2. 2: HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU DIESEL ĐIỆN TỬ VỚI ỐNG PHÂN PHỐI
4.3.5. THỰC HÀNH KIỂM TRA CƠ BẢN TRÊN MÔ HÌNH
a. Chuẩn bị dụng cụ:Đồng hồ đo điện trở - Ohm kế.
b. An toàn:
Kiểm tra các giắc cắm, cầu chì. Bật công tắc máy ở vị trí OFF hoặc có thể tháo gỡ dây dương accu hoặc công tắc ngắt mass. Xoay núm xoay thang đo của đồng hồ Ohm kế đến thang đo phù hợp.
c. Mục tiêu:
Nắm được các giá trị điện trở của các loại cảm biến, cuộn dây ở trạng thái không hoạt
động. Nếu giá trị đo được không phù hợp với giá trị tiêu chuẩn ấn định thì phải sửa chữa
hoặc thay mới.
d. Các bước thực hiện:
- Đấu dây: Khi đo điện trở ta mắc Ohm kế với hai đầu của vật cần đo điện trở.
- Ghi lại giá trị điện trở vừa đo rồi so sánh với giá trị ấn định của nhà chế tạo.
ĐẦU NỐI ĐIỀU KIỆN Giá trị đo thực tế (Ω)
IDL và E2 Bướm ga mở hoàn toàn
Bướm ga đóng
VTA và E2 Bướm ga mở hoàn toàn
Bướm ga đóng
THA và E2 Nhiệt độ không khí nạp ở 20o
c Nhiệt độ không khí nạp ở 800 c THW và E2 Nhiệt độ dầu ở 20o C Nhiệt độ nước ở 80o C THF và E2 Nhiệt độ dầu ở 20o C Nhiệt độ dầu ở 80o C
SPV và E01 Van lưu lượng
TCV và E02 Van thời điểm
VC và E2 Bướm ga
TDC+ và TDC- Cảm biến vị trí trục khuỷu
NE+ và NE- Cảm biến tốc độ động cơ
4.3.5.2.Kiểm tra cảm biến áp suất trên đường ống nạp a. Mục đích
Luyện tập phương pháp kiểm tra cảm biến áp suất trên đường ống nạp.
Kiểm tra mạch điện tín hiệu, xác định xem tín hiệu có được đưa về ECU động cơ.
b. An toàn
Trước khi tháo giắc ra khỏi cảm biến để kiểm tra phải tắt công tắc máy
Sử dụng đồng hồ đo phải đúng loại, đúng thang đo
Khi có hiện tượng chập mạch ta phải tắt công tắc máy kịp thời
c. Chuẩn bị
Đồng hồ đo: sử dụng đồng hồ VOM, máy kiểm tra dạng sóng.
Các dụng cụ tháo lắp cần thiết: chìa khóa,vòng miệng, tua vít, kìm, ..
d. Sơ đồ mạch điện
Hình 124: Sơ đồ mạch điện cảm biến áp suất đường ống nạp
Các bước thực hiện :
1, Kiểm tra điện áp nguồn cung cấp cho cảm biến (giữa cực VC và E2 của giắc nối ECU động cơ):
Chuẩn bị: + Tháo giắc cảm biến áp suất chân không.
+ Bật công tắc sang vị trí ON (hoặc IG).
Kiểm tra: Dùng vôn kế đo điện áp giữa các cực VC và E2 của ECU động cơ rồi so
sánh với giá trị chuẩn là 4,5 đến 5,5V.
2, Kiểm tra điện áp ra của cảm biến áp suất tăng áp (giữa các cực PIM và E2):
Bật công tắc sang ON.
Tháo ống hơi khỏi phía khoang nạp khí.
Dùng vôn kế đo điện áp giữa hai cực PIM và E2 rồi so sánh với giá trị chuẩn là 1.5
đến 1.6V.
Dùng khí nén thổi vào ống, quan sát điện áp chân PIM tăng
3, Kiểm tra thông mạch:
Dùng Ôm kế đo kiểm tra hở mạch hay ngắn mạch trong dây dẫn từ động cơ đến ECU
và kiểm tra các các giắc nối giữa ECU động cơ và cảm biến chân không. Nếu có hư hỏng
ta tiến hành thay thế dây dẫn hoặc nối dây.
Kết luận:
(Sinh viên đưa ra kết luận sau khi tiến hành kiểm tra)
4.3.5.3.Tìm Pan với hệ thống tự chẩn đoán a. Mục đích
Luyện tập phương pháp chẩn đoán hư hỏng qua hệ thống tự chẩn đoán.
