Nâng cao hiệu quả sửdụng vốn

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính công ty vật tư kỹ thuật xi măng 37 (Trang 90 - 96)

3.2. Một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tà

3.2.2. Nâng cao hiệu quả sửdụng vốn

Vốn là một yếu tố không thể thiếu của mọi quá trình sản xuất kinh doanh. Do vậy, quản lý vốn và tài sản trở thành một trong những nội dung quan trọng của quản trị tài chính. Mục tiêu quan trọng nhất của quản lý vốn và tài sản là đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh tiến hành bình thường với hiệu quả kinh tế cao nhất. Cho nên, các doanh nghiệp phải quản lý vốn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, cụ thể là nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động và vốn cố định.

 Nâng cao hi ệu quả sử dụng Vốn lưu động. Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng phụ thuộc vào việc sử dụng tiết kiệm và tăng nhanh tốc độ luân chuyển của vốn lưu động.

Như trong phần đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp của Công ty vật tư kỹ thuật xi măng ta thấy: TSLĐ chiếm tỷ trọng cao trên 75% và có xu hướng tăng qua các năm. Vì Cơng ty là loại hình doanh nghiệp thương mại nên tỷ trọng TSLĐ trong

tổng tài sản như trên là hợp lý. Trong đó, VLĐ dưới dạng tiền chiếm 66,3% năm 2005 và 76,5% năm 2006 (trong đó tiền mặt tại quỹ chiếm trên 1,4% và tiền gửi Ngân hàng chiếm trên 62,2% tổng VLĐ), VLĐ dưới dạng hàng tồn kho chiếm 14,9% năm 2005 và 7,9% năm 2006, VLĐ trong khâu dự trữ chiếm 18,5% năm 2005 và 15,4% năm 2006. Vòng quay VLĐ trong 2 năm 2005, 2006 lần lượt là 7(vòng) và 10(vòng); số ngày một vòng quay là 48 và 37 vòng. Ta thấy, hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp là tương đối cao. Tuy nhiên, để phù hợp với tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, trong thời gian tới Cơng ty cần có biện pháp tốt hơn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Sau đây em đưa ra một số giải pháp mà Cơng ty có thể áp dụng:

Thứ nhấ t: quản lý tiền mặt.

Tiền mặt được hiều là tiền tồn quỹ, tiền trên tài khoản thanh toán của doanh nghiệp ở ngân hàng. Nó được sử dụng để trả lương, mua nguyên vật liệu, mua tài sản cố định, trả tiền thuê, trả nợ...

Tiền mặt bản thân nó khơng sinh lãi, do vậy trong quản lý tiền mặt thì việc tối thiểu hố lượng tiền mặt phải giữ là mục tiêu quan trọng

nhất. Tuy nhiên, việc giữ tiền mặt trong kinh doanh cũng là vấn đề cần thiết, điều đó xuất phát từ những lý do sau: đảm bảo giao dịch kinh doanh hàng ngày, hưởng lợi thế trong thương lượng mua hàng.

Trong năm 2006, VLĐ dưới dạng tiền mặt chiếm 76,5% tổng VLĐ. Lượng tiền mặt như vậy là nhiều. Cơng ty có thể tham khảo giải pháp sau để giữ lượng tiền mặt tối ưu, hiệu quả:

Dựa vào dòng tiền thực thu và thực chi trong quá khứ, Công ty lập kế hoạch cho các dòng tiền ở hiện tại và tương lai.

Dòng tiền thực thu như thu từ tiền bán hàng, từ cho thuê kho, từ hoạt động tài chính (lãi tiền gửi ở ngân hàng), từ hoạt động bất thường (thanh lý tài sản). Đối với khoản thu từ bán hàng, Công ty cần quy định cụ thể các phương thức bán hàng cho từng cửa hàng như thời hạn thu tiền, các khoản giảm giá chiết khấu, thời hạn trả chậm tiền hàng đối với khách hàng mua với khối lượng lớn. Điều này được quy định cụ thể trong hợp động tín dụng của Cơng ty. Có thể thấy các khoản thực thu của Cơng ty là tương đối ổn định.

Dòng tiền thực chi như chi mua hàng, chi thuê kho, chi lương, chi bảo quản sửa chữa máy móc thiết bị, chi sửa chữa trụ sở...Trong đó, chi mua hàng chiếm tỷ lệ lớn nhất và thường biến động. Chi mua hàng phụ thuộc vào lượng hàng mua và thời gian thanh toán cho bên mua. Thời hạn thanh toán cho bên mua được quy định là trả chậm 45 ngày. Với khối lượng hàng mua, phịng kế tốn phải phối hợp với phòng điều độ và quản lý kho để xác định lượng hàng mua thực tế. Từ đó, Cơng ty xác định được dịng tiền thực chi.

Tuy nhiên, có những khoản thu, chi Cơng ty khơng thể xác định được một cách chính xác. Để bù đắp cho những khoản này, Cơng ty có thể nắm giữ chứng khoản có tính thanh khoản cao để khi cần có thể mua hoặc bán. Trong khi nắm giữ chứng khốn Cơng ty vẫn được hưởng lãi.

Trong điều kiện thị trường chứng khoán chưa phát triển, đa số các doanh nghiệp Việt nam chưa có thói quen đầu tư tiền dư thừa vào chứng khốn có tính thanh khoản cao. Vì vậy, để thực hiện được giải pháp trên thì việc phát triển thị trường chứng khốn là một địi hỏi không thể thiếu được

Thứ hai là qu ản lý dự trữ:

Ta biết rằng, nếu hàng hoá dự trữ nhiều sẽ bị hao mòn đi rất nhanh và phải tốn kém chi phí bảo quản, chi phí vận chuyến bốc dỡ. Tuy nhiên, nếu dự trữ q ít sẽ khơng đáp ứng được nhu cầu mua hàng của khách hàng. Do vậy, để giữ một lượng hàng vừa đủ là mục tiêu quản lý dự trữ của Công ty.

