3.2. Một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tà
3.2.3. Tăng cường các biện pháp quản lý chi phí
bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp nhằm tăng lợi nhuận.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh thì việc tiết kiệm chí phí sản xuất kinh doanh, hạ giá thành sản phẩm là nhân tố quan trọng hàng đầu làm tăng lợi nhuận trực tiếp cho doanh nghiệp. Vì vậy, trong quá trình sản xuất kinh doanh thì bất cứ doanh nghiệp nào cũng khơng ngừng phấn đấu để giảm
chi phí sản xuất kinh doanh, hạ giá thành sản phẩm.
Đối với Công ty, giá mua vào và bán ra do Tổng công ty quy định nên để tăng lợi nhuận Cơng ty phải có các biện pháp quản lý chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp sao cho có hiệu quả. Thực tế cho thấy, chi phí bán hàng của Cơng ty tăng cao trong các năm. Cụ thể, năm 2006 tăng 51 tỷ tăng 46,8% so với năm 2005. Đối với chi phí quản lý doanh nghiệp, năm 2006 tăng 4 tỷ đồng tăng 41,9% so với năm 2005. Do đó, để giảm 2 chi phí trên Cơng ty cần áp dụng các biện pháp sau:
Thứ nhất: Công ty nên xây dựng các định mức về chi phí cố định một cách hợp lý. Chi phí khuyến mại nên áp dụng cho từng thời kỳ tiêu thụ sản phẩm hoặc theo mùa vụ. Trong quá trình tiêu thụ tốt, Cơng ty nên hạn chế chi phí khuyến mại.
Thứ hai: Quản lý các chi phí phát sinh khơng cần thiết như chi phí qua kho (chi phí vận chuyển, chi phí bốc xếp). Để giảm được chi phí này, Cơng ty nên tăng cường tiếp thị khách hàng để vận chuyển thẳng đến chân cơng trình.
Thứ ba: Nắm bắt về giá trên từng địa bàn Công ty phụ trách để có giá bán phù hợp hơn.