Nồng độ NO2
(ppm)
Thời gian tiếp xúc
Hậu quả
≥ 500 48 giờ Tử vong
300-400 2-10 ngày Gây viêm phổi và tử vong
150-200 3-5 tuần Viêm xơ cuốn phổi
50-100 6-8 tuần Viêm cuống và màng phổi
• Oxit Cacbon CO: đây là một chất gây ngạt, do đó có ái lực với Hemoglobin
trong máu mạnh hơn Oxy nên nó chiếm chỗ của Oxy trong máu, làm cho việc cung cấp oxy cho cơ thể bị giảm. Ở nồng độ thấp CO có thể gây đau đầu, chóng mặt. Với nồng độ bằng 10 ppm có thể gây gia tăng các bệnh tim. Ở nồng độ 250 ppm có thể gây tử vong. Con người sống trong các khu vực nhiều CO thường bị xanh xao, gầy yếu.
Báo cáo ĐTM Dự án “Lắp đặt và vận hành trạm trộn bê tơng nhựa nóng cơng suất 120T/h”
• Khí HCl: Khí HCl khi tác dụng với hơi nước trong khơng khí tạo nên sương
mù axit, có tác dụng kích thích niêm mạch, ở nồng độ bằng 0,05 – 0,075 (mg/l) có thể khơng chịu được.
• Khí NH3: Amoniac (NH3) là một chất khí khơng màu, có mùi khai khó thở
và độc hại đối với cơ thể con người. Nồng độ tối đa cho phép của NH3 trong môi trường lao động là 0,02 mg/l (Tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành chỉ cho phép là 0,002 mg/l, tức là 2 mg/m3). Nồng độ lớn hơn sẽ gây khó chịu cho mắt và mũi. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy amoniac là một chất gây bỏng, kích thích da và niêm mạc, kích thích đường hơ hấp trên. Nồng độ NH3 trong khơng khí từ 0,5 – 1% có thể gây tử vong cho người khi tiếp xúc kéo dài 60 phút. Hỗn hợp 16 – 27% thể tích NH3 với
khơng khí có thể gây nổ (tương ứng với nồng độ của chúng trong khơng khí là 111,2 – 187,7 mg/l) và nhiệt độ bắt cháy của NH3 trong khơng khí là 6510C.
• Khí H2S: Khí H2S cũng là chất gây nguy hiểm cho sức khỏe của con người.
Trong mơi trường khơng khí, chất khí này có mùi trứng thối, gây cảm giác khó chịu đối với con người.
• Bụi: Chủ yếu ở đây là tàn tro và muội khói lị do đốt dầu. Bụi này cũng gây
ra những tác hại đối với con người trong vùng chịu ảnh hưởng của nguồn thải qua cả 2 con đường: hô hấp trực tiếp và uống nước nhiễm bụi.
• Khí thải, mùi từ nhựa đường
Dựa trên kinh nghiệm thực tiễn qua một số năm và từ các cơng trình nghiên cứu tại hiện trường, khơng có dấu hiệu nào cho thấy nhựa đường có thể gây ra bệnh nghề nghiệp đối với các công nhân thường xử lý nhựa đường hay gây ra những vấn đề về sức khỏe đối với những người có liên quan đến nhựa đường trong q trình sản xuất và sử dụng. Như vậy, nhựa đường là sản phẩm nguy cơ gây hại không đáng kể với điều kiện thực hiện tốt các quy phạm về an toàn, sức khỏe và môi trường.
Tuy nhiên, đối với công nhân thường xuyên làm việc và xử lý nhựa đường thì các nguy cơ gây hại cho sức khỏe là bỏng, nhiễm độc da và nhiễm độc qua hô hấp.
Tác động đối với động, thực vật và cơng trình
• Đối với động vật: nói chung các chất ơ nhiễm có tác hại đối với con người
đều có tác hại đối với động vật hoặc trực tiếp qua đường hô hấp hoặc gián tiếp qua nước uống hoặc cây cỏ bị nhiễm bởi các chất ơ nhiễm khơng khí. Các nghiên cứu về vấn đề này chưa nhiều có thể khẳng định là các khí SO2, NO2, các axit, kiềm, … đều
• Đối với thực vật: các nghiên cứu cho thấy rõ hơn ảnh hưởng của các chất
gây ơ nhiễm khơng khí đối với thực vật. Cụ thể:
- SO2 làm ảnh hưởng tới sự phát triển của cây cối khi có nồng độ trong khơng khí bằng 3 ppm. Ở nồng độ cao hơn có thể gây rụng lá và gây chết cây;
- CO ở nồng độ 100 ppm – 10.000 ppm làm rụng lá hoặc gây bệnh xoắn lá, cây
non chết yểu;
- Bụi bám trên bề mặt lá làm giảm khả năng hô hấp và quang hợp của cây.
