tác phẩm, các sức mạnh nguy hiểm của tự nhiên được hình tượng hóa thành những qi vật kỳ dị. Cho nên, chiến công của Đăm Noi trước quái vật Đrang Hạ - Đrang Hơm và Bok Prao,