Mối quan hệ giữa cá nhân và xã hộ

Một phần của tài liệu BÁO cáo tôn tạo LỊCH sử VIỆT NAM (Trang 70 - 76)

Trong sử thi Tây Nguyên, chúng ta sớm thấy quan niệm của người Tây Nguyên xưa về mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội (cá nhân ở đây chính là

người anh hùng, cịn xã hội chính là toàn thể cộng đồng), hay theo quan điểm của triết học Mác - Lênin, là mối quan hệ giữa lãnh tụ và quần chúng nhân dân.

Xã hội thời kỳ sử thi chưa có sự phân hóa đẳng cấp mạnh mẽ nên quan hệ giữa vị thủ lĩnh cộng đồng (nhân vật anh hùng) với tôi tớ mà mọi cư dân khác trong cộng đồng rất bình đẳng. Mặc dù người anh hùng là một cá nhân phi thường nhưng họ khơng đóng vai trị một cái gì đó biệt lập ở trong bản thân mình, trái lại, người anh hùng là một thành viên của gia đình mình, của bộ lạc mình. Tính thuyết phục của người anh hùng đối với cư dân và gia đình khơng chỉ vì họ có những phẩm chất đặc biệt, mà cịn ở thái độ chân tình, chan hịa trong mọi cơng việc và cuộc sống thường ngày. Trong các sử thi, chúng ta thấy, bất kỳ công việc lớn nhỏ nào người anh hùng cũng đi đầu và cùng tham gia với mọi người một cách cần cù, hăng hái. Mọi sản phẩm do chiếm đoạt hoặc lao động mà có đều được phân chia đồng đều, sịng phẳng. Sự giàu có của nhân vật anh hùng phần lớn nhờ vào việc đóng góp cơng sức của mọi người và cũng vì sự giàu có ấy mà mọi người sống no đủ, hạnh phúc. Người anh hùng khơng có đời sống riêng tư hay tách biệt đối lập với tất cả cư dân. Quyền lợi và trách nhiệm của chính họ cũng đồng thời là quyền lợi và trách nhiệm chung của cả cộng đồng. Người anh hùng sống gần gũi, thân ái và sẳn sàng giúp đỡ mọi người. Không những sống hòa đồng, cùng làm lụng và cùng hưởng lợi, người anh hùng cịn tận tình giúp đỡ những kẻ yếu khơng kể đó là người trong gia đình hay tơi tớ. Mọi cử chỉ chân tình, tốt đẹp đã xóa đi khoảng cách giữa chủ và tớ, giữa người anh hùng và người lao động bình thường. Nhờ đó, mọi lời nói và hành động của người anh hùng ln được sự đồng tình ủng hộ, được sự hưởng ứng của đơng đảo cư dân. Tính chất của mối quan hệ giữa cá nhân anh hùng với cộng đồng đã được Hêghen nhận xét rằng: “Cá nhân của thời đại anh hùng cũng không xác lập sự phân chia về mặt ln lí giữa bản thân mình với cái chính thể xã hội mà anh ta thuộc vào. Trái lại, y

nhận thức rằng y chỉ làm thành một thể thống nhất bản chất với cái toàn thể này” [13, tr.323-324].

Trong sử thi Tây Nguyên, chúng ta thấy, thông thường sự sống chết của nhân vật anh hùng kéo theo cả sự phát triển hay tiêu vong của cả cộng đồng. Nên mọi niềm vui, nỗi lo, mong muốn và mục đích của cá nhân người anh hùng cũng đồng thời là của tất cả mọi người và ngược lại. Về điều này, Hêghen đã từng viết rằng, “các anh hùng sử thi có thể ơm ấp những mục đích, song cái quan trọng trong trường hợp của họ không phải là những mong muốn của họ, cũng không phải là các mục đích của họ, mà cái quan trọng đó là tất cả n hững điều họ gặp ở trong các mong muốn và các mục đích trong những cố gắng của họ để nhằm đạt được mục đích và thỏa mãn những điều mong muốn” [13, tr.607]. Quan hệ hòa hợp giữa cá nhân anh hùng với tập thể, vì vậy khơng phải là biểu hiện mang tính lý thuyết về đạo đức, ở sự phân phối sản phẩm mà quan trọng là mối quan hệ đó có nguồn gốc sâu xa từ sự sống và cái chết từ mong muốn và mục đích của mọi thành viên trong cộng đồng. Mọi hành động đúng hay sai của người anh hùng đều liên quan mật thiết đến tất cả cư dân. Ngược lại, những biến cố tốt hoặc xấu của cộng đồng đều ảnh hưởng lớn lao đến tính mạng của cá nhân anh hùng. Rõ ràng là vào thời kỳ mà đời sống con người còn bị tự nhiên chi phối nặng nề thì mỗi cá thể khơng thể sống biệt lập, tách rời với những quan hệ phụ thuộc. Chỉ có tồn tại trong một khối thống nhất, hịa hợp của tập thể thì mới tạo ra được những sức mạnh cần thiết để chống đỡ bao hiểm họa cả từ phía tự nhiên lẫn từ phía xã hội. Đây là đặc điểm lịch sử góp phần quan trọng và chủ yếu để hình thành mối quan hệ hịa hợp, gắn bó giữa các thành viên khác nhau trong cùng một cộng đồng. Song, điều đáng lưu ý là ở chỗ, không phải đến ngày nay mà ngay từ buổi ban sơ ấy, trong xã hội Tây Nguyên thời đó, người dân Tây Nguyên xưa đã sớm nhận thức được mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng. Nếu như trong triết