• Đối với các cơng trình và tài sản: Khói thải chứa các chất NO2, SO2, H2S …
khi gặp khí trời ẩm ướt tạo nên các axit tương ứng gây ăn mịn các kết cấu cơng trình, thiết bị máy móc, làm giảm tuổi thọ của chúng. Khí CO2 khi tác dụng với hơi ẩm tạo
nên H2CO3 có thể ăn mòn cả da.
c. Tác động do chất thải rắn:
* Chất thải rắn sinh hoạt:
Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hoạt động sinh hoạt hàng ngày của cơng nhân viên.
Thành phần chính chủ yếu của rác thải sinh hoạt bao gồm vỏ trái cây, thức ăn dư thừa, bao bì, túi nylon, giấy, vỏ hộp,… Đây là những tạp chất hữu cơ nên dễ bị phân hủy, gây mùi khó chịu, gây mất vệ sinh và ảnh hưởng đến mỹ quan khu vực. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ khu vực dự án có thể tham khảo ở bảng sau:
Bảng 3.21. Thành phần của rác thải sinh hoạt
STT Thành phần % khối lượng ướt
1 Thực phẩm 75,86 2 Giấy 5,33 3 Cacton 0,12 4 Nylon 5,71 5 Nhựa 2,92 6 Xốp 0,17 7 Thủy tinh 2,38 8 Sắt 0,97
Báo cáo ĐTM Dự án “Lắp đặt và vận hành trạm trộn bê tơng nhựa nóng cơng suất 120T/h”
STT Thành phần % khối lượng ướt
9 Thiếc 0,42 10 Nhôm 0,02 11 Bông băng 0,50 12 Vải 1,68 13 Da 0,27 14 Sành sứ 0,16 15 Thành phần khác 3,49 Tổng cổng 100,00
(Nguồn: Giáo trình quản lý và xử lý chất thải rắn, PGS.TS Nguyễn Văn Phước, NXB Xây dựng, 2005)
Định mức phát sinh rác thải sinh hoạt khoảng 0,9kg/người/ngày. Với tổng số khoảng 20 người có mặt tại trạm trộn, thì tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt khoảng 18 kg/ngày.
* Chất thải rắn sản xuất
- Chất thải rắn sản xuất phát sinh trong quá trình hoạt động của trạm trộn chỉ phát sinh khi mẻ bê tông bị hư hỏng. Khối lượng phát sinh phụ thuộc vào quá trình trộn của dây chuyền. Tuy nhiên, dây chuyền trạm trộn được đầu tư hiện đại, cho hiệu quả trộn cao nên lượng phát sinh bê tơng hỏng rất ít.
- Bùn thải từ hệ thống bể lắng của hệ thống xử lý khí thải.
* Chất thải nguy hại
Các loại chất thải nguy hại phát sinh từ dự án được liệt kê như sau:
Giẻ lau vệ sinh máy móc thiết bị có dính dầu nhớt, hộp mực phơt, hộp mực in; bóng đèn huỳnh quang thải, các thùng phuy, các bao polymer đựng nhựa đường đặc, nhớt thải,…Công ty sẽ đăng ký chủ nguồn thải và xử lý theo đúng hướng dẫn của thông tư số: 12/2011/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên Môi trường.
Đánh giá chung
Chất thải rắn phát sinh tại trạm trộn nếu không được xử lý triệt để sẽ gây ô nhiễm môi trường xung quanh, đặc biệt là làm ô nhiễm các khu vực tại trạm. Vì vậy,
việc thu gom, xử lý đúng theo quy định là cần thiết để bảo vệ mơi trường tại trạm trộn nói riêng và các khu vực lân cận nói chung.
3.1.3.2. Các nguồn tác động không liên quan đến chất thảia. Tác động do tiếng ồn và độ rung:a. Tác động do tiếng ồn và độ rung: a. Tác động do tiếng ồn và độ rung:
* Tiếng ồn
- Tiếng ồn do các phương tiện giao thơng vận tải, các phương tiện máy móc vận hành trong phạm vi Dự án. Đó là tiếng ồn phát ra từ các động cơ và do sự rung động của các bộ phận xe, từ sự thắng phanh, bóp cịi…
- Máy phát điện dự phòng chỉ hoạt động tạm thời trong thời gian ngắn và không thường xuyên nên ảnh hưởng của tiếng ồn, độ rung của máy phát điện gây ra là không đáng kể.
