Lý tưởng sống

Một phần của tài liệu BÁO cáo tôn tạo LỊCH sử VIỆT NAM (Trang 67 - 70)

Nói về lý tưởng, tác giả của cuốn sách “Triết lý nhân sinh” cho rằng, lý tưởng “là khát vọng đối với một số trạng thái nào đó trong tương lai” [1, tr.53]. Lý tưởng có thể chia làm hai loại: lý tưởng của một mình mình (nhằm một mục đích hiện thực, một mục đích thực tế bằng bất cứ thủ đoạn nào). Loại lý tưởng cao cả hơn đó là lý tưởng của cộng đồng, của nhân loại được gọi là lý tưởng nhân sinh.

Trong sử thi Tây Nguyên, quan niệm về lý tưởng sống được thể hiện qua lý tưởng của người anh hùng. Có thể nói, lý tưởng sống, ước mơ về về một cuộc sống tốt đẹp, giàu có của nhân dân các dân tộc Tây Nguyên trong sử thi được tác giả dân gian gửi gắm qua hình tượng người anh hùng. Như chúng ta đã biết, làng bn Tây Ngun nhìn chung tồn tại cơ lập giữa núi rừng, một bên là sự vây bọc của thiên nhiên hoang sơ và dữ dội với một bên là các cộng

đồng thù địch. Các kẻ thù, dù đó là các thế lực thiên nhiên hay lực lượng xã hội cũng đều ln rình rập đe dọa cuộc sống hạnh phúc, thanh bình của cộng đồng. Do cuộc sống của người Tây Ngun cịn ở trình độ rất thấp cho nên họ phải tập hợp lại thành một khối thống nhất nhằm bảo vệ quyền lợi và bảo vệ lãnh thổ của cộng đồng dưới sự chỉ huy của người thủ lĩnh, người anh hùng của họ. Người anh hùng ấy không phải là “cái tôi cá nhân” tách ra khỏi cộng đồng. Trong sử thi Tây Nguyên, các cuộc chiến tranh chống lại những thế lực thù địch đều là các cuộc chiến tranh đem lại hạnh phúc, ấm no cho cộng đồng. Chính vì thế, người anh hùng cộng đồng vào sử thi Tây Nguyên với biết bao sự kỳ vĩ, biết bao niềm tự hào và ước mơ mà cả cộng đồng gửi gắm. Người anh hùng đó ln hiện lên với sự hồn thiện đến mức lý tưởng. Các cuộc giao đấu quyết liệt của người anh hùng với các Mtao thù địch chính là sự ghi nhận “một cách nghệ thuật và bằng nghệ thuật” các cuộc đấu tranh sinh tồn của con người giữa núi rừng Tây Nguyên. Những Mtao thù địch là “hung thần” của làng bn. Dù có chiến thắng thì chiến thắng đó của kẻ thù chỉ mang tính chất tạm thời. Chẳng hạn trong sử thi Đam Xăn, Mtao Mxây có lúc đẩy Đam Xăn vào thế bế tắc, nguy hiểm nhưng rốt cuộc hắn cũng bị chặt đầu đem bêu ngồi đường. Đó là chiến thắng của một tập thể, một cộng đồng có sức sống bền bỉ, có sức mạnh hịa hợp. Cuộc chiến của người anh hùng là sự phản ánh bằng hình tượng nghệ thuật cuộc chiến của lịch sử. Ở đó mọi thành viên trong bn, làng là một thành viên của tập thể bn, làng. Bn, làng có trách nhiệm bảo vệ danh dự, uy tín, sinh mệnh, chống lại sự xúc phạm của buôn, làng khác. Nếu một người bị xúc phạm hoặc bị đe dọa thì cả làng sẽ vào can thiệpvà nếu cần thì sẵn sàng đổ máu để bảo vệ thành viên đó. Trong các cuộc chiến tranh của người anh hùng chống lại các tù trưởng độc ác, chống lại các thế lực thiên nhiên khác thì đều ln có nhân dân (các dũng sĩ anh hùng, các tôi tớ) cùng tham gia. Sự gắn bó hài hịa giữa số phận người anh hùng với số

phận cộng đồng chính là sức mạnh làm nên chiến thắng trước kẻ thù. Mối quan hệ giữa cộng đồng làng, buôn với người anh hùng luôn là mối quan hệ tốt đẹp. Người dân Tây Nguyên xây dựng nên nhân vật anh hùng trong các sử thi của mình, gửi gắm những ước mơ của mình thơng qua họ, vì vậy, lý tưởng của người anh hùng cũng như mục đích chiến đấu của người anh hùng cũng chính là lý tưởng của cả cộng đồng; người anh hùng chiến đấu khơng vì cá nhân người anh hùng mà là vì cộng đồng. Trong chiến tranh giữa các buôn làng Tây nguyên, cư dân hai bên không phải là đối tượng bị tiêu diệt mà là đối tượng để thu phục. Khi người thủ lĩnh chết, những cư dân trở thành thành viên mới của cộng đồng chiến thắng. Họ cố kết với nhau để đem lại sự thịnh vượng chung.

