Khó khăn, vướng mắc trong việc định tội danh và áp dụng hình phạt đối vớ

Một phần của tài liệu TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ ĐỘNG VẬT NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM (Trang 57 - 63)

phạt đối với Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai

2.3.1. Khó khăn trong việc áp dụng quy định của Bộ luật hình sự

Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động ĐTD của các Cơ quan tiến hành tố tụng tỉnh Đồng Nai nhìn chung là chính xác, thì thực tiễn việc ĐTD đối với Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm cũng cịn có những khó khăn, vướng mắc nhất định, cụ thể như sau:

- Tại một số điểm của khoản 1, khoản 2, Điều 244 BLHS có quy định về số lượng cá thể động vật nguy cấp, quý, hiếm thuộc Nhóm IB hoặc Phụ lục I Công ước về bn bán quốc tế các lồi động vật, thực vật hoang dã nguy cấp bị săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán để định khung hình phạt như: từ 03 cá thể đến 07 cá thể lớp thú, từ 07 cá thể đến 10 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 10 cá thể đến 15 cá thể động vật lớp khác. Tuy nhiên, một vụ án bắt giữ được nhiều lồi động vật có cả thú, chim, bị sát thì xử lý thế nào cũng cần được hướng dẫn. Nếu cộng số lượng với nhau thì xác định mức định lượng theo lồi nào, nếu khơng cộng số lượng thì có trường hợp vi phạm với 02 cá thể lớp thú, 06 cá thể lớp chim, bò sát và 09 cá thể lớp khác rõ ràng là nguy hiểm hơn hành vi vi phạm 03 cá thể thú nhưng lại khơng

xử lý hình sự được là chưa đánh giá hết tính nguy hiểm của hành vi, hậu quả và không đảm bảo tính cơng bằng trong xử lý hình sự.

- Về hành vi tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép “sản phẩm” của động vật chỉ quy định ở khoản 1 Điều 244 BLHS cịn các khoản khác khơng quy định. Như vậy tất cả các hành vi tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép sản phẩm động vật nguy cấp, quý, hiếm chỉ bị xử lý hình sự ở khoản 1 Điều 244 BLHS là khơng hợp lý.

- Điểm b khoản 1 Điều 244 BLHS quy định: “Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép cá thể, bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống hoặc sản phẩm của loài động vật quy định tại điểm a khoản này”, tức là trong số những đối tượng tác động mà người phạm tội hướng đến quy định trong khoản 1 là có “sản phẩm” của động vật nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ. Tuy nhiên, điểm b khoản 1 Điều 244 BLHS lại không quy định về số lượng, khối lượng hay giá trị của đối với “sản phẩm” động vật nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ để định lượng làm cơ sở truy cứu trách nhiệm hình sự. Quy định của pháp luật như trên đã dẫn đến nhiều tranh cãi trong thực tiễn về việc nhận định hành vi đến mức hoặc chưa đến mức xử lý hình sự. Ví dụ: Một người đeo 01 chiếc nanh Hổ làm vật trang sức, đã có nhiều quan điểm tranh luận, nhận định khác nhau về việc hành vi đến mức hoặc chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

- Điểm đ khoản 1 Điều 244 BLHS chỉ quy định xử lý hình sự đối với hành vi tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép cá thể, bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của động vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB hoặc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; nhưng không quy định hành vi tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép “sản phẩm” các lồi động vật này là bỏ sót hành vi phạm tội và khơng tương xứng với Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã, quy định tại Điều 234 BLHS. Bởi vì: Điều 234 BLHS quy định: Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép…sản phẩm của động vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, q, hiếm Nhóm IIB hoặc Phụ lục II Cơng ước về buôn bán quốc tế

các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; trong khi động vật thuộc Nhóm IB và Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế là những loài đang bị đe dọa tuyệt chủng có mức độ bảo vệ cao hơn động vật thuộc Nhóm IIB hoặc Phụ lục II Công ước về buôn bán quốc tế.

- Tình tiết định khung hình phạt “Săn bắt trong khu vực bị cấm hoặc vào thời gian bị cấm” được quy định tại điểm h khoản 2 Điều 244 BLHS. Mặc dù Nghị quyết số 05/2018/NQ-HĐTP ngày 05/11/2018 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã có hướng dẫn thế nào là săn bắt vào thời gian bị cấm tức là săn bắt động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm vào “mùa sinh sản” hoặc “mùa di cư” của chúng, nhưng hiện nay chưa có văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn hoặc quy định về “mùa sinh sản”, “mùa di cư” của các lồi, do đó việc quy định tình tiết định khung này đã gây khó khăn cho việc thống nhất áp dụng pháp luật trong thực tiễn.

- BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định pháp nhân thương mại là chủ thể chịu trách nhiệm hình sự của Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm nhằm đáp ứng tình hình thực tiễn trong đấu tranh phịng, chống bn bán trái phép động vật nguy cấp, quý, hiếm với đối tượng vi phạm không chỉ là cá nhân mà còn là tổ chức kinh tế, doanh nghiệp. Tuy vậy, đến nay chưa có pháp nhân thương mại nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm này, trong khi thực tiễn pháp nhân thương mại phạm tội không phải là ít. Việc khơng xử lý hình sự được đối với pháp nhân thương mại có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chủ yếu là công tác xác minh, thu thập chứng cứ gặp rất nhiều khó khăn. Bởi vì: Đối tượng phạm tội dùng nhiều thủ đoạn rất tinh vi nhằm che đậy, đối phó sự kiểm tra, phát hiện của các cơ quan chức năng; cụ thể bằng các phương thức, thủ đoạn khác nhau như nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất; cất giấu cá thể, sản phẩm động vật hoang dã như ngà voi, đồi mồi, sừng tê giác... trong các container chứa các hàng hóa hợp pháp. Khi được Cơ quan điều tra triệu tập, các cá nhân đại diện doanh nghiệp có tên trong vận đơn nhận hàng đều từ chối nhận hàng và khẳng định hàng hoá bị gửi nhầm hoặc doanh nghiệp không ký hợp đồng với cơng ty nước ngồi và khơng làm thủ tục mở tờ khai hải quan để nhập khẩu lô hàng

hoặc công ty chỉ nhận làm thủ tục tạm nhập, tái xuất cho cơng ty ở nước ngồi, tờ khai hải quan thể hiện hàng hoá tạm nhập tái xuất là hàng hoá được pháp luật cho phép, không biết lô hàng chứa sản phẩm ĐVHD. Mặt khác, các container hàng hóa chứa ngà voi, sừng tê giác đều được gửi từ các cơng ty nước ngồi nên Cơ quan điều tra không thể trực tiếp xác minh làm rõ mà phải yêu cầu tương trợ tư pháp để điều tra nhưng hầu hết đều khơng có kết quả trả lời của quốc gia được ủy thác. Đây là những khó khăn điển hình trong việc thu thập chứng cứ để xử lý hình sự đối pháp nhân thương mại phạm tội này.

2.3.2. Khó khăn trong việc thực hiện quy định pháp luật

- Để xác định đúng khách thể bị xâm hại của tội phạm này, các Cơ quan tiến hành tố tụng buộc phải trưng cầu giám định tư pháp về loài động vật, sản phẩm của lồi động vật bị xâm hại để có căn cứ pháp lý xử lý tội phạm. Tuy nhiên, trên thực tế công tác giám định trên địa bàn tỉnh Đồng Nai hiện nay có một số khó khăn, vướng mắc sau:

+ Một số nơi các tổ chức giám định ở gần thì khơng đủ điều kiện, khả năng để giám định, nên phải tiến hành trưng cầu giám định ở địa phương khác, điều kiện đi lại khó khăn, mất rất nhiều thời gian.

+ Một số tổ chức có chức năng giám định chuyên sâu thì thiếu về nhân lực và thiếu về phương tiện, cơ sở vật chất phục vụ giám định nên làm kéo dài thời gian giám định.

+ Chi phí giám định AND tốn kém và mất nhiều thời gian cũng ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án theo đúng trình tự, thủ tục của pháp luật tố tụng hình sự.

+ Một số loài thuộc phụ lục động vật hoang dã nguy cấp theo Công ước CITES nhưng không phân bổ tự nhiên ở Việt Nam, muốn giám định để kết luận đúng tên lồi thì phải tiến hành giám định AND và phải mua nguồn gen từ nước ngồi. Do đó, việc giám định trong những trường hợp này gặp rất nhiều khó khăn, vừa tốn kém về kinh phí vừa phải mất rất nhiều thời gian.

+ Việc bảo quản, lưu giữ sản phẩm của động vật hoang dã phục vụ công tác giám định cũng gặp phải khó khăn vì đối với các sản phẩm của động vật hoang dã

và động vật nguy cấp, quý, hiếm khi thu giữ phải được niêm phong để tiến hành giám định ADN nhằm xác định đúng loài, chủng loại để làm căn cứ xử lý. Trong thực tế nhiều trường hợp việc bảo quản, lưu giữ cần phải được thực hiện trong điều kiện đặc biệt với những thiết bị lưu trữ chuyên dụng như tủ cấp đông, tủ đông lạnh mà những thiết bị này không phải cơ quan tiến hành tố tụng nào cũng được trang bị. Bên cạnh đó, việc xác định nguồn gốc của động vật là từ tự nhiên hay gây nuôi cũng không đơn giản để áp dụng các quy định xử lý hình sự khi các đối tượng trà trộn giữa động vật hoang dã với gây nuôi để trốn tránh trách nhiệm hình sự.

- Trong quá trình giải quyết, nhiều vụ án hết thời hạn điều tra phải tạm đình chỉ do khơng thể xác định được người thực hiện hành vi phạm tội, khơng có căn cứ để khởi tố bị can. Đặc biệt là những vụ án bn bán có yếu tố nước ngồi do hoạt động tương trợ tư pháp hình sự mất rất nhiều thời gian và gặp nhiều trở ngại.