- Khâu đổ nguyên liệu, xúc bốc nguyên liệu bỏ vào các phểu cũng làm phát sinh ra tiếng ồn đáng kể và gây khó chịu.
Tiếng ồn phát sinh trong quá trình hoạt động trên sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động. Tiếng ồn có thể làm giảm năng xuất lao động, làm giảm thính lực, dẫn tới bệnh điếc nghề nghiệp. Tiêu chuẩn tiếng ồn trong khu dân cư là 70 dBA (QCVN 26:2010/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn) và trong khu vực làm việc là 85 dBA (Quyết định số 3733/2002/QĐ – BYT về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh an toàn lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh an tồn lao động). Dự án nằm trong cụm cơng nghiệp, cách nhà dân gần nhất khoảng 100 mét nên mức độ ảnh hưởng tiếng ồn đến người dân là không đáng kể.
* Độ rung
Các hoạt động sau đây sẽ gây ra độ rung lớn như:
- Hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu và thành phẩm, do tính chất hoạt động của ngành nên số lượt xe ra vào khu vực dự án khoảng 64 lượt xe với tải trọng xe trên 16 tấn nên ít nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến nền đất.
- Ngồi ra hoạt động của các máy móc thiết bị trong quy trình sản xuất cũng tạo ra độ rung. Do trạm trộn lắp ráp dây chuyền sản xuất hồn tồn mới và có quan tâm đến vấn đề độ rung, tiếng ồn khi dự án đi vào hoạt động chủ dự án chọn công nghệ tiên tiến: tiếng ồn, độ rung giảm thiểu tới mức có thể.
Độ rung ảnh hưởng tới người lao động như ảnh hưởng tới năng lực và độ chính xác trong tác nghiệp lao động, dễ gây giảm thị lực và thính lực, dẫn tới bệnh điếc nghề nghiệp.
b. Tác động của nhiệt phát sinh từ dây chuyền trạm trộn
Báo cáo ĐTM Dự án “Lắp đặt và vận hành trạm trộn bê tơng nhựa nóng cơng suất 120T/h”
Nhiệt sinh ra từ dây chuyền trạm trộn chủ yếu từ các nguồn sau:
- Q trình đốt nóng và sấy cốt liệu, nhiệt độ sấy khoảng 150 OC ~ 200 OC - Quá trình nấu hỗn hợp nhựa đường (Asphalt), nhiệt độ của nhựa sau khi nấu khoảng 145 OC ~ 165 OC
- Nhiệt phát sinh từ đầu đốt tang sây và phễu nóng, khoảng 148 OC ~ 180 OC Nhiệt thải vào trong khí quyển sẽ làm cho nhiệt độ khí quyển tăng cao, ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của các loài thực vật ở xung quanh. Nhiệt độ ở trong các xưởng máy tăng lên sẽ làm giảm thấp hiệu suất công tác. Thậm chí cịn làm cho con người mệt mỏi và ngất xỉu.
c. Tác động của dự án đến tình hình kinh tế - xã hội
Khi Trạm trộn bê tơng nhựa nóng đi vào hoạt động sẽ giải quyết được những vấn đề tích cực như:
- Kinh tế - xã hội: có một ý nghĩa kinh tế - xã hội cho tỉnh Quảng Ngãi. Trước
tiên là cung cấp kịp thời nguồn vật liệu để đẩy nhanh tiến độ mở rộng, nâng cấp Quốc lộ 1A. Sau đó là góp phần tạo cơng ăn việc làm cho người dân.
Tuy vậy, bên cạnh các mặt tích cực là các mặt tiêu cực đi kèm: ơ nhiễm môi trường nếu không được quan tâm, xử lý triệt để sẽ gia tăng, gây ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống của CBCNV và nhân dân trong khu vực, gia tăng số lượng dân cư trong khu vực, tác động đến an ninh, trật tự khu vực.
3.1.4. Giai đoạn tháo dỡ, hoàn trả mặt bằng
Hoạt động trong giai đoạn này bao gồm tháo dỡ dây chuyền trạm trộn, tháo dỡ các hạng mục cơng trình phụ trợ, vận chuyển trang thiết bị dây chuyền đi nơi khác và vận chuyển các chất thải rắn xây dựng phát sinh trong quá trình tháo dỡ.
Các loại chất thải phát sinh trong giai đoạn này bao gồm: - Bụi, khí thải, tiếng ồn và độ rung.