Chiến tranh và những hoạt động của con người xoay quanh chiến tranh là vấn đề bao trùm của sử thi. Nhà nghiên cứa sử thi Việt Nam, Võ Quang Nhơn khẳng định rằng: “Âm điệu chính nổi lên trong các sử thi anh hùng ca là ca ngợi các nhân vật anh hùng đã chiến thắng oanh liệt các loại tù trưởng thù địch, bảo vệ cuộc sống thanh bình của cả cộng đồng và bảo vệ hạnh phúc bị tước đoạt” [32, tr.55]. Lý tưởng của người anh hùng trong sử thi Tây Nguyên đơn giản và thuần phác là đem lại cuộc sống hạnh phúc, ấm no cho cộng đồng. Mặc dù các cuộc chiến tranh đó bao giờ cũng được khốc lên một danh nghĩa khác. Đó là những cuộc chiến tự vệ, trả thù, nổi bật lên là cuộc chiến liên quan đến phụ nữ như bảo vệ người đẹp hay giành lại vợ. Chẳng hạn, trong sử thi Đam Xăn, người anh hùng Đam Xăn chiến đấu với các Mtao để giành lại vợ, anh em Đăm Di (sử thi Đăm Di) phải đánh nhiều tù trưởng, những kẻ “gươm dài dai sức” như Đăm Chút, Đăm Chét… để giành lại nàng HbiaPlao. Theo Phan Đăng Nhật thì việc “giành lại được người vợ của tù trưởng trong chế độ mẫu hệ là bảo vệ danh dự, uy tín và quyền lực của cộng đồng” [26, tr.110]. Còn theo Phan Thị Hồng, “khả năng hơn người của người

anh hùng, con người đầy dũng khí là lấy được nhiều vợ hơn tất cả. Đúng hơn, lấy được nhiều vợ nghĩa là anh ta đang thắng lợi, cộng đồng anh ta đang hùng cường” [22, tr.75]. Điều này liên quan đến lịch sử - xã hội Tây Nguyên xưa. Vùng đất này luôn xảy ra tranh chấp, xung đột, người anh hùng gánh vác sứ mệnh bảo vệ cộng đồng, coi hôn nhân là phương thức liên minh, là cách đơn giản mà hiệu quả nhất để tăng cường sức mạnh cho cộng đồng. Chiến tranh trong sử thi Tây Nguyên là những cuộc chiến vì sự sống cịn và hạnh phúc của cộng đồng. Mặt khác, xã hội Tây Nguyên xưa là xã hội mẫu hệ (theo dòng mẹ, con cái mang họ mẹ, vợ chồng cư trú phía nhà mẹ vợ). Người đàn bà là rường cột của xã hội ấy. Bà là nền tảng sự ổn định của xã hội. “Vương quốc”của bà là ở trong làng, ở đó có cuộc sống bình n, ngược lại với rừng – nơi người con trai thể hiện vai trò của mình. Như vậy, người đàn bà là làng, bn, là xã hội. Cho nên, chúng ta không ngạc nhiên khi người anh hùng trong hầu hết các sử thi Tây Nguyên đều đi tìm người phụ nữ trong các cuộc chinh phục khơng bao giờ dứt và thiên hình vạn trạng của mình.

Mặc dù khốc trên mình một danh nghĩa khác như đã nói ở trên nhưng khơng có nghĩa chiến tranh trong sử thi Tây Nguyên chỉ là vì bảo vệ người đẹp hay giành lại vợ, mà mục đích chính của các cuộc chiến tranh ấy là vì danh dự, uy tín của cộng đồng, vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho cả cộng đồng. Cho nên, người anh hùng chính là biểu hiện sức mạnh của cả cộng đồng, lý tưởng của người anh hùng không tách khỏi cộng đồng mà luôn gắn với cộng đồng và vì vậy mục đích của người anh hùng cũng khơng phải là vì thỏa mãn cá nhân mà cuối cùng cũng là vì cộng đồng.

Một phần của tài liệu BÁO cáo tôn tạo LỊCH sử VIỆT NAM (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w