- Điểm d khoản 3 Điều 106 Bộ luật TTHS và điểm a, b khoản 1 Điều 7 Nghị quyết số 05/2018/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao quy định: Vật chứng là ĐVHD (còn sống, đã chết) hoặc sản phẩm ĐVHD sau khi có kết luận giám định phải giao cho “cơ quan quản lý chuyên ngành xử lý theo quy định của pháp luật”. Tuy nhiên, luật không quy định cụ thể “cơ quan quản lý chuyên ngành” là cơ quan nào, dẫn đến tranh cãi, đùn đẩy trách nhiệm lẫn nhau giữa các cơ quan chức năng khi giải quyết vụ án, vụ việc.

- Theo quy định tại Điều 34 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015, thì Cơ quan Kiểm lâm là Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra đối với một số loại tội phạm, trong đó có Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm theo Điều 244 BLHS. Tuy nhiên, đội ngũ công chức Kiểm lâm làm nhiệm vụ này tại Đồng Nai không được đào tạo về nghiệp vụ điều tra cũng như không được đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về việc áp dụng, thực hiện quy định của Bộ luật hình sự, Bộ luật TTHS, từ đó họ rất lúng túng khi phát hiện, thụ lý, giải quyết vụ án, vụ việc. Cụ thể: Không nắm vững những quy định, quy trình về cơng tác thu thập, đánh giá chứng cứ khi khám nghiệm hiện trường vụ án, không nắm vững về kỹ năng nghiệp vụ trong việc lấy lời khai…Từ đó dẫn đến

cơng tác điều tra, thu thập chứng cứ giải quyết vụ án cịn rất nhiều thiếu sót và vi phạm quy định tố tụng.

- Đồng Nai có Vườn Quốc gia Cát tiên rộng 71.920 ha, Khu bảo tồn thiên nhiên Văn hóa Đồng Nai rộng 100.303 ha đều là rừng đặc dụng có nhiều lồi ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm sinh sống. Tuy nhiên 02 rừng đặc dụng này không có cửa rừng, cịn người dân chủ yếu là dân tộc Chơ Ro và nhiều dân tộc thiểu số khác sinh sống dọc theo bìa rừng. Theo quy định tại Nghị định số 01/2019/NĐ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ về Kiểm lâm và Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng, thì 01 Kiểm lâm viên quản lý đến 500 ha rừng đặc dụng. Như vậy lực lượng kiểm lâm quản lý rừng đặc dụng là rất mỏng, trong khi đối tượng phạm tội luôn lợi dụng vào điểm này để xâm hại ĐVHD, đặc biệt là người dân tộc thiểu số tuy nhận thức pháp luật của họ thấp và hạn chế, nhưng trình độ săn bắt ĐVHD của họ thì rất giỏi, tinh vi và thành thạo. Do đó, tội phạm ẩn về xâm hại động vật nguy cấp, quý, hiếm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai xảy ra rất nhiều và diễn biến phức tạp.

- Việc xử lý vật chứng là thả cá thể ĐVHD; động vật nguy cấp, quý, hiếm cịn sống về với mơi trường tự nhiên cũng gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, do cơ quan Kiểm lâm địa phương các tỉnh chưa có Quy chế phối hợp về lĩnh vực này. Cụ thể: Tháng 6/2019, một xe tải chở động vật là 80 con Dê (nuôi) từ Miền Trung vào TP Hồ Chí Minh tiêu thụ, khi đến địa bàn tỉnh Đồng Nai thì bị lực lượng Kiểm lâm kiểm tra, phát hiện trong số Dê có 01 cá thể Sao la (Mang Trường Sơn) là động vật nguy cấp, quý, hiếm thuộc Nhóm IB và Phụ lục I Công ước CITES phân bổ tự nhiên ở khu vực rừng Trường Sơn thuộc các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Nam. Nếu thả cá thể Sao la này về Vườn Quốc gia Cát Tiên hoặc Khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Nai thì cá thể sẽ chết vì điều kiện mơi trường tự nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng tại Đồng Nai khơng thích nghi, phù hợp với điều kiện sống tự nhiên của cá thể này. Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đồng Nai đã liên hệ với Chi cục Kiểm lâm các tỉnh Miền Trung nơi phù hợp với điều kiện sống tự nhiên của loài Sao la, nhưng do ở xa nên khơng có Cơ quan chức năng địa phương nào đến nhận. (Nguồn - Chi cục Kiểm lâm

- Năng lực thực thi pháp luật của một số người tiến hành tố tụng cịn hạn chế, khơng được thường xun đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về nghiệp vụ điều tra, xử lý đối với loại tội phạm đặc thù này. Khi giải quyết những vụ án liên quan đến động vật nguy cấp, quý, hiếm; có Điều tra viên, cán bộ điều tra còn lúng túng trong việc định hướng điều tra, việc trưng cầu giám định và đánh giá kết luận giám định. - Số bị cáo được Tòa án cho hưởng án treo từ năm 2016 – 2020 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai là 16/32 bị cáo, (chiếm tỷ lệ 50%) dẫn đến công tác xử lý tội phạm chưa đáp ứng được u cầu chính trị địa phương trong cơng tác đấu tranh phòng, chống tội phạm “Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm”.

Một phần của tài liệu TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ ĐỘNG VẬT NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM (Trang 57 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)