2.3.1. Thành cơng
Qua những nội dung phân tích trên ta có thể khái quát một số điểm mạnh hay những thành cơng của Cơng ty trong q trình sản xuất kinh doanh như sau:
Thứ nhất: Về khả năng thanh toán: qua các chỉ tiêu về khả năng thanh tốn, ta thấy Cơng ty có khả năng chi trả các khoản nợ đến hạn. Đặc biệt, năm 2006, khả năng thanh toán tức thời là 1,03. Điều này có nghĩa là một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo thanh toán ngay lập tức bởi hơn một đồng TSLĐ tồn tại dưới dạng tiền của Công ty. Một khả năng thanh tốn tốt như vậy ln giúp cho Cơng ty giữ được hình ảnh tốt đẹp trong con mắt của các nhà cung cấp cũng như các chủ nợ của Công ty.
Thứ hai: Về khả năng cân đối vốn: cơ cấu tài sản và nguồn vốn là rất phù hợp với loại hình kinh doanh của Công ty. Do hoạt động kinh doanh của Công ty là thương mại nên tỷ lệ TSLĐ chiếm chủ yếu ( chiếm hơn 75% giá trị tổng tài sản), còn lại là TSCĐ. Trong cơ cấu nguồn vốn, nợ phải trả chiếm hơn 55% giá trị tổng tài sản, còn lại là vốn chủ sở hữu. Công ty chiếm dụng được một khoản vốn lớn như vậy là do Tổng Công ty cho phép Công ty được phép trả chậm 45 ngày tiền hàng. Như vậy, cả nguồn vốn ngắn hạn và dài hạn đều dư thừa, số tiền thừa đó Cơng ty đã gửi vào ngân hàng để hưởng lãi tài chính.
ta thấy vịng quay hàng tồn kho của doanh nghiệp tăng lên, trong khi đó kỳ thu tiền bình qn giảm đi. Cụ thể, năm 2006, vịng quay hàng tồn kho là 48 (vòng) tăng 37% và kỳ thu tiền bình quân là 4
(ngày) giảm 43% so với năm 2005. Điều này chứng tỏ trong năm Công ty bán được hàng và thu được tiền, đem về một khoản doanh thu là 1.147 tỷ đồng. Có thể thấy hoạt động kinh doanh của Cơng ty đang trên đà tăng trưởng và phát triển, chính sách tín dụng thương mại là hồn tồn phù hợp với hoạt động của Công ty trong giai đoạn hiện nay.
Thứ tư: Về khả năng sinh lãi: trong năm 2006, doanh thu đạt 1.147 tỷ đồng tăng 54,9% so với năm 2005. Mặc dù doanh thu tăng cao, nhưng hệ số doanh lợi doanh thu của Cơng ty cịn ở mức thấp do chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cịn cao. Để có được lợi nhuận cao hơn nữa, trong những năm tới Cơng ty cần phải có những giải pháp quản lý vốn và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp nhằm hạn chế các chi phí phát sinh khơng cần thiết như chi phí thuê kho, chi phí vận chuyển bốc xếp, tăng cường sử dụng năng lực kho tàng hiện có của Cơng ty.
Thứ năm: Trong công tác quản lý chuyên môn, Công ty tiến hành phân tích tài chính theo hàng quí để thấy được các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty, giúp lãnh đạo Công ty điều hành quản lý kinh doanh. Báo Cáo
tài chính hàng năm đã được các Cơng ty kiểm tốn. Do đó, các số liệu là đúng mực và chuẩn xác theo chế độ hiện hành.
2.3.2. Hạn chế.
Bên cạnh những ưu điểm nêu trên thì tình hình tài chính hiện nay của Cơng ty cịn có nhiều tồn tại cần sớm có biện pháp khắc phục nhằm lành mạnh hố tình trạng tài chính, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Cụ thể là:
- Do tình hình kinh doanh xi măng trên thị trường diễn ra hết sức gay go và phức tạp, có nhiều đối tượng cùng kinh doanh trên địa bàn. Do đó, để đạt được kế hoạch về sản lượng do Tổng Công ty giao hàng năm, Công ty đã áp dụng một loạt các biện pháp về mặt tài chính để kích cầu tiêu thụ sản phẩm như: Chi phí khuyến mại và hỗ trợ các chi phí bán hàng khác. Điều này làm cho chi phí bán hàng tăng nhanh và ảnh hưởng đến mặt hàng kinh doanh chính của Cơng ty
- Do cơ chế của Tổng Công ty, số chiếm dụng vốn của Tổng Cơng ty (Số tiền phải trả) trong năm tài chính phát sinh lớn. Điều này có lợi cho Cơng ty nhưng trong quan hệ với bạn hàng thì khơng lành mạnh.
- Tổng Cơng ty qui định về giá mua và giá bán, nhưng để cạnh tranh được với các Công ty bán xi măng, Công ty đã bán với giá thấp hơn giá do Tổng Công ty qui định. Khi hạch tốn Cơng ty lại hạch tốn với giá do Tổng Cơng ty ra. Do đó, doanh thu
khơng phản ánh đúng dịng tiền thực thu. Tình trạng này Cơng ty gọi là giá treo. Vấn đề này cịn đang tồn tại bất cập. Công ty đã đề nghị với Tổng Cơng ty có biện pháp xử lý.
Chương 3
Một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính Cơng ty VTKTXM