3.1.3.1 .Nguồn tác động liên quan đến chất thải
3.1.3.2. Nguồn tác động không liên quan đến chất thải
3.1.3.2.1. Tiếng ồn
Để dự báo mức ồn ở môi trường xung quanh do các nguồn ồn gây ra trong khu vực dự án thường dựa vào tính tốn theo các mơ hình lan truyền tiếng ồn. Trong mơ hình tính tốn lan truyền tiếng ồn, chia nguồn ồn thành 3 loại: nguồn điểm (như tiếng ồn của một động cơ, một máy nổ, một loa phát thanh,…), nguồn
đường (như là tiếng ồn của một dòng xe chạy liên tục,…), nguồn mặt (như là tiếng ồn của một khu vực hoạt động thi cơng, của một phân xưởng cơ khí,…)
Tiếng ồn lan truyền trong khơng khí được xác định theo mơ hình truyền âm từ nguồn ồn sinh ra và tắt dần theo khoảng cách, giảm đi qua vật cản cũng như cần kể đến ảnh hưởng nhiễu xạ của cơng trình và kết cấu xung quanh. Theo Hướng dẫn lập báo cáo đánh giá tác động mơi trường dự án cơng trình giao thơng của Bộ Khoa học - công nghệ và Môi trường - Cục môi trường, 1999 thì mức độ lan truyền tiếng ồn được xác định như sau:
Mức ồn ở khoảng cách r2 sẽ giảm hơn mức ồn ở điểm có khoảng cách r1 được xác định như sau:
- Đối với nguồn điểm: L = 20.lg (r2/r1)1+a Trong đó:
L: Độ giảm tiếng ồn (dBA).
r1: Khoảng cách cách nguồn ồn (r1 thường bằng 1m đối với tiếng ồn từ máy móc, thiết bị cơng nghiệp (nguồn điểm) và bằng 7,5m đối với nguồn ồn là dịng xe giao thơng (nguồn đường))
r2: Khoảng cách cách r1
a: Hệ số kể đến ảnh hưởng hấp thụ tiếng ồn của địa hình mặt đất, đối với mặt đất trồng cỏ a = 0,1, đối với mặt đất trống trải khơng có cây a = 0, đối với mặt đường nhựa và bê tông a = - 0,1.
+ Với tiếng ồn phát ra từ nguồn điểm là các máy móc, thiết bị với mức ồn tối đa là 90 dBA (hệ số a là 0) thì:
Với khoảng cách là 100 m thì cường độ âm thanh giảm một khoảng giá trị là: L = 20.lg (r2/r1)1+a = 20.lg(100/1)1 = 40 dBA
Khi đó cường độ âm thanh cịn lại là: 90 - 40 = 50 dBA
Với khoảng cách là 500m thì cường độ âm thanh giảm một khoảng giá trị là: L = 20.lg (r2/r1)1+a = 20 lg(500/1)1 = 54 dBA
Khi đó cường độ âm thanh cịn lại là: 90 - 54 = 36 dBA - Với tiếng ồn phát ra từ nguồn đường:
Mức độ tiếng ồn của luồng xe bằng mức ồn của xe đặc trưng cộng với gia số mức của luồng xe.
Gia số mức ồn của luồng xe phụ thuộc vào:
+ Số lượng xe chạy trong 1 giờ (Ni), Ni = 6 (các phương tiện vận chuyển) + Khoảng cách đặc trưng từ luồng xe đến điểm đo ở cạnh đường có độ cao từ 1,5 - 2m (r1), r1= 7,5m
+ Tốc độ dịng xe (Si), tốc độ xe đi trên cơng trường = 20km/h + Thời gian T = 1
Gia số mức ồn được xác định theo công thức sau: A = 10log (Nir1/SiT) = 10 log(6.7,5/20.1) = 3,5
Giả sử tiếng ồn phát ra từ xe đặc trưng là 70 dBA thì mức độ tiếng ồn của luồng xe tối đa đo tại vị trí cách điểm phát tiếng ồn 7,5m là 73,5 dBA.
Mức ồn giảm theo khoảng cách thực tế tính từ nguồn ồn được xác định như sau:
Với khoảng cách là 100m thì cường độ âm thanh giảm một khoảng giá trị là: L = 10.lg (r2/r1)1+a = 10.lg(100/7,5)1 = 11,2 dBA
Khi đó cường độ âm thanh cịn lại là: 73,5 - 11,2 = 62,3 dBA
Với khoảng cách là 500m thì cường độ âm thanh giảm một khoảng giá trị là: L = 10.lg (r2/r1)1+a = 10.lg(500/7,5)1 = 18,24 dBA
Khi đó cường độ âm thanh còn lại là: 73,5 - 18,24 = 55,26 dBA
Vậy phạm vi ảnh hưởng lớn nhất do tiếng ồn liên tục của các máy móc, thiết bị, các phương tiện vận chuyển khi hoạt động có bán kính khoảng 100m. Với khoảng cách này nhà dân ở khu vực xung quanh bị ảnh hưởng do tiếng ồn là không đáng kể (trong giới hạn cho phép), mà chủ yếu tác động đến cán bộ công nhân trong CCN.
3.1.3.2.2. Nhiệt độ
Vào những ngày trời nắng, nóng, nhiệt độ cao sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của các cơng nhân
Nhiệt độ có tác động rõ rệt đến cơ thể. Để phản ứng với nhiệt độ mơi trường, cơ thể có thể tăng tiết mồ hơi, tăng sự tuần hồn máu dưới da (khi nhiệt
độ cao) hoặc run và giảm sự tuần hoàn máu dưới da (khi nhiệt độ thấp). Khi nhiệt độ môi trường xấp xỉ hoặc cao hơn nhiệt độ cơ thể đặc biệt kết hợp với ẩm độ cao, cơ thể có thể bị say nắng hoặc các triệu chứng nguy hiểm khác và có thể bị tử vong.