Tương quan Pearson giữa thành phần hữu cơ và thành phần sét

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự phân bố một số dược phẩm và sản phẩm chăm sóc cá nhân điển hình trong nước và trầm tích sông Cầu. (Trang 102 - 104)

trong trầm tích đến nồng độ PPCPs trong trầm tích sơng Cầu

CAF SMX CIP CBM

TOC 0,4319 0,4189 0,4595 0,4322

Sét - 0,1358 - 0,2345 - 0,0009 0,2639

Có thể thấy, nồng độ các PPCPs trong trầm tích sơng Cầu chịu ảnh hưởng nhất định của hàm lượng các hợp chất hữu cơ trong trầm tích. Kết quả tương tự được báo cáo bởi A.J. Ebele, M.A.-E. Abdallah [43] và K.H. Langford, M. Reid [112]. Đối với thành phần sét, mức độ ảnh hưởng đến phân bố PPCP trong trầm tích là rất bé. Khi xem xét mối tương quan đa biến giữa nồng độ các chất PPCPs được nghiên cứu với cả hàm lượng carbon hữu cơ và hàm lượng sét trong trầm tích. Kết quả phân tích cho thấy, đây là một quan hệ hồi quy tuyến tính bậc một (Hình 3.22, R2 = 0,4415; P- value < 0,001). Như vậy, nồng độ của PPCPs trong trầm tích bị phụ thuộc vào cả hàm lượng hữu cơ (TOC %) và hàm lượng sét trong trầm tích (S %). Trong khi TOC thể hiện tương tác thuận thì % sét lại thể hiện tính chất tương tác nghịch. Ảnh hưởng của thành phần sét đến q trình hấp phụ PPCPs trong trầm tích thường là phức tạp, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự hấp phụ của PPCPs lên trầm tích cũng phụ thuộc vào thành phần khống chất trong trầm tích như các ion kim loại. Điều này cho thấy rằng

88 cần có những nghiên cứu chi tiết hơn về sự tác động của hàm lượng vô cơ đối với sự phân bố của PPCPs trong trầm tích.

Hình 3.22. Ảnh hưởng của TOC (%) và thành phần sét (S) lên nồng độ PPCPs (mùa khô, n=22)

3.3.2.3. Hệ phân bố pha nước – trầm tích của các PPCPs trong sông Cầu

Sau khi xâm nhập vào nguồn nước, các chất ơ nhiễm như PPCPs có thể được hấp phụ vào chất rắn lơ lửng và trầm tích tùy thuộc vào khả năng hịa tan trong nước và ái lực liên kết của chúng với các hạt rắn. Mức độ phân bố của PPCPs giữa các thành phần môi trường khác nhau phản ánh xu hướng hòa tan trong cột nước hoặc lắng đọng trong trầm tích của các PPCPs. Xu hướng này có vai trị quan trọng trong q trình lan truyền ơ nhiễm trong nguồn nước cũng như trong q trình tích lũy sinh học của các PPCPs ở các sinh vật thủy sinh [7]. Khi nồng độ PPCPs trong trầm tích cao hơn so với nồng độ của chúng trong nước có thể dẫn đến việc chuyển các PPCPs từ trầm tích sang chuỗi thức ăn của các sinh vật đáy sang các sinh vật ở mức độ cao hơn trong lưới thức ăn. Và khi nồng độ PPCPs trong nước cao hơn thì q trình tích lũy chúng từ môi trường vào sinh vật chủ yếu là hấp thu trực tiếp từ nước qua mang và gián tiếp qua chuỗi thức ăn của các loài sinh vật nổi [113].

89 Do đó, để hiểu rõ về phân bố và của PPCPs trong nước và trầm tích, hệ số phân bố Kd của các PPCPs được tính tốn dựa trên cơng thức sau:

𝐾𝑑 =𝐶𝑡𝑟ầ𝑚 𝑡í𝑐ℎ

𝐶𝑛ướ𝑐

Trong đó: Kd: hệ số phân bố (L/kg)

Ctrầm tích: nồng độ PPCP trong trầm tích (ng/kg) Cnước: nồng độ PPCP trong nước (ng/L)

Do chỉ lớp trầm tích mặt tiếp xúc trực tiếp với cột nước bên trên và có các tương tác trực tiếp với cột nước do đó hệ số phân bố chỉ tính tốn với lớp trầm tích mặt. Kết quả tính tốn Kd đối với 4 PPCPs nghiên cứu được thể hiện trong Bảng 3.11.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự phân bố một số dược phẩm và sản phẩm chăm sóc cá nhân điển hình trong nước và trầm tích sông Cầu. (Trang 102 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)