Phân biệt Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm vớ

Một phần của tài liệu TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ ĐỘNG VẬT NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM (Trang 32 - 36)

hiếm với các tội phạm khác có liên quan

1.3.1. Phân biệt Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm với Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã, quy định tại Điều 234 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)

- Điều 234 - Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã thuộc Chương XVIII - Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế còn Điều 244 Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm thuộc Chương XIX - Các tội phạm về môi trường tức là Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã xâm phạm quan hệ xã hội bảo đảm cho sự ổn định và phát triển của nền kinh tế quốc dân còn Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm xâm phạm đến chế độ quản lý của nhà nước về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm, xâm phạm nghiêm trọng đến môi trường sinh thái, gây ra những hậu quả nghiêm trọng khác cho đời sống xã hội.

- Về đối tượng tác động của tội phạm: Đối tượng tác động của Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm là: Các loại động vật nguy cấp, quý, hiếm thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB hoặc Phụ lục I Công ước về bn bán quốc tế các lồi động vật, thực vật hoang dã nguy cấp. Còn Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã có đối tượng tác động là các loại động vật hoang dã thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB hoặc Phụ lục II Cơng ước về bn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp và các loài động vật hoang dã khác theo quy định của pháp luật.

- Nếu Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã quy định chỉ xử lý đối với những hành vi vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB hoặc thuộc Phụ lục II Cơng ước về bn bán quốc tế các lồi động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp hoặc các lồi động vật hoang dã khác; thì Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm xử lý đối với những hành vi vi phạm quy định về bảo vệ động vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; động vật nguy cấp, quý hiếm nhóm IB hoặc thuộc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp.

- Nếu động vật thuộc Nhóm IIB và Phụ lục II của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp là những loài hoang dã nguy cấp thông thường và vẫn được phép sử dụng, trao đổi, bn bán thương mại, nhưng có kiểm sốt; thì động vật thuộc Danh mục lồi nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; động vật thuộc danh mục Nhóm IB hoặc động vật thuộc Phụ lục I của Cơng ước về bn bán quốc tế các lồi động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp là những loài nghiêm cấm khai thác sử dụng vì mục đích thương mại.

1.3.2. Phân biệt Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã, nguy cấp, quý, hiếm với Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm, quy định tại Điều 190 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)

- Khách thể của Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm là xâm phạm trật tự quản lý kinh tế mà cụ thể là xâm phạm chế độ độc quyền của Nhà nước trong quản lý, sản xuất, kinh doanh một số loại hàng hóa.

Cịn khách thể của Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm là xâm phạm đến chế độ quản lý của Nhà nước về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm; xâm phạm nghiêm trọng đến môi trường sinh thái, gây ra những hậu quả nghiêm trọng khác cho đời sống xã hội.

- Đối tượng tác động của Tội sản xuất, bn bán hàng cấm là các loại hàng hóa mà Nhà nước cấm kinh doanh; cấm lưu hành, cấm sử dụng; chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam. Cụ thể là: Pháo nổ các loại, các loại đồ chơi nguy hiểm, thuốc lá điếu do nước ngồi sản xuất, dịch vụ mơi giới hơn nhân;

một số mặt hàng, dịch vụ được quy định trong danh mục do Chính phủ quy định. Cịn đối tượng tác động của Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm là: Các loài động vật nguy cấp, quý, hiếm thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB hoặc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

- Hành vi khách quan của Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm bao gồm: Hành vi sản xuất hàng cấm là người phạm tội sử dụng thủ công hoặc bằng cơng nghệ làm ra hàng cấm, có thể tham gia vào cả q trình sản xuất hoặc chỉ tham gia vào một cơng đoạn nào đó như: chuẩn bị địa điểm, tìm nguồn nguyên liệu, tổ chức sản xuất… Hành vi buôn bán hàng cấm: người phạm tội thực hiện bằng cách mua đi bán lại hàng cấm dưới nhiều hình thức khác nhau. Cịn hành vi khách quan của Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm được quy định tại khoản 1 Điều 244 BLHS.

- Mục đích của người phạm tội sản xuất, buôn bán hàng cấm là dấu hiệu bắt buộc trong mặt chủ quan của tội phạm, người phạm tội thu lợi từ hoạt động sản xuất, buôn bán hàng cấm. Biểu hiện của mục đích thu lợi là người phạm tội tìm cách trốn tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng như: Hải quan, Biên phịng… Cịn mục đích của người phạm tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm không phải là dấu hiệu bắt buộc trong mặt chủ quan của tội phạm này.

Tiểu kết Chương 1

Trong Chương 1 của luận văn, tác giả đã nghiên cứu những vấn đề lý luận về Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật hình sự hiện hành để đưa ra được khái niệm Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm. Tác giả nhận thức được rằng pháp nhân thương mại không phải là chủ thể thực hiện tội phạm mà pháp nhân thương mại chỉ là chủ thể chịu trách nhiệm hình sự về Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm. Từ đó, rút ra đặc điểm, ý nghĩa của tội phạm này trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn. Trong Chương 1 của luận văn, tác giả cũng nghiên cứu, phân tích quy định của pháp luật hình sự về tội phạm và hình phạt đối với Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm; cụ thể phân tích các dấu hiệu pháp lý về mặt khách thể; mặt khách quan; dấu hiệu chủ thể của cá nhân người phạm tội và vấn đề trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại; dấu hiệu mặt chủ quan của Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm. Tác giả đã so sánh Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm với các Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã và Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm. Những nội dung được tác giả nghiên cứu, đánh giá trong Chương 1 đã gợi mở và làm tiền đề để tác giả xây dựng và triển khai các nội dung tiếp theo tại Chương 2 của luận văn khi tác giả đánh giá những vấn đề thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật trong xử lý đối với Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai.

Chương 2

THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TRONG XỬ LÝ TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ ĐỘNG VẬT NGUY

CẤP, QUÝ, HIẾM TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐỒNG NAI

Một phần của tài liệu TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ ĐỘNG VẬT NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)