Kết luận và kiến nghị

Một phần của tài liệu Thực trạng và những giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác tại huyện văn giang, tỉnh hưng yên (Trang 105 - 108)

III. Cây công nghiệp

5. Kết luận và kiến nghị

5.1 Kết luận

1. Văn Giang là một huyện thuần nông, mật độ dân số t−ơng đối cao 1.318 ng−ời/km2, diện tích đất dành cho nơng nghiệp ít và ngày càng bị thu hẹp do việc gia tăng dân số kéo theo về nhà ở, sự phát triển của công nghiệp, xây dụng các cơng trình... Năm 2001 diện tích đất nơng nghiệp là 5.028,89 ha, trong đó có 3.831,65 ha đất canh tác, đến năm 2005 diện tích đất nơng nghiệp chỉ cịn 4.019 ha, diện tích đất canh tác chỉ cịn 2.333,90 ha. Mặc dù huyện đã tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo h−ớng cơng nghiệp hố, hiện đại hố nh−ng nơng dân vẫn sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp, đây vẫn là nguồn thu chủ yếu của hộ. Do đó việc giải quyết việc làm cho các lao động nông nghiệp trong thời gian tới là một vấn đề đ−ơc huyện chú trọng xem xét.

2. Phần lớn các nơng hộ đã coi trọng việc bố trí và áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất các cây trồng có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, theo chúng tôi cần tập trung hơn nữa vào khâu chọn giống, công nghệ chế biến nông sản và công nghệ chế biến sau thu hoạch. Đây là biện pháp có tính quyết định nhằm nâng cao năng suất chất l−ợng sản phẩm và sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị tr−ờng. Cây lạc và đỗ t−ơng cho hiệu quá kinh tế t−ơng đối khá, nh−ng do năng suất thấp, không ổn định nên hiệu quả kinh tế giảm. Năm 2003, năng suất của cây lạc là 26,5 tạ/ha, thấp hơn so với năm 2002, năm 2002 là 34 tạ/ha. Cây đậu t−ơng năm 2001 đạt 17,99 tạ/ha, năm 2002 giảm chỉ còn 15,98 tạ/ha.

3. Hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác ở huyện Văn Giang t−ơng đối cao, tuy nhiên hệ số sử dụng ruộng đất còn thấp, mới chỉ đạt 2,34 lần. Diện tích đất 3 vụ cịn ít, chủ yếu là diện tích đất 2 vụ. Hiệu quả kinh tế của các loại

rau đậu cao hơn so với cây l−ơng thực. Tính trên 1 ha, thu nhập hỗn hợp của cây cà chua là 38.575 nghìn đồng, trong khi đó cây lúa chỉ đạt 6.545 nghìn đồng. Cây lạc tuy năng suất và giá cả có sự biến động nh−ng thu nhập hỗn hợp cũng đạt 7.153 nghìn đồng.

4. áp dụng hệ thống các cơng thức ln canh thì HQKT đạt đ−ợc sẽ cao hơn nhiều so với việc chỉ gieo cấy đơn thuần một loại cây trồng trên một đơn vị diện tích. Cơng thức ln canh C4 (Lạc xuân - Đậu t−ơng hè – Ngô đông) giá trị sản xuất trên một 1ha đạt 24.195,83 nghìn đồng, thu nhập hỗn hợp đạt 12.713,83 nghìn đồng. Trong các cơng thức ln canh, thì cơng thức ln canh C5 (Lúa xuân – Lúa mùa – Cà chua) đạt hiệu quả kinh tế cao nhất, cần đ−ợc áp dụng phổ biến. Tính trên 1ha, giá trị sản xuất đạt 59.934,60 nghìn đồng, thu nhập hỗn hợp đạt 47.122,00 nghìn đồng. Cần phải áp dụng rộng rãi, mở rộng diện tích cơng thức ln canh này.

5. Hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác chịu ảnh h−ởng của một loạt các yếu tố về tự nhiên, kinh tế xã hội, tổ chức và kỹ thuật. Muốn tăng hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác cần phải tăng c−ờng các điều kiện và môi tr−ờng sản xuất, tăng c−ờng xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, tổ chức huy động vốn và thực hiện có hiệu quả các ph−ơng thức canh tác tiến bộ. Tiếp tục hoàn thiện việc tổ chức mạng l−ới tiêu thụ và phát triển thị tr−ờng. Tuy nhiên cần phải khắc phục các cản trở đó một cách đồng bộ.

5.2 Kiến nghị

Đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác là một vấn đề phức tạp và liên quan tới nhiều vấn đề khác nhau. Nó có ý nghĩa quan trọng cho sản xuất nơng nghiệp, vì vậy cần có thời gian và điều kiện nghiên cứu. Trong đề tài này với thời gian cho phép và khả năng nghiên cứu cịn hạn chế, chúng tơi mới chỉ dừng lại ở mức đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác ở huyện Văn

Giang. Tuy nhiên dựa vào kết quả nghiên cứu chúng tôi cũng mạnh dạn đ−a ra một số ý kiến đề xuất sau:

- Về phía nhà n−ớc:

Nhà n−ớc phải có các chính sách tín dụng tài chính thơng thống hơn để tạo điều kiện cho các hộ vay vốn đầu t− vào sản xuất, có chính sách khuyến khích hình thành các vùng nơng sản hàng hố tập trung gắn với công nghiệp chế biến, định h−ớng thị tr−ờng tiêu thụ nông sản cho nơng dân.

- Về phía huyện:

Khơng ngừng nghiên cứu tuyển chọn để tìm đ−ợc các giống cây trồng cho năng suất và chất l−ợng cao. Nghiên cứu các giải pháp thâm canh tăng năng suất cây trồng. Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về giống và các giải pháp thâm canh cho ng−ời nơng dân, góp phần thúc đẩy phát triển hiệu quả sử dụng đất canh tác.

Xây dựng kế hoạch quản lý quỹ đất chặt chẽ, tận dụng hết khả năng đất trong khu dân c− để bố trí đất ở, hạn chế mức thấp nhất chuyển đất nông nghiệp sang đất ở trong t−ơng lai. Việc giải quyết đất ở phải đảm bảo đúng đối t−ợng, đúng tiêu chuẩn, đúng mục đích, đúng định mức và cấp đúng đất quy hoạch của xã trong t−ơng lai . Đối với đất chuyên dùng cần có kế hoạch quản lý chặt chẽ và bảo vệ tốt.

Một phần của tài liệu Thực trạng và những giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác tại huyện văn giang, tỉnh hưng yên (Trang 105 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)