b. Đặc điểm của piston bơm và cách chia dầu ( phân phối dầu)
2.1.3.4. Van điều khiển thời điểm phun TCV
Cấu tạo chính của TCV ( hình 18) gồm : Lõi Stator, lò xo hồi vị và lõi chuyển động.
Hình 18 : Van TCV
Hình 19 : Cấu trúc bộ định thờiđiểm phun
Van TCV được điều khiển bằng tỷ lệ hiệu dụng ( tỷ lệ thường trực xung ). Khi điện
bật, độ dài thời gian mở van sẽ điều khiển áp suất nhiên liệu trong piston của bộ định
thời.
Hình 20 : Nguyên lý hoạt động TCV
Khi ECU cấp điện cho cuộn dây bằng chuỗi xung, dưới tác dụng của lực từ lõi bị hút
về bên phải mở đường dầu thông giữa hai buồng áp lực của bộ định thời. Mức độ mở đường dầu này thay đổi theo tỷ lệ thường trực của xung. Do đó một lượng dầu áp suất p1
qua van TCV sẽ có áp suất p’1 tác động vào phía phải của piston định thời. Sự cân bằng
lực giữa lực do áp suất p1 và lực lò xo với lực do p’1 sinh ra tức: F’p1 + F lò xo = F’p’1
Sẽ giữ cho bộ định thời ở một vị trí nhất định. Do đó vành con lăn cũng ở một vị trí nào đó tạo ra góc phun sớm. Khi ECU ngừng cung cấp điện, dưới tác dụng của lực lò xo lõi
dịch chuyển về bên trái đóng đường dầu thông giữa hai buồng áp lực.
Làm sớm thời điểm phun :
Khi xung điều khiển có tỷ lệ thường trực cao thì áp suất p’1 lớn. Do đó, Piston của bộ định thời chuyển động sang trái làm xoay vành con lăn theo chiều ngược với chiều quay
của đĩa cam làm sớm thời điểm phun.
Hình 21 : Làm sớm thời điểm phun
Làm muộn thời điểm phun :
Khi xung điều khiển có tỷ lệ thường trực giảm thì áp suất p’1 thấp. Do đó, piston của
bộ định thời chuyển sang phải làmquay vành con lăn theo hướng muộn thời điểm phun.
Hình 22 : Làm muộn thời điểm phun
2.2 : HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU DIESEL ĐIỆN TỬ VỚI ỐNG PHÂN PHỐI2.2.1 .KHÁI QUÁT HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU DIESEL ĐIỆN TỬ VỚI ỐNG