2.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình, đất đai
Cao Bằng là tỉnh miền núi, vùng cao, biên giới, thuộc phía Đơng Bắc của Tổ quốc với tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 6.700,26 km2, bằng 2,12% diện tích tự nhiên tồn quốc; đất nơng nghiệp chỉ chiếm gần 10% tổng diện tích tự nhiên; đất lâm nghiệp, núi đá, sơng suối chiếm hơn 90%. Tỉnh có 09 huyện và 01 thành phố (trong đó có 7 huyện biên giới) với 161 xã, phường, thị trấn.
Trong giai đoạn 2013-2019, Tỉnh có 12 huyện và 01 Thành phố (trong đó có 9 huyện biên giới) với 199 xã, phường, thị trấn (trong đó có 46 xã biên giới); có 06 huyện nằm trong 62 huyện nghèo nhất cả nước; có 2.487 đơn vị cấp xóm. Đầu năm 2020, sau khi sắp xếp các đơn vị hành chính, tỉnh Cao Bằng có 9 huyện, 01 thành phố; 161 đơn vị hành chính cấp xã; 1.462 đơn vị cấp xóm; tỷ lệ hộ nghèo tồn tỉnh vẫn còn 33.616 hộ (tương đương 26,07%), cận nghèo là 18.733 hộ (tương đương 14,53%).
Chỉ tiêu giảm nghèo: Giai đoạn 2012 - 2015, tỷ lệ giảm nghèo đạt 17,12%; mỗi năm bình quân giảm 4,28%. Giai đoạn 2016 - 2020 tỷ lệ giảm nghèo đạt 20,58%, giảm bình quân 4,12%/năm, đạt 137,3% so với chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Bình quân giảm nghèo đồng bào DTTS mỗi năm đạt 4% trở lên.
Đến thời điểm hiện nay, dân số toàn tỉnh trên 53 vạn người; có 35 thành phần dân tộc đang có mặt trên địa bàn tỉnh, nhưng chủ yếu chỉ có 08
dân tộc cùng sinh sống lâu đời, trong đó dân tộc Tày chiếm 40,84%; Nùng 29,81%; Mông 11,65%; Dao 10,36%; Kinh 5,12%; Sán Chỉ 1,49%; Lô Lô 0,54%; Hoa 0,02%; dân tộc khác 0,17%. Giữa các dân tộc có sự chênh lệch lớn về sự phát triển, các dân tộc Kinh, Tày, Nùng chủ yếu sinh sống ở những thị trấn, thành phố và các thung lũng ven sườn đồi, những nơi có địa hình thuận lợi cho giao lưu, trao đổi hàng hoá và phát triển kinh tế - xã hội. Các dân tộc Mông, Dao, Lô Lô, Sán Chỉ... chủ yếu cư trú ở những vùng sâu, vùng xa, vùng núi cao có địa hình chia cắt phức tạp, khí hậu khắc nghiệt, giao thơng đi lại khó khăn.
Tỉnh có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên nhiều mặt không thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, xa các trung tâm kinh tế của đất nước, địa hình chia cắt, độ dốc lớn; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn thiếu và yếu, nhất là hệ thống giao thông; rét đậm, rét hại, gió lốc, lũ quét thường xuyên xảy ra, đã ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của nhân dân [28].
2.1.1.2. Khí hậu, thời tiết
Cao Bằng có khí hậu gió mùa chí tuyến Á nhiệt đới, mùa hè mát mẻ, là cửa ngõ đón gió mùa Đơng Bắc vào mùa đơng. Trên địa bàn tỉnh, hệ thống sông, suối tương đối phong phú, là điều kiện thuận lợi để xây dựng nguồn thủy điện dồi dào phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Cao Bằng có một số đặc sản như: Hạt dẻ Trùng Khánh, trúc sào Nguyên Bình, quýt Hà Trì, mận máu Bảo Lạc, lê vàng Thạch An...
2.1.1.3. Tài nguyên du lịch của tỉnh Cao Bằng
Cao Bằng là tỉnh có các giá trị văn hóa, văn học nghệ thuật, dân gian truyền thống đã được nghiên cứu, sưu tầm, khôi phục và đang phát huy giá trị. Với địa hình và điều kiện tự nhiên đã tạo nên nhiều danh lam thắng cảnh mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, có tiềm năng thế mạnh để phát triển các loại hình du lịch như: Du lịch văn hóa, lịch sử cách mạng, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng…
Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 215 di tích, trong đó có 3 di tích quốc gia đặc biệt, 29 di tích xếp hạng cấp quốc gia, 66 di tích xếp hạng cấp tỉnh. Khu di tích lịch sử cách mạng có khu di tích quốc gia đặc biệt Pác Bó, nơi gắn liền với giai đoạn lịch sử đặc biệt quan trọng của cách mạng Việt Nam và cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh; Khu di tích quốc gia đặc biệt rừng Trần Hưng Đạo, nơi thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam; Khu di tích chiến thắng Đơng Khê, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quan sát trực tiếp, chỉ huy chiến dịch biên giới năm 1950; Ngồi ra cịn có các di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu khác như thành nhà Mạc, đền Vua Lê…
Các khu danh lam thắng cảnh, như: Thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao, Hồ Thang Hen, khu du lịch sinh thái Phja Oắc - Phja Đén và các lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc như: lễ hội Pháo hoa, Nàng Hai, Hội Kỳ Sầm... Ngồi ra Cao Bằng có cửa khẩu Quốc tế Tà Lùng và 3 cửa khẩu chính: Trà Lĩnh, Sóc Giang và cửa khẩu Lý Vạn, cùng nhiều cặp chợ biên giới giao thương với Quảng Tây, Trung Quốc là một thế mạnh để hợp tác phát triển xuất, nhập khẩu hàng hóa, du lịch, phát triển kinh tế xã hội.
Để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, Cao Bằng đã đẩy mạnh khai thác, phát triển các sản phẩm du lịch, như: Du lịch văn hóa lễ hội, gắn với các di tích lịch sử văn hóa có di tích Pác Bó, lễ hội Lồng tồng, Hội thanh minh…; du lịch sinh thái thác Bản Giốc, động Ngườm ngao; du lịch nghỉ dưỡng Phia Oắc, Phia Đén, khu nghỉ dưỡng cao cấp Sài Gòn Bản Giốc.