- Chất thải rắn xây dựng như đất, đá, xà bần, sắt thép vụn.
- Chất thải rắn sinh hoạt, nước thải sinh hoạt của các công nhân tháo dỡ trạm trộn. Tuy nhiên lượng phát sinh không nhiều, do hoạt động tháo dỡ diễn ra trong thời gian ngắn.
Hoạt động trong giai đoạn này ảnh hưởng đến mơi trường khơng khí, con người và hệ sinh thái xung quanh khu vực dự án. Tuy nhiên, đoạn đường vận chuyển tương đối thuận lợi, chủ yếu là đường nhựa, thời gian tháo dỡ ngắn nên tác động của quá trình này ở mức độ thấp và ngắn hạn.
3.1.5. Tác động do các rủi ro, sự cố
3.1.5.1. Những rủi ro, sự cố có thể xảy ra trong giai đoạn chuẩn bị
Sự cố xảy ra trong giai đoạn này là tai nạn giao thông do bất cẩn của các chủ phương tiện trong quá trình vận chuyển.
3.1.5.2. Những rủi ro, sự cố có thể xảy ra trong giai đoạn thi công lắp đặttrạm trộntrạm trộn trạm trộn
a. Tai nạn lao động, tai nạn giao thơng
Tai nạn giao thơng có thể xảy ra do gia tăng mật độ phương tiện và người tham gia giao thông trong khu vực. Dạng tai nạn này có thể xảy ra ngay trên cơng trường do các phương tiện thi cơng và vận chuyển máy móc, ngun vật liệu gây ra đối với công nhân.
Tai nạn lao động có thể xảy ra tại bất kỳ một cơng đoạn thi công lắp đặt nào của dự án. Nguyên nhân của các trường hợp xảy ra tai nạn lao động trên cơng trường xây dựng là:
- Ơ nhiễm mơi trường có khả năng gây mệt mỏi, chống váng hay ngất cho cơng nhân trong khi lao động.
- Công việc lắp ráp, thi cơng và q trình vận chuyển ngun vật liệu, với mật độ xe cao hơn có thể gây ra các tai nạn lao động, tai nạn giao thơng.
- Tai nạn do tính bất cẩn trong lao động, thiếu trang bị bảo hộ lao động, hoặc do thiếu ý thức tuân thủ nghiêm chỉnh về nội quy an tồn lao động của cơng nhân thi cơng.
Tai nạn lao động có thể gây ra những hậu quả xấu về giá trị tinh thần lẫn vật chất, đặc biệt làm suy giảm sức khỏe con người, nguy hại tính mạng con người. Vì vậy, cần có biện pháp an tồn lao động, phịng ngừa các sự cố tai nạn đáng tiếc xảy ra.
b. Sự cố cháy nổ:
Sự cố cháy nổ có thể xảy ra trong trường hợp vận chuyển và tồn chứa nhiên liệu, hoặc do sự thiếu an toàn về hệ thống cấp điện, gây nên các thiệt hại về người và của trong quá trình thi cơng. Có thể xác định các ngun nhân cụ thể như sau:
- Các kho chứa nguyên nhiên liệu tạm thời phục vụ cho thi công (dầu DO, dầu FO, sơn, keo...) là các nguồn có thể gây cháy nổ. Khi sự cố xảy ra có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng về người, kinh tế và môi trường.
Báo cáo ĐTM Dự án “Lắp đặt và vận hành trạm trộn bê tơng nhựa nóng cơng suất 120T/h”
- Hệ thống cấp điện cho các máy móc, thiết bị thi cơng có thể gây ra sự cố điện giật, chập, cháy nổ, … gây thiệt hại về kinh tế hay tai nạn lao động cho công nhân.
- Việc sử dụng các thiết bị gia nhiệt trong thi cơng như hàn xì, cắt kim loại, đun, đốt nóng chảy,…có thể gây ra cháy.
3.1.5.3. Những sự cố, rủi ro có thể xảy ra trong giai đoạn đi vào hoạt động a. Tai nạn lao động, tai nạn giao thông
Nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông và tai nạn lao động trong giai đoạn hoạt động của dự án bao gồm:
- Do các phương tiện, máy móc khơng đảm bảo các yêu cầu về tình trạng kỹ thuật.
- Do bất cẩn trong q trình sử dụng, vận hành máy móc trang thiết bị. - Do công nhân khơng tn thủ nội quy về an tồn lao động khi làm việc. - Công nhân không được trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ lao động.