học Mác – Lênin, “vai trò của quần chúng và vai trò của cá nhân trong lịch sử khơng tách rời nhau, trái lại có quan hệ khăng khít với nhau. Cá nhân ưu tú, lãnh tụ kiệt xuất là sản phẩm của thời đại, đại diện cho lợi ích và ý chí của quần chúng, và chỉ những cá nhân như thế mới được quần chúng công nhận là người lãnh đạo thực sự của họ. Cá nhân ưu tú, lãnh tụ kiệt xuất là sản phẩm, là con đẻ của phong trào quần chúng nên sức mạnh của họ, trí tuệ của họ bắt nguồn từ quần chúng nhân dân” [21, tr.625] thì ở đây, trong sử thi Tây Nguyên cũng phản ánh rõ nét điều này.

Trong sử thi Tây Nguyên, chúng ta cũng thấy nổi lên một mối quan hệ khác, mối quan hệ đó theo các nhà nghiên cứu Văn hóa gọi là quan hệ hịa hợp. Quan hệ hịa hợp khơng phải chỉ hạn chế trong phạm vi nội bộ của một cộng đồng mà còn được mở rộng ra với nhiều cộng đồng khác. Nó biểu hiện trước hết ở mối quan hệ liên minh các cộng đồng cùng tiến đánh một thế lực đối địch khác. Không những trong hành động quân sự mà ngay cả trong các hành động chiếm hữu tự nhiên, các thế lực gần gũi nhau cũng dễ dàng liên kết khi họ có chung một mong muốn, một mục đích và lợi ích. Sự liên minh trong nhiều trường hợp khác nhau là điều kiện tất yếu và cần thiết để chống đỡ hiệu quả hơn sức mạnh của tự nhiên và xã hội đe dọa cuộc sống mỗi cộng đồng.

Khả năng hòa hợp còn biểu hiện ở việc thu nạp cư dân cộng đồng bại trận. Như đã nói, chiến tranh trong sử thi Tây Ngun khơng phải là chiến tranh hủy diệt. Sự giao chiến chỉ xảy ra thực sự giữa những người đứng đầu cộng đồng. Khi một bên bị tiêu diệt thì cư dân của họ (gồm cả chiến binh, tôi tớ và người dân bình thường) khơng bị lực lượng chiến thắng tàn sát mà trái lại còn được tự do lựa chọn điều kiện sinh sống. Trước khi chiến trận kết thúc, dĩ nhiên lực lượng đôi bên đều xem nhau là kẻ thù. Nhưng khi lực lượng nào đó thắng trận họ lại đối xử rất nhân đạo với cư dân của kẻ bại trận. Lực lượng thất bại không bị trả thù, không bị biến thành nô lệ suốt đời, không bị

tước đoạt mọi tài sản riêng. Trái lại, họ được phép lựa chọn sống tự do hay sáp nhập vào cộng đồng chiến thắng. Một khi trở thành thành viên mới của cộng đồng, họ cũng được hưởng những quyền lợi ngang bằng các thành viên cũ. Trong môi trường và điều kiện sống mới, họ không những khơng bị đối xử phân biệt mà tính mạng và đời sống còn được bảo đảm như mọi người. Quan hệ giữa cá nhân anh hùng với tập thể, giữa người dân chiến thắng với người dân bại trận rõ ràng là mối quan hệ bình đẳng và nhân ái. Có lẽ nhờ tính chất tốt đẹp của mối quan hệ đó mà sự hợp nhất cư dân các cộng đồng trở nên bền vững.

Mặt khác, xã hội mà sử thi phản ánh khơng phải là một xã hội có giai cấp nhưng trong đồi sống chung đã xuất hiện sự phân biệt giàu - nghèo. Có điều là giàu sang khơng bắt nguồn từ việc bóc lột. Nó là kết quả của quá trình lao động tập thể trên cơ sở tự nguyện và hứng thú. Sản phẩm thu lại từ lao động hoặc chiến trận cũng được phân phối công bằng, hợp lý. Trong tác phẩm, sự giàu nghèo chỉ thực sự được phân biệt trên cơ sở cộng đồng với cộng đồng chứ không phải giữa cá nhân với cá nhân. Do đó, mâu thuẫn về sự giàu - nghèo dẫn tới xung đột quân sự, nếu có, chỉ diễn ra giữa các cộng đồng chứ khơng xảy ra trong nội bộ cộng đồng. Khơng thấy có sự tranh chấp về quyền lợi giữa các thành viên trong cùng một cộng đồng. Xã hội đố khơng cịn bóc lột, lừa đảo giữa cá nhân với cá nhân, giữa chủ và tôi tớ hoặc giữa các thành phần xã hội khác nhau trong cộng đồng. Đó là một xã hội lí tưởng đúng như nhận xét của Ăngghen: “ Với tất cả tính ngây thơ và giản dị của nó, chế độ thị tộc đó quả là một tổ chức tốt đẹp biết bao. Khơng có qn đội, chiến binh và cảnh sát, khơng có q tộc, vua chúa, tổng đốc, quan trưởng và quan tịa, khơng có nhà tù, khơng có những vụ xử án - thế mà mọi việc đều trôi chảy” [25, tr.147].

