Chủ động trong công tác huy động vốn

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính công ty vật tư kỹ thuật xi măng 37 (Trang 89 - 90)

3.2. Một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tà

3.2.1. Chủ động trong công tác huy động vốn

Trong nền kinh tế hàng hoá tiền tệ ngày nay, vốn là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định đến sự thành bại của một doanh nghiệp trên thị trường. Doanh nghiệp muốn tiến hành sản xuất kinh doanh, muốn đáp ứng nhu cầu thị trường thì khơng thể thiếu vốn sản xuất được. Do vậy, doanh nghiệp cần chủ động trong công tác xây dựng kế hoạch huy động và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh, đây là một việc cần thiết và không thể thiếu được nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.

Trong cơ cấu vốn của Công ty, nợ phải trả chiếm trên 58% tổng nguồn vốn và có xu hướng tăng trong 3 năm. Cụ thể, năm 2004, 2005, 2006 nợ phải trả lần lượt chiếm 58%, 62%, 67%. Cịn lại là vốn chủ sở hữu. Trong đó, phải trả cho người bán chiếm trên 76% tổng nợ phải trả. Cơng ty có được một khoản vốn lớn từ người bán là do Tổng Công ty cho phép Công ty được trả chậm 45 ngày tiền mua hàng. Đây là một lợi thế lớn cho Cơng ty, vì trong lúc chưa phải trả tiền hàng, Cơng ty đã sử dụng số tiền đó để mở rộng kinh doanh hoặc gửi vào Ngân hàng để hưởng lợi nhuận tài chính (Lợi nhuận từ hoạt động tài chính trong 3 năm 2004, 2005, 2006 lần lượt chiếm 36,9%, 76,1%, 32,7% tổng lợi nhuận trước thuế). Tuy nhiên, trong năm 2003, Tổng Công

ty rút ngắn thời hạn trả chậm từ 45 ngày xuống cịn 25 ngày và có thể thời hạn này cịn thấp hơn.

Do vậy, trong thời gian tới để chủ động trong kinh doanh, Cơng ty nên có giải pháp huy động vốn từ bên ngoài như vay ngắn hạn Ngân hàng để đầu tư vào TSLĐ. Với tình hình tài chính như hiện nay, các Ngân hàng đều dễ dàng chấp nhận cho Công ty vay.

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính công ty vật tư kỹ thuật xi măng 37 (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w