Tìm được các hư hỏng thông thông qua mã chẩn đoán.
b. An toàn
Khi có hiện tượng bất thường xảy ra ta ngắt nguồn ắc quy kịp thời
Thực hiện quá trình kiểm tra phải đúng theo hướng dẫn
c. Chuẩn bị dụng cụ:
Ắc quy, vôn kế, ôm kế, dây kiểm tra(check wire), …
d. Các bước thực hiện:
Quá trình chẩn đoán thông qua hệ thống tự chẩn đoán của động cơ có thể được tiến
hành theo hai cách sau:
- Kiểm tra đèn báo kiểm tra động cơ (check engine lamp):
Kiểm tra chẩn đoán ở chế độ thông thường (normal mode):
Đèn báo kiểm tra động cơ sẽ sáng lên khi bật công tắc sang vị trí ON và không khởi
động động cơ
Khi động cơ đã khởi động thì đèn báo kiểm tra động cơ phải tắt. Nếu đèn vẫn còn
sáng thì có nghĩa là hệ thống tự chẩn đoán đã tìm thấy hư hỏng hay sự bất thường trong
hệ thống.
- Kiểm tra mã chuẩn đoán hư hỏng:
Các điều kiện ban đầu: Điện áp ắc quy phải bằng 11V hoặc hơn, Hộp số ở vị trí N,
Tay lái ở vị trí thẳng về phía trước, Nhiệt độ động cơ đạt nhiệt độ hoạt động, Tất cả các
thiết bị phụ đều tắt
Bật công tắc sang vị trí ON
- Dùng dây nối nối các cực TE1 và E1 của giắc kiểm tra.
- Đọc mã chẩn đoán hư hỏng do đèn báo kiểm tra báo.
- Cách đọc mã chẩn đoán hư hỏng:
+ Mã bình thường đèn sáng và tắt liên tục hai lần trong một giây.
+ Mã hư hỏng: đèn sẽ nháy số lần bằng số mã hư hỏng.
+ Thời gian đèn chớp giữa chữ số đầu tiên và chữ số thứ hai trong cùng một mã lỗi
cách nhau 1.5 giây.
+ Thời gian đèn chớp giữa mã thứ nhất và mã tiếp theo cách nhau 2.5 giây.
- Sau khi đọc được mã chẩn đoán hư hỏng, ta ghi lại mã hư hỏng.
- Tháo dây nối từ cực TE1-E1 và tiến hành sửa chữa động cơ.
- Sau khi hoàn tất việc sửa chữa ta tiến hành xoá code.
- Vận hành động cơ, sau đó kiểm tra lại mã code lần cuối như thao tác ban đầu, nếu đèn báo không báo code thì quá trình sửa chữa đã hoàn tất.
Chú ý: Nếu trường hợp có nhiều mã hư hỏng thì việc hiển thị bắt đầu từ mã số nhỏ
nhất rồi theo thứ tự đến mã số lớn nhất.
- Kiểm tra mã chẩn đoán hư hỏng:
Kiểm tra mã chẩn đoán ở chế độ thử (test mode):
So với chế độ thông thường, chế độ thử có khả năng phát hiện hư hỏng nhạy hơn. Hệ
thống này chỉ được trang bị trên các xe hiện đại, nó thường được ứng dụng để kiểm tra
sau khi sửa chữa động cơ.
Điều kiện ban đầu: Điện áp ắc quy 11V hay cao hơn. Bướm ga đóng hoàn toàn. Tất
cả các tải điện đều tắt.Bật công tắc sang vị trí OFF.
- Dùng dây nối nối các cực TE2 và E1 của giắc kiểm tra
- Bật công tắc sang vị trí ON.
- Khởi động động cơ.
- Cho xe vận hành mô phỏng lại tình trạng xảy ra hư hỏng của xe.
- Nếu động cơ bình thường đèn báo tắt. Nếu động cơ có xuất hiện hư hỏng đèn báo sẽ
sáng.
- Ta dừng xe và tiến hành tìm mã lỗi để tiến hành sửa chửa theo các bước trong phần
normal mode.
Chú ý: Chế độ thử sẽ không hoạt động khi TE2 và E1 chỉ báo cho chúng ta biết xe có hư hỏng nhưng không báo cho chúng ta vị trí hư hỏng.
- Kiểm tra mã chẩn đoán bằng máy cầm tay:
- Nối máy kiểm tra cầm tay vào giắc kiểm tra
- Kiểm tra giữ liệu trong ECU theo các lời nhắc trên màn hình của máy chẩn đóan.
- Đo các giá trị của các cực ECU bằng máy chẩn đóan cầm tay.
- Nối hộp ngắt và máy kiểm tra cầm tay vào giắc kiểm tra.
- Đọc các giá trị đầu vào và đầu ra theo các lời nhắc trên màn hình máy kiểm tra
Chú ý: Máy kiểm tra cầm tay có chức năng chụp nhanh. Nó ghi lại các giá trị đo và
có tác dụng trong việc chẩn đoán các hư hỏng chập chờn.
