những năm tới.
Tính đến nay, Cơng ty đã có hơn 9 năm tham gia kinh doanh trên thị trường xi măng. Trong 9 năm đó, cùng với sự biến đổi của nền kinh tế nói chung và của thị trường xi măng nói riêng, kết quả hoạt động sản xuất xi măng của Công ty cũng có nhiều thay đổi, đăc biệt trong giai đoạn từ năm 1999 đến năm 2006 Công ty đã đạt được những thành tựu đáng kể.
(Nguồn: Phịng kế tốn tài chính- Cơng ty VTKTXM)
Năm 2004, nền kinh tế Việt Nam sau 3 năm suy
giảm đã có dấu hiệu phục hồi và trên đà tăng
trưởng ( GDP tăng 6,75%), nhiều cơng trình dự án được triển khai nhằm chào mừng đại hội Đảng toàn quốc lần thứ ΙX, chào đón một thế kỷ mới đã kích cầu xi măng làm cho sản lượng bán xi măng của Công ty tăng mạnh đạt 145%, lợi nhuận tăng 213% so với
Năm Sản Lượng (tấn) Nộp ngân sách (tỷ đồng) Lợi nhuận 1999 694.255 7,415 2,5 2004 1.007.103 9,393 7,5 2005 1.065.419 11,349 3,2 2006 1.662.083 14,255 11,2
Năm 2005, sản lượng bán Công ty vẫn xấp xỉ năm trước nhưng do cạnh tranh quyết liệt với các loại xi măng giá rẻ nên Công ty phải bán với giá thấp hơn giá quy định rất nhiều (thấp hơn khoảng 40.000 - 50.000 đồng/tấn), Cơng ty phải tăng chi phí mới bán được hàng, xí nghiệp vận tải thua lỗ nên lợi nhuận giảm.
Kết quả năm 2006, Công ty đã thực hiện bán ra: 1.662.083 tấn xi măng các loại, tăng 596.664 tấn so với năm trước, hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch đặt ra.
Đánh giá hoạt động của cơng ty ta thấy có những khó khăn, hạn chế sau:
- Nhu cầu xi măng trên thị trường tăng nhưng cung vẫn vượt cầu, trên thị trương các loại xi măng của các đối tác khác bán với giá rẻ hơn. Tình trạng gian lận thương mại và sự cạnh tranh khơng lành mạnh trong nội bộ ngành đã làm cho tính chất cạnh tranh ngày càng thêm quyết liệt, gay gắt đã làm giảm sản lượng tiêu thụ của Công ty đặc biệt là xi măng Bút Sơn và Bỉm Sơn.
- Công ty phải phụ thuộc quá nhiều vào Tổng Công ty xi măng Việt Nam, điều này làm hạn chế khẳ năng cạnh tranh của Công ty. Cụ thể về giá bán, Công ty không được tự do định giá mà phải theo “giá treo” do Tổng Công ty quy định, mà mức giá này bao giờ cũng cao hơn mức giá của đối thủ cạnh tranh gây khó khăn cho Công ty khi tiêu thụ hàng và tạo những bất cập trong hạch toán kế tốn (giá
bán thực té thấp nhưng phải hạch toán theo giá treo cao).
- Lực lượng bán hàng chưa đáp ứng các yêu cầu trong cơ chế thị trường do trình độ chun mơn nghiệp vụ thấp, chưa đáp ứng được các kỹ năng cơ bản cần có của nhân viên bán hàng. Cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ bán hàng rất ít ỏi, việc phần lớn các cửa hàng của Công ty là đi thuê cũng ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh của Công ty.
- Điều kiện giao thơng vận tải cũng khó khăn cho Cơng ty trong điều kiện chuyển xi măng, nhất là chuyên chở lên địa bàn trung du, miền núi.
- Bộ phận vận tải làm ăn thua lỗ do có nhiều xe đã sử dụng lâu ngày, cơ chế điều hành, quản lý
chưa phù hợp
Tuy nhiên, Cơng ty cũng có những lợi thế rất lớn:
- Là một DNNN trực thuộc Tổng Cơng ty xi măng Việt Nam có khối lượng sản phẩm chiếm đại đa số trên thị trường. Mức tiêu thụ xi măng các Công ty thuộc Tổng Công ty xi măng Việt Nam thường chiếm 70% - 80% mức tiêu thụ xi măng nói chung.
- Các sản phẩm cơng ty đang kinh doanh có chất lượng cao, có uy tín từ lâu đáp ứng các nhu cầu về kỹ thuật của các cơng trình có chất lượng cao.
- Cơng ty đã tạo được uy tín vững vàng trên thị trường, tạo được nhiều mối quan hệ lâu bền và chắc chắn với khách hàng.
- Lượng dự trữ của Công ty đảm bảo đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong mọi điều kiện, phương thức phân phối ngày càng đa dạng thuận tiện, phục vụ tốt mọi nhu cầu của khách hàng.
Định hướng phát triển của công ty trong những năm tới:
Trên cơ sở những thuận lợi và khó khăn mà Cơng ty đang gặp phải trong hoạt động kinh doanh, dựa trên tình hình thực tế của Cơng ty thì hàng năm ban lãnh đạo Cơng ty cũng đề ra một số mục tiêu trước mắt và lâu dài nhằm định hướng cho sự phát triển trong tương lai của Công ty.
Mục tiêu đặt ra trong 3 năm tới cụ thể như sau: