Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong việc thực hiện chính sách xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH (Trang 68 - 75)

- Ngân sách bố trí trực tiếp của

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong việc thực hiện chính sách xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

chính sách xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

2.3.2.1. Hạn chế

Kết quả xã đạt chuẩn xây dựng nông thôn mới của tỉnh (11,3%) còn thấp hơn so với mặt bằng chung vùng Miền núi phía Bắc (28,60%); chất lượng đạt chuẩn và duy trì nâng cao chất lượng các tiêu chí cịn nhiều hạn chế, chưa được thực sự bền vững. Một số địa phương chủ yếu chú trọng thực hiện đầu tư cơ sở hạ tầng mà chưa quan tâm đúng mức đến các nội dung khác. Sự gắn kết giữa xây dựng NTM và cơ cấu lại ngành nông nghiệp chưa chặt chẽ. Kết quả thực hiện các tiêu chí NTM về thu nhập, hộ nghèo, tổ chức sản xuất đạt kết quả chưa cao; chất lượng và năng lực hoạt động của các HTX nơng nghiệp cịn yếu. Mơi trường nơng thôn đã được quan tâm nhưng các giải pháp về công tác bảo vệ, cải thiện mơi trường cịn nhiều hạn chế, chưa thiết thực, chưa đạt hiệu quả; chất lượng vệ sinh an tồn thực phẩm, nơng sản đã có tiến bộ nhưng chuyển biến chưa thực sự rõ nét. Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng

yêu cầu phát triển, sản xuất hàng hóa trong lĩnh vực nông lâm nghiệp chưa xứng với tiềm năng của tỉnh.

- Địa bàn các xã vùng miền núi nhìn chung quy mơ rộng, mật độ dân cư thưa thớt và phân bố rải rác, ít tập trung, do đó rất khó khăn trong đầu tư hồn chỉnh cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi. Suất đầu tư cơng trình ở miền núi là lớn nhưng hiệu suất sử dụng ít, hơn nữa địa hình bị chia cắt nhiều bởi núi cao, suối sâu, dễ bị sạt lở, lũ quét nên cơ sở hạ tầng dễ bị hư hỏng, xuống cấp. Nhận thức của một bộ phận nhân dân còn nhiều hạn chế, cịn tư tưởng trơng chờ ỷ lại vào sự đầu tư, hỗ trợ từ nhà nước, chưa thực sự nỗ lực vươn lên.

- Xây dựng nơng thơn mới là một Chương trình lớn, nhiều nội dung, bao quát khắp tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội vùng nông thôn, nhưng cấp trực tiếp tổ chức thực hiện là cấp xã, cán bộ phần lớn trình độ năng lực cịn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao, còn nhiều lúng túng, trong khi sự hỗ trợ của cấp trên chưa thực sự kịp thời và hiệu quả.

- Cụ thể một số tiêu chí khó thực hiện như sau:

+ Về Quy hoạch: Đồ án quy hoạch tại một số xã chưa đạt chất lượng cao; việc quản lý quy hoạch nhất là công tác cắm mốc chỉ giới các cơng trình cơ sở hạ tầng và phân khu chức năng chưa bảo đảm theo quy định.

+ Tiêu chí số 2 về Giao thơng: Do thời tiết, các tuyến đường vùng sâu, vùng xa, vùng cao khó khăn trong cơng tác thi cơng; do địa hình phức tạp, chia cắt, dân cư sống không tập trung, kinh phí làm đường lớn, sức huy động trong dân khó khăn, một số tuyến đường mới được đầu tư nhưng lại bị hư hỏng do bị ảnh hưởng bởi lũ quét, sạt lở...và ảnh hưởng đến tuổi thọ của các cơng trình giao thơng. Cơng tác duy tu, bảo dưỡng các tuyến đường sau đầu tư cịn chưa chủ động, cịn có tâm lý trông chờ, ỷ lại vào nguồn ngân sách.

+ Tiêu chí số 5 về Trường học: Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học ở nhiều trường học vùng cao còn thiếu phòng học, phòng chức năng, các hạng mục phụ trợ, trang thiết bị dạy học,... việc mở rộng diện tích đất cho các

trường, điểm trường vùng cao gặp nhiều khó khăn do địa hình đồi núi dốc, thiếu quỹ đất.

+ Tiêu chí số 6 về Cơ sở vật chất văn hóa: Một số địa phương gặp khó khăn trong cơng tác quy hoạch, vị trí chưa phù hợp, xa dân, thiếu quỹ đất khơng có mặt bằng xây nhà văn hóa, sân thể thao. Ở một số địa phương nhà văn hóa thơn chưa có hoặc đã xuống cấp.

+ Tiêu chí số 13 Tổ chức sản xuất: Phát triển sản xuất trên địa bàn tỉnh vẫn cịn nhiều khó khăn bất cập như: Diện tích đất canh tác phân tán, nhỏ lẻ gây khó khăn trong tích tụ ruộng đất để hình thành vùng sản xuất nơng nghiệp hàng hóa quy mơ lớn. Số lượng doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư vào lĩnh vực nơng nghiệp, nơng thơn cịn hạn chế.

+ Tiêu chí số 10 Thu nhập, 11 Giảm nghèo: Một bộ phận người dân cịn ỷ lại, trơng chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước, nguy cơ tái nghèo là rất lớn nếu người dân khơng có tinh thần vượt khó, nỗ lực trong phát triển kinh tế, phấn đấu thoát nghèo. Hiện nay tỷ lệ hộ nghèo khu vực nơng thơn cịn chiếm trên 38% và tỷ lệ hộ nghèo tại các huyện theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP vẫn còn chiếm trên 40%.

+ Tiêu chí số 17 Vệ sinh mơi trường nơng thơn: Một mặt do nhận thức, thói quen, phong tục tập quán (như nhốt trâu, bò, gia súc, gia cầm dưới gầm sàn nhà ở), điều kiện kinh tế cịn nhiều khó khăn và sự tự giác tham gia bảo vệ mơi trường của cộng đồng dân cư cịn hạn chế, là một trong những nguyên nhân chính khiến việc triển khai tiêu chí mơi trường gặp nhiều khó khăn. Chất thải khu vực nơng thơn chủ yếu do các hộ gia đình tự xử lý bằng các phương pháp thủ công như đốt, chôn lấp, đổ ra các khu đất trống, chưa có đơn vị tổ chức thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải khu vực nông thôn. Mặt khác do huy động nguồn lực cho thực hiện Tiêu chí cịn gặp nhiều khó khăn, vốn ngân sách nhà nước (kể cả vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án khác) cịn thấp so với nhu cầu. Tính đặc thù của các cơng trình nước sạch nơng thơn miền núi là: Nhỏ lẻ, phân tán, việc thu phí để duy trì cơng trình chưa được quan tâm

đúng mức, việc quản lý vận hành, duy tu, bảo dưỡng gặp nhiều khó khăn, cơng trình nhanh xuống cấp [28].

2.3.2.2 Nguyên nhân của hạn chế * Nguyên nhân khách quan:

- Do tác động tiêu cực của các yếu tố tự nhiên là nỗi lo lớn cho nông dân trong suốt quá trình sản xuất. Những yếu tố “thiên thời”, “địa lợi” đang dần khơng cịn ủng hộ người nông dân. Ngược lại, những khó khăn do tự nhiên đem lại ngày càng gia tăng.

- Chi phí cho các yếu tố đầu vào của hoạt động sản xuất thường tăng cao, thậm chí nơng dân cịn phải đối diện với vấn nạn hàng giả (cây con giống giả, phân bón giả, thuốc bảo vệ thực vật giả,...). Trong khi đó, thị trường đầu ra cho nông sản của nông dân luôn không ổn định, thường gặp rủi ro, dễ bị mất thị trường. Nông dân luôn phải đối mặt với tình trạng giá cả bấp bênh, tư thương ép giá với vòng luẩn quẩn “được giá mất mùa, được mùa mất giá”. Dù ở tình thế nào thì nơng dân cũng thua thiệt, và tình cảnh éo le này của nông dân vẫn đang là bài toán nan giải chưa biết đến bao giờ mới được giải quyết căn cơ, toàn diện.

* Nguyên nhân chủ quan:

- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền về Chương trình xây dựng nơng thôn mới ở một số địa phương đặc biệt là ở giai đoạn đầu chưa thực sự được quan tâm đúng mức, chưa thể hiện hết vai trò trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch đề ra. Ngồi ra, trong cơng tác chỉ đạo, phối hợp tổ chức thực hiện chưa quyết liệt trong việc huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc, vai trò trách nhiệm của các ngành trong việc phối hợp thực hiện Chương trình chưa cao;

- Cơng tác tun truyền phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đã được quán triệt học tập trong hệ thống chính trị các cấp từ tỉnh, huyện đến xã nhưng trong quá trình thực hiện chưa được đồng bộ, chưa phát

huy cao, một số người dân chưa nhận thức đầy đủ quyền lợi và trách nhiệm của mình trong xây dựng nơng thơn mới.

- Nguồn lực hỗ trợ để thực hiện Chương trình cịn hạn chế nên mục tiêu, mức độ hồn thành, đáp ứng các tiêu chí theo u cầu bị ảnh hưởng nhất định.

- Một số địa phương chú trọng nhiều đến phát triển kết cấu hạ tầng, các nội dung về phát triển sản xuất, y tế, giáo dục, xây dựng đời sống văn hóa, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức nên chưa thực sự chuyển biến rõ nét.

- Một bộ phận nông dân chưa nhận thức được bản thân là chủ thể trực tiếp tham gia XDNTM, có biểu hiện tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự chăm lo của Đảng, Nhà nước, các tổ chức đồn thể thơng qua các chương trình, dự án, nguồn vốn,… và xem XDNTM là việc của chính quyền, tâm lý dựa dẫm vào sự hỗ trợ của Nhà nước không chỉ ở những vấn đề lớn mà cả những việc nhỏ như chỉnh trang nhà cửa, xây cổng hay tường rào, làm hố xí hợp vệ sinh,... cũng phải có sự “chi viện” của chính quyền (hỗ trợ xi măng hay một phần kinh phí) thì người dân mới làm, mặc dù trên thực tế những nội dung này người dân hồn tồn có đủ khả năng và chủ động thực hiện được. Mặt khác, nông dân hiểu chưa đúng, chưa đầy đủ về XDNTM. Nhiều nông dân cho rằng XDNTM thuần túy chỉ là xây cầu, làm đường, làm cho bộ mặt nông thôn trở nên khang trang, văn minh, hiện đại mà chưa hiểu được rằng XDNTM là quá trình phát triển tồn diện;

- Do những nhược điểm về tâm lý, tính cách của chủ thể nơng dân đó là tính tự phát, tùy tiện: Đây là cách làm theo suy nghĩ chủ quan của cá nhân chỉ thấy lợi ích trước mắt mà khơng thấy lợi ích lâu dài, tự phát chuyển dịch kinh tế không theo quy hoạch bất chấp sự tuyên truyền, vận động, khuyến cáo của các cấp chính quyền, của các cơ quan chức năng.

- Kinh tế hợp tác ở nơng thơn có phát triển nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu tổ chức lại sản xuất; liên kết, hợp tác trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ

còn hạn chế. Việc áp dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất chưa nhiều; nông nghiệp sạch, nông nghiệp sinh thái, hữu cơ và nông nghiệp ứng dụng cơng nghệ cao chậm phát triển. Việc duy trì các làng nghề truyền thống cịn gặp nhiều khó khăn, sản phẩm của nhiều làng nghề chất lượng chưa cao, mẫu mã chưa đẹp nên khó tiêu thụ;

- Một số cán bộ chính quyền xã chưa có kinh nghiệm trong tổ chức thực hiện xây dựng NTM, còn lúng túng trong tổ chức thực hiện; cấp ủy một số xã chưa thực sự vào cuộc; chưa phát huy cả hệ thống chính trị để vận động nhân dân chung tay xây dựng NTM; công tác xây dựng kế hoạch thực hiện các tiêu chí NTM từng năm cịn chậm và chưa cụ thể; cơng tác phối hợp giữa Mặt trận, đoàn thể các cấp, các sở, ngành chuyên môn trong công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân chung tay xây dựng NTM chưa đồng bộ và thường xuyên, chưa có cách làm hay và sáng tạo; Năng lực cán bộ làm công tác xây dựng NTM của một số địa phương còn hạn chế, chưa thực sự chủ động trong công tác tham mưu, đề xuất triển khai thực hiện Chương trình; chất lượng hoạt động của một số Văn phòng điều phối NTM các cấp còn nhiều bất cập.

Tiểu kết chương 2

Chương 2 của luận văn chúng tôi tập trung phân tích q trình thực hiện chính sách xây dựng nơng thơn mới của tỉnh Cao Bằng từ năm 2016 đến nay. Trong khoảng thời gian này tỉnh Cao Bằng đã đạt những kết quả nhất định, huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị cũng như sức mạnh đồn kết của tồn thể nhân dân tỉnh Cao Bằng, góp phần tạo nên diện mạo nông thôn ngày càng đổi mới, đời sống nơng dân được nâng cao, văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.

So với giai đoạn 2010-2015, giai đoạn 2016-2020 chính sách xây dựng NTM đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể: Các văn bản chỉ đạo, điều hành thực hiện Chương trình đã được tỉnh cụ thể hóa, ban hành đúng theo quy định của tỉnh đáp ứng kịp thời công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện Chương trình của các cấp, các ngành. Hệ thống chính trị cơ sở được củng cố và phát huy sức mạnh tổng hợp. Đội ngũ cán bộ cơng chức ngày càng hồn thiện cả về chính trị, năng lực chuyên môn, tinh thần trách nhiệm và kỹ năng vận động quần chúng. An ninh, trật tự xã hội tiếp tục được giữ vững và ổn định.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được thì việc thực hiện chính sách về xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Cao Bằng cũng còn tồn tại một số hạn chế như việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động vẫn còn chậm, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhưng chưa thực sự bền vững, một số chính sách còn xa rời thực tế. Vấn đề về vốn còn bất bất cập, chưa thực sự chú trọng phát triển sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân cũng như chưa bám sát vào thế mạnh vùng địa lý của tỉnh Cao Bằng. Do đó, cần có những giải pháp phù hợp để phát huy thế mạnh của người dân, của địa phương từ chương trình thực hiện chính sách, đồng thời rút ra được các nguyên nhân và khắc phục được những hạn chế, yếu kém còn tồn tại…

Chương 3

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH (Trang 68 - 75)