Cách xoá mã chẩn đoán:
- Bật công tắc máy sang vị trí OFF.
- Tháo cầu chì EFI hoặc tháo cọc âm ắc quy ít nhất là 30 giây.
- Cho động cơ vận hành và kiểm tra lại.
e. Kết luận : Dựa vào bảng mã chẩn đoán sau để phát hiện hư hỏng:
HẠNG MỤC PHÁT HIỆN KHU VỰC HƯ HỎNG
12 Mạch tín hiệu TDC - Ngắn mạch hay hở mạch TDC+, TDC-
- ECU động cơ
13 Mạch tín hiệu NE - Ngắn mạch hay hở mạch NE+, NE-
- ECU động cơ
14 Mạch TCV - Ngắn mạch hay hở mạch TVC
- ECU động cơ
18 Mạch SPV - Ngắn mạch hay hở mạch SPV
- ECU động cơ
22 Mạch cảm biến nhiệt độ nước
làm mát THW
- Ngắn mạch hay hở mạch cảm biến
nhiệt độ nước.
- Cảm biến nhiệt độ nước.
- ECU động cơ.
24 Mạch tín hiệu cảm biến nhiệt độ khí nạp THA
- Ngắn mạch hay hở mạch cảm biến
nhiệt độ không khí nạp.
- Cảm biến nhiệt độ không khí nạp.
- ECU động cơ.
32 Mạch điện trở hiệu chỉnh
CORRECTION RESISTOR
- Ngắn mạch hay hở mạch điện trở hiệu
chỉnh VRP, VRT
- ECU động cơ.
35 Mạch cảm biến áp suất tăng áp
TURBO PRESSURE
Ngắn mạch hay hở mạch cảm biến đo áp
suất PIM
39 Mạch nhiệt độ dầu THF Ngắn mạch hay hở mạch nhiệt độ dầu
41 Mạch cảm biến bướm ga VTA Ngắn mạch hay hở mạch cảm biến vị trí
bướm ga
Chú ý: Trường hợp có 2 mã hư hỏng hay hơn, thì việc hiển thị bắt đầu từ mã số nhỏ
nhất rồi theo thứ tự đến mã số lớn nhất.
KẾT LUẬN
Đồ tài tốt nghiệp của chúng em đã đạt được kết quả:
- Nghiên cứu và trình bày một cách hệ thống các loại HTNL Diesel điện tử mà một
số tài liệu được bán trên thị trường chưa trình bày hết. Có thể sử dụng làm tài liệu
học tập hoặc tài liệu tham khảo cho các cơ sở bảo hành, sửa chữa các xe dùng
công nghệ Diesel điện tử.
- Trên cơ sở nghiên cứu HTNL Diesel điện tử, chúng em đã đưa ra quy trình chẩn đoán sửa chữa một loại HTNL Diesel điện tử. Nếu có thời gian chúng em có thể
xây dựng quy trình chẩn đoán cho các hệ thống còn lại.
- Chúng em đã thiết kế chế tạo và lắp đặt một mô hình HTNL Diesel đi ện tử với bơm cao áp VE điều khiên bằng van xả áp. Mô hình có thể khai thác sử dụng để đào tạo, chẩn đoán và sửa chữa HTNL Diesel điện tử với bơm VE.
Tuy nhiên vì thời gian và điều kiện kinh phí bị hạn chế nên còn một số vấn đề còn
tồn tại sau đây:
- HTNL Diesel điện tử với Bơm – Vòi phun kết hợp, do thiếu tài liệu cũng như giá
thành của cụm này rất cao nên chúng em chưa có điều kiện nghiên cứu sâu sắc.
- Một số quá trình điều khiển cụ thể của các hệ thống này chúng em cũng chưa
nghiên cứu kỹ.
- Chúng em mới xây dựng được mô hình đưa ra các hướng dẫn và sử dụng. Tuy
nhiên nếu có điều kiện kinh phí và thời gian chúng em có thể làm thêm giắc đấu
kiểm tra và giắc kết nối với máy tính để có thể đưa các thông tin của các cụm vào
máy tính và nghiên cứu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Giáo trình đào tạo của hãng TOYOTA.
- Giáo trình đào tạo của hãng KIA.
- Giáo trình đào tạo kỹ thuật ôtô hiện đại– PGS.TS. Đinh Ngọc Ân biên soạn.
- Tài liệu hướng dẫn giảng dạy hệ thống điều khiển động cơ Diesel điện tử
(Electronic Diesel control - PGS.TS. Đỗ Văn Dũng biên soạn ).
- Electronic Diesel Control EDC.
- Bosch - năm 2001
- PGS.TS. Đỗ Văn Dũng -Trang bị điện và điện tử trên ô tô hiện đại- Nhà xuất
bản đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh năm 2004