Trong năm 2006, lượng hàng tồn kho của Công ty tăng 17 triệu đồng tăng 0,08% so với năm 2005. Trong thời gian tới Công ty nên giảm lượng hàng tồn kho xuống thấp hơn nữa. Cơng ty có thể xem xét hướng giải quyết sau:

Hàng tháng, quý, năm Công ty lập kế hoạch dự trữ hàng bằng cách bám sát với kế hoạch tiêu thụ hàng do Tổng Công ty quy định kết hợp với việc nghiên cứu thị trường. Phịng nghiên cứu thị trường phải thực hiện các cơng việc sau đây:

Thứ nhất: Điều tra, nắm bắt tình hình biến động của thì trường như: nhu cầu của khách hàng, sự biến động về giá cả, chi phí khuyến mại sản phẩm của đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Từ đó xác định mức dự trữ tối ưu.

Thứ hai: xem xét yếu tố thời tiết có thuận lợi cho việc xây dựng hay khơng. Vào những tháng như 1,2,3,4,10,11,12 thời tiết khô ráo nên nhu cầu về xây dựng tăng. Ngược lại, vào tháng 7,8,9 mưa nhiều nên nhu cầu về xây dựng giảm. Do vậy, phòng nghiên cứu thị trường phải dựa vào điều kiện thời tiết khí hậu để xác định lượng hàng dự trữ tối ưu.

Ngồi ra, Cơng ty nên áp dụng phương thức bán thẳng đến chân cơng trình cho khách hàng để giảm các chi phí qua kho khơng cần thiết như: chi phí chu chuyển, chi phí bốc xếp, chi phí bảo quản, chi phí hao hụt, rách vỡ.

Thứ ba: qu ản lý các khoản phải thu:

Năm 2006, khoản phải thu giảm 5 tỷ đồng giảm 36,5% so với năm 2005, vòng quay phải thu là 87(vịng), kỳ thu tiền bình qn là 4 ngày. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp đang áp dụng chính sách tín dụng thương mại đúng đắn. Tuy nhiên, để cạnh tranh được với đối thủ khác, Cơng ty nên có chính sách tín dụng thương mại sao cho phù hợp hơn trong giai đoạn tới.

Cơng ty có thể tham khảo một số giải pháp sau: Thứ nhất: Công ty nên có chính sách bán chịu đúng đắn cho từng khách hàng. Đối với khách hàng

là tổ chức phải được sự bảo lãnh của ngân hàng và phải cam kết việc mua bán chịu thông qua hợp đồng kinh tế. Đối với khách hàng là cá nhân thì được trả chậm 15 ngày, nhưng phải trả trước một phần giái trị của đơn đặt hàng.

Thứ hai: Phân loại từng đối tượng sau đó tổ chức ra một bộ phận chuyên trách luôn đi thu hồi nợ, bộ phận này sẽ theo dõi từng khoản nợ. Đối với các khoản nợ q hạn thì Cơng ty nên tìm hiểu

nguyên nhân của nó để có biện pháp xử lý như gia hạn nợ, thoả ước xử lý nợ, xoá một phần nợ cho khách hàng...Về phần Công ty, đối với những khoản nợ q hạn mà khó có khả năng thu hồi thì Cơng ty nên lập quỹ dự phịng các khoản nợ khó địi.

Thứ ba: Công tác thu hồi nợ nên tiến hành theo phương pháp cuốn chiếu, tiến hành để đặn không nên dồn dập vào cuối mỗi năm làm cho vốn bị chiếm dụng lâu, gây lãng phí. Trong khi đó, cuối năm lượng tiền thu về sẽ làm tồn quỹ tăng nhanh gây dư tiền mặt giả tạo.

 Nâng cao hi ệu quả sử dụng tài sản c ố định. TSCĐ là một bộ phận quan trọng cấu thành nên vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, việc quản lý và sử dụng có hiệu quả TSCĐ sẽ góp phần tích cực vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.

TSCĐ của Công ty chiếm một tỷ lệ rất thấp, dưới 25% tổng giá trị tài sản. TSCĐ của Cơng ty chủ yếu

là nhà cửa, kho tàng, máy móc thiết bị. Tuy vậy, Cơng ty cũng cần có các giải pháp quản lý và sử dụng TSCĐ sao cho có hiệu quả hơn góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong thời gian tới.

Cơng ty có thể xem xét một số giải pháp sau: Thứ nhất: chú trọng vào việc mua sắm TSCĐ, đầu tư thiết bị văn phịng như máy tính, trung bình cứ hai nhân viên phải sử dụng một máy tính nhằm làm tăng hiệu quả làm việc.

Thứ hai: thường xuyên sửa chữa, nâng cấp trụ sở Công ty để làm tăng vị thế của Công ty. Đồng thời, đối với thiết bị văn phòng khi hết thời gian sử dụng phải thanh lý, mua mới.

Thứ ba: Cơng ty nên chủ động đề phịng các tổn thất bất ngờ xảy ra đối với TSCĐ như thiên tai, hoả hoạn...bằng cách mua sắm các thiết bị phịng cháy chữa cháy hoặc trích lập các quỹ dự phịng tài chính.

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính công ty vật tư kỹ thuật xi măng 37 (Trang 90 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w