Có thể nói rằng, từ xa xưa, ở con người đã hình thành loại kiến thức có tính chất phổ biến cả về tự nhiên, về xã hội và về chính bản thân con người. Đó là sản phẩm tinh thần của con người trong quá trình lao động và biến đổi thế giới. Đó là nhận thức thơng thường đựơc hình thành một cách tự phát và trực tiếp từ trong cuộc sống hằng ngày và trong sản xuất. Loại kiến thức này dù mới chỉ là ở dạng triết lý xen kẽ với tư duy hình tượng, chưa thành hệ thống khái niệm chặt chẽ nhưng chúng lại có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của con người. Đúng như quan điểm của triết học Mác - Lênin: “Mặc dù là trình độ thấp hơn so với nhận thức khoa học, nhưng nhận thức thơng thường khơng phải là cái gì đó tầm thường, kém giá trị đối với đời sống xã hội... Chính kinh nghiệm của nhận thức thông thường là kho tàng để
cho các khoa học cụ thể, triết học và nghệ thuật tìm kiếm nội dung của mình” [21, tr.367].
Nghiên cứu sử thi Tây Nguyên ở góc độ khai thác những khía cạnh thế giới quan và nhân sinh quan, chúng ta bắt gặp những quan niệm duy tâm, siêu hình xen lẫn những yếu tố duy vật và biện chứng. Đây cũng là đặc điểm của thế giới quan huyền thoại - phương thức cảm nhận, quan niệm về thế giới của người nguyên thủy. Ở thời kỳ này, do trình độ nhận thức kém, người nguyên thủy chưa giải thích được các hiện tượng trong tự nhiên, trong xã hội cũng như các hiện tượng gây ra đối với chính bản thân con người. Do vậy, trong quan niệm về thế giới của người nguyên thủy có sự hòa quyện vào nhau giữa các yếu tố: tri thức và cảm xúc, lý trí và tín ngưỡng, hiện thực và tưởng tượng, cái thật và cái ảo, cái thần và con người… Mặc dù vậy, khi nghiên cứu sử thi Tây Nguyên ở cả khía cạnh thế giới quan và nhân sinh quan chúng ta có thể thấy những dấu hiệu của tư tưởng biện chứng và có thể khẳng định chính những dấu hiệu của tư tưởng biện chứng ấy góp phần làm nên những giá trị quý báu và sự trường tồn của sử thi Tây Nguyên. Dấu hiệu của những tư tưởng biện chứng chúng ta bắt gặp ở hầu hết các sử thi chính là ở quan niệm của người Tây Nguyên về sức mạnh, ý chí của con người trong việc chinh phục tự nhiên, cải tạo thế giới, trong quan niệm về nhìn đời, nhìn người và ở khát vọng về một cuộc sống sung túc hơn, đầy đủ hơn. Chẳng hạn, trong sử thi Đam Xăn, Đam Xăn đã hai lần lên trời yêu sách Trời làm theo ý mình, một lần đòi hạt giống, một lần đòi Trời phải cứu sống vợ mình. Vị thần tối cao ấy đã bị Đam Xăn tóm cổ dọa chém, ơng ta sợ, phải nghe theo lời người anh hùng. Mặc dù chỉ là sự hư cấu nhưng ban đầu cũng đã khẳng định được sức mạnh cũng như vi trí, vai trị của con người trong quan hệ với thế giới siêu nhiên.
Thông qua việc miêu tả các nhân vật anh hùng trong các sử thi, chúng ta thấy nổi lên khát vọng chinh phục tự nhiên, đề cao vị trí, vai trị của con
người của người Tây Nguyên xưa. Mặc dù cuộc sống, số phận của con người đều phụ thuộc vào thần linh, do thần linh ban cho nhưng cũng chính trong sử thi cũng phản ánh ước mơ của con người về một cuộc sống giàu có, sung túc do chính con người làm ra chứ khơng phải do thần ban cho. Rất nhiều sử thi đã thể hiện điều này: Đam Xăn, Giông, Giơ mồ côi từ nhỏ, Khinh Dú, Đăm
Noi, v.v..Rõ ràng, ở đây, bộc lộ tư tưởng duy vật và biện chứng tự phát rằng,
con người có quan hệ chặt chẽ với giới tự nhiên, cuộc sống con người phụ thuộc vào tự nhiên. Song, con người cũng có khả năng chinh phục, chế ngự, cải tạo tự nhiên để có cuộc sống tốt đẹp hơn. Khát vọng ấy thể hiện trong sử thi Tây Nguyên mang dấu ấn tư tưởng duy vật và biện chứng. Tự con người phải không ngừng đấu tranh để thay đổi cuộc sống của mình, chinh phục tự nhiên, khai phá những vùng đất mới, thậm chí là đấu tranh giữa con người với con người (trong sử thi là những lực lượng thù địch của cộng đồng mà người anh hùng thậm chí là cả cộng đồng phải cùng nhau đoàn kết để chống lại các lực lượng ấy; nguyên nhân của các cuộc đấu tranh ấy nhiều khi chỉ đơn giản chỉ là một người trong cộng đồng bị xúc phạm, cướp đoạt vợ, người đẹp như đã nói ở trên, nhưng cốt yếu vẫn là chinh phục và làm giàu cho cộng đồng mình). Đó là những quan niệm duy vật và biện chứng tự phát mà ta có thể bắt gặp ở bất kỳ một tác phẩm nào trong kho tàng sử thi Tây Nguyên.