Xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn kết, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH (Trang 84 - 88)

- Ngân sách bố trí trực tiếp của

3.6. Xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn kết, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm

chịu trách nhiệm

Việc xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn kết, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm là nhân tố quan trọng hàng đầu trong triển khai thực hiện chương trình xây dựng nơng thơn mới. Cán bộ là nhân tố có ý nghĩa quyết định, nhất là cán bộ cơ sở, cán bộ trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ. Phải lựa chọn và xây dựng đội ngũ cán bộ, cán bộ cơ sở có năng lực tổ chức thực tiễn, có kinh nghiệm thực tế, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước tổ chức, chịu trách nhiệm trước dân, tạo sự tin tưởng của nhân dân vào chính quyền trong tổ chức thực hiện các chương trình, dự án ở địa phương. Muốn vậy, cán bộ, đảng viên phải gương mẫu, có tác phong dân chủ, gắn bó với nhân dân để tích lũy kinh nghiệm, thường xuyên bám dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, hết lịng, hết sức vì dân. Trên cơ sở đó, cần lấy kết quả thực hiện Chương trình nơng thơn mới là chỉ tiêu quan trọng trong đánh giá cán bộ, lấy kết quả đầu ra làm thước đo đánh giá, xếp loại thi đua và từ đó ghi nhận xứng đáng đối với những cán bộ có kết quả tốt trong chỉ đạo, tham mưu thực hiện Chương trình nơng thơn mới.

Để có được đội ngũ cán bộ đoàn kết, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm thì cần phải có chính sách đào tạo đội ngũ cán bộ hiểu được yêu cầu quy hoạch xây dựng NTM, đáp ứng được sự phù hợp, khả thi, phản ánh đúng nhu cầu thiết thực của người dân và điều kiện tự nhiên - xã hội thực tế tại mỗi địa phương. Tập trung ngân sách có trọng điểm tập huấn cho cán bộ và nhân dân về lĩnh vực nông nghiệp.

Cùng với đào tạo bồi dưỡng phải xây dựng nội dung tuyên truyền giáo dục chuẩn mực đạo đức mới, đạo đức của nền hành chính cơng, đạo đức cơng vụ để qua đó làm tiêu chuẩn đánh giá cán bộ nhằm mục tiêu thay đổi ý thức xã hội tiến tới cải tạo hành vi của đội ngũ cán bộ công chức, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm đạo đức công vụ, tắc trách, nhũng nhiễu trong thực hiện chính sách; lợi dụng việc thực hiện chính sách để thu lợi cá nhân, làm mất niềm tin của nhân

dân đối với chủ trương, chính sách của Đảng... Đề cao vai trị, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp, cơ quan và sự năng động, sáng tạo của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện nhiệm vụ. Đổi mới phong cách, phương pháp làm việc và ý thức phục vụ nhân dân.

Tiểu kết chương 3

Xây dựng nông thôn mới là giải pháp chủ yếu, quan trọng và có tính chiến lược để phát triển toàn diện nơng thơn nước ta nói chung, nơng thơn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng nói riêng. Đây là một trong những chủ trương đúng đắn, phù hợp với lòng dân nên đã nhận được sự đồng tình ủng hộ và hưởng ứng tích cực của nhân dân. Nhờ đó, bộ mặt nơng thơn trên địa bàn tỉnh ngày càng đổi thay, kinh tế xã hội và đời sống nhân dân đã có nhiều chuyển biến tiến bộ, tạo tiền đề bứt phá đi lên trong tương lai.

Dựa trên việc phân tích, đánh giá khách quan thực trạng thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, luận văn đưa ra những quan điểm, giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn chính sách xây dựng NTM như: Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các tổ chức, các lực lượng và nhân dân về chương trình xây dựng nơng thôn mới; Tiếp tục hoàn thiện và xây dựng kế hoạch, lộ trình, tiêu chí xây dựng nơng thơn mới phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương; Tập trung đẩy mạnh xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu và thực hiện tiêu chí nơng thơn mới ở cấp thôn; Huy động mọi nguồn lực tạo sức mạnh tổng hợp trong thực hiện chương trình xây dựng nơng thơn mới; Phát huy vai trị của hệ thống chính trị trong nâng cao chất lượng, hiệu quả tổ chức thực hiện các chương trình, dự án xây dựng nơng thơn mới; Xây dựng đội ngũ cán bộ đồn kết, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Với việc đề xuất các giải pháp trên đây, chúng tơi mong muốn góp phần giúp các cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu, vận dụng, thúc đẩy hoạt động xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đạt hiệu quả.