Xã hội trong sử thi Tây Nguyên mặc dù đã có nơ lệ nhưng nếu nói theo cách nói hiện đại thì, “quyền làm người” của nô lệ về căn bản vẫn được tôn

trọng. Trước hết, trong chiến trận họ không phải là “vật hy sinh”, không phải là đối tượng tiêu diệt của bất cứ lực lượng tham chiến nào. Trong sản xuất, săn bắn họ cũng không bị cưỡng bức lao động nặng nhọc. Trong hội hè, đình đám họ vẫn vui vẻ, bận rộn như tất cả mọi thành viên khác. Tuy sử thi Đăm Đơ Roăn có cảnh mua bán nơ lệ nhưng những người nơ lệ nhanh chóng trở thành anh em kết nghĩa với người anh hùng Đăm Đơ Roăn, cũng đồng thời là người mua nơ lệ. Nhìn chung, nơ lệ được đối xử như tầng lớp tôi tớ. Họ không phải là thành phần lao động khổ sai, không bị phân biệt đối xử. Họ cũng được hưởng những quyền lợi nhất định, có đời sống bình n, hạnh phúc như mọi người.

Ngồi ít nhiều hạn chế vốn có, cuộc sống quần cư cũng tạo điều kiện tốt cho mọi thành viên cộng đồng gắn bó với nhau và thương yêu nhau. Sự mất mát, chết chóc bao giờ cũng là nỗi đau chung của tất cả mọi người. Nói chung, niềm vui hay nỗi buồn, hạnh phúc hay đau khổ của mổi thành viên cũng chính là của cả cộng đồng và ngược lại. Trong xã hội đó, khơng cá nhân nào hưởng riêng những đặc quyền, đặc lợi to lớn. Ngay đến vị thủ lĩnh cộng đồng cũng khơng có ngoại lệ. Họ vừa là người tổ chức các hành động vừa tham gia xơng xáo, năng nổ khi hành động đó diễn ra. Những niềm vui của người đứng đầu cộng đồng như lễ thổi tai cho con trai, cưới xin, đón khách... cũng đồng thời là ngày hội chung của mọi người.

Xã hội trong sử thi Tây Nguyên là xã hội phát triển và phồn thịnh của thời kỳ đó. Chiến tranh hay lao động, trao đổi hay sản xuất cũng vì mục đích cao đẹp là sự tiến bộ của con người. Sự mất mát, chết chóc có xảy ra trong chiến tranh và trong công cuộc chiếm hữu tự nhiên nhưng không dã man và bi lụy quá mức. Con người trong xã hội sử thi có thể phải ln đề phịng, lo sợ mọi hiểm họa của tự nhiên và xã hội nhưng khơng gì khuất phục được họ, không biến họ thành những sinh thể nhỏ bé mất hết khả năng phản kháng.

Trái lại, môi trường sống càng khắc nghiệt họ lại càng mạnh mẽ, kiên cường để thích nghi và tiến tới chinh phục. Họ gắn bó, thắt chặt lại trên cơ sở tình cảm, đạo đức, quyền lợi... thành một sức mạnh tổng hợp để chiến thắng các trở lực; vượt qua bao đau thương, mất mát nhằm xác lập và khẳng định sự sống vĩnh hằng, cao đẹp của mình. Mọi cư dân đều biết sống hòa thuận, hạnh phúc và lạc quan trong điều kiện sống cịn hạn chế. Khơng khí chung bao trùm lên toàn bộ đời sống là khơng khí hào hứng, phấn chấn của sức mạnh và niềm tin thắng lợi. Đó là sự đơng vui, nơ nức của “ trăm người đi trước nghìn người đi sau” (Sử thi Đam Xăn) trong các hoạt động trao đổi, săn bắn, sản xuất...Đó là cảnh vui sướng “ăn năm, uống tháng” để mừng chiến thắng. Là sự tấp nập, phấn khởi trong hội hè, lễ tiệc của những cộng đồng đông đúc cư dân. Tất cả đã tạo nên âm hưởng chủ đạo của thể loại sử thi Tây Nguyên là âm hưởng ngợi ca làm say mê bao thế hệ thưởng thức chúng.

Một phần của tài liệu BÁO cáo tôn tạo LỊCH sử VIỆT NAM (Trang 70 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w