KẾT LUẬN

Thực hiện chính sách xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Cao Bằng trong thời gian qua đã mang lại nhiều kết quả tốt đẹp góp phần tích cực vào cơng cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội. Những kết quả đó khơng chỉ dừng lại ở những tiêu chí đạt được mà nó đã làm thay đổi nhận thức của cán bộ từ tỉnh đến cơ sở về chính sách và chính sách xây dựng NTM. Từ đó xác định được mục đích, yêu cầu, nội dung của chính sách xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Đã xác định rõ hơn về trách nhiệm của từng cấp, từng ngành và trách nhiệm của người dân đối với công cuộc xây dựng đất nước nói chung và xây dựng tỉnh Cao Bằng nói riêng. Đồng thời khắc phục một phần tình trạng trơng chờ, ỉ lại vào sự đầu tư của Nhà nước.

Quá trình tổ chức thực hiện chính sách xây dựng nơng thôn mới của tỉnh Cao Bằng đã đạt được những kết quả nhất định từ công tác tổ chức, điều hành đến công tác giáo dục tuyên truyền. Công tác quy hoạch được coi trọng, hệ thống chính trị được củng cố vững mạnh, song rõ nhất là thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, y tế, văn hóa, giáo dục phát triển, lối sống, điều kiện canh tác của người nông dân được thay đổi,... thu nhập của người dân có tăng lên, đời sống của nơng dân ngày một khá. Bộ mặt nông thôn của tỉnh Cao Bằng nhìn chung có nhiều thay đổi tích cực.

Từ những thành cơng đó có thể khẳng định, q trình thực hiện chính sách xây dựng NTM của tỉnh Cao Bằng dựa trên tinh thần tôn trọng khách quan, đáp ứng mục tiêu chính trị, phù hợp nguyện vọng nhân dân, khơi dậy ở người dân tính tích cực chính trị xã hội, tích cực lao động sản xuất. Nhận thức của lãnh đạo và cán bộ thực hiện chính sách về mơ hình NTM cũng được rõ hơn, hiểu biết về khoa học chính sách có sự tiến bộ. Xác định rõ được mục tiêu, nội dung chính sách được thiết kế phù hợp, gắn với thực tiễn của địa phương, khơi dậy được tính tích cực chấp hành chính sách ở người dân. Sự

tác động đúng hướng của hệ thống chính sách của tỉnh đã đạt được nhiều thành tựu trên tất cả các mặt KT-XH, củng cố lòng tin của nhân dân vào Đảng, vào chủ trương chính sách của Nhà nước.

Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn cịn một số hạn chế như việc tổ chức thực thi chính sách có thời điểm cịn mang tính chủ quan. Sự phối kết hợp giữa UBND và các cơ quan thực thi chưa đi vào nề nếp, có khi cịn mang tính áp đặt. Chưa có chính sách hữu hiệu kịp thời nhằm điều chỉnh giảm nhẹ thiệt thòi cho người nơng dân khi có vướng mắc, trở ngại.

Việc đề xuất các giải pháp với mong muốn góp phần giúp cho cơ quan có thẩm quyền có cơ sở và luận cứ khoa học trong việc hoạch định và thực thi chính sách một cách hiệu quả. Trong quá trình vận dụng cần chú trọng giải pháp đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các tổ chức, các lực lượng và nhân dân về chương trình xây dựng nơng thơn mới; xây dựng đội ngũ cán bộ đồn kết, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm... Tạo ra sức mạnh tổng hợp nhằm hiện thực hóa lợi ích nhân dân, thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới.

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH (Trang 84 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)