2.4.1. Nguyên nhân khách quan
- Đồng Nai là tỉnh có đặc điểm tự nhiên đa dạng sinh học với nhiểu kiểu hệ sinh thái phong phú nên là điều kiện thuận lợi cho môi trường sinh sống của các loài động vật nguy cấp, quý, hiếm. Với các đặc trưng cơ bản của rừng nhiệt đới, Vườn Quốc gia Cát tiên có diện tích 71.920 ha, Khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai rộng 100.303 ha là những nơi có tài nguyên động, thực vật phong phú đa dạng, đồng thời Đồng Nai cũng là cửa ngõ của khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam và là một trong ba đỉnh của tam giác kinh tế bao gồm Thành phố Hồ Chí Minh - Đồng Nai - Bình Dương. Đồng Nai có diện tích lớn thứ nhì ở Vùng Đơng Nam Bộ (sau Bình Phước) và dứng thứ ba ở miền Nam (sau Bình Phước và Kiên Giang). Trên địa bàn tồn tỉnh Đồng Nai có 51 dân tộc và người nước ngồi sinh sống; trong đó người Kinh có 2.311.315 người, người Hoa có 95.162 người, người Nùng có 19.076 người, người Tày có 15.906 người, người Khmer có 7.059 người, cịn lại là những dân tộc khác như: Chơ ro, Mường, Dao, Chăm, Thái... Ở khu vực Vườn Quốc gia Cát Tiên, Khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai hay những khu vực có điều kiện cho các lồi động vật nguy cấp, q, hiếm sinh sống thì trình độ văn hóa, nhận thức pháp luật của người dân còn hạn chế. Đa phần người dân chưa phân biệt được loài nào được bảo vệ và chưa hiểu biết về quy định của pháp luật về bảo vệ động vật nguy cấp, q, hiếm; do đó khơng biết đó là lồi ĐVHD được bảo vệ. Ví dụ như
khơng biết việc ni đồi mồi dứa là vi phạm pháp luật; không biết các động vật lạ như rái cá vuốt bé là động vật nguy cấp, quý, hiếm nên mua về nuôi như nuôi thú cưng làm cảnh; người được thuê vận chuyển không biết các loài được thuê vận chuyển là loài động vật nguy cấp, quý hiếm bị cấm buôn bán, vận chuyển….
- Do ảnh hưởng của văn hóa, phong tục tập quán nên cịn có một bộ phận lớn người dân chưa hiểu biết hoặc có sự hiểu biết sai lầm về tác dụng sản phẩm của một số loài động vật như: mật gấu, sừng tê giác chữa bách bệnh; cao hổ giúp bồi bổ, cường tráng cơ thể; rắn hổ ngâm rượu trị bệnh.… nên đã săn bắt, nuôi, nhốt hoặc buôn bán những loài động vật nguy cấp, quý, hiếm. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho tình hình Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm gia tăng.
- Một số vụ án, vụ việc có chủ hàng là người nước ngồi nên gặp khó khăn trong cơng tác xác minh, làm rõ. Việc giải quyết những vụ án về động vật nguy cấp, q, hiếm có yếu tố nước ngồi như chủ hàng ở nước ngồi, hàng hóa là động vật nguy cấp, quý, hiếm có nguồn gốc từ nước ngoài… nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc truy vết người phạm tội, phải phụ thuộc vào tương trợ tư pháp. Tuy nhiên thời gian chờ kết quả tương trợ tư pháp để xử lý vụ án là rất lâu, thậm chí có vụ án khơng nhận được kết quả tương trợ tư pháp.
- Công tác giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã, nguy cấp quý hiếm của các cơ quan chức năng còn hạn chế, dẫn đến nhận thức của người dân còn thiếu hiểu biết về tầm quan trọng trong việc quản lý, bảo vệ và nghiêm cấm xâm hại động vật hoang dã trong chính sách pháp luật của Nhà nước.
- Việc phối hợp giữa các cơ quan chức năng nói chung và các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc tổ chức thi hành pháp luật, phát hiện vi phạm và xử lý tội phạm liên quan đến ĐVHD vẫn cịn nhiều hạn chế, thiếu sót.
- Điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện, nhân lực của các lực lượng làm công tác bảo vệ và xử lý hành vi xâm phạm động vật nguy cấp, quý, hiếm còn thiếu và lạc hậu. Năng lực chun mơn, trình độ và kỹ năng của lực lượng thực thi pháp luật, cơ quan tiến hành tố tụng chưa phù hợp với yêu cầu thực tiễn.
- Cán bộ điều tra thuộc lực lượng Kiểm lâm tỉnh không được đào tạo về nghiệp vụ điều tra dẫn đến công tác phát hiện, xác minh, điều tra thu thập chứng cứ giải quyết vụ án còn nhiều hạn chế, thiếu sót và vi phạm quy định tố tụng. Lực lượng Kiểm lâm được phân bổ quản lý rừng theo quy định của pháp luật là còn quá mỏng khơng đáp ứng được tình hình thực tế. Chế độ đãi ngộ vẫn cịn thấp đối với lực lượng ở tuyến đầu bảo vệ và đấu tranh với loại tội phạm này của tỉnh Đồng Nai là lực lượng Kiểm lâm, vì vậy chưa tạo được động lực để họ nhiệt huyết, nâng cao trách nhiệm trong cơng tác đấu tranh phịng, chống tội phạm.
- Những quy định của pháp luật có liên quan đến việc quản lý, bảo vệ các loài động vật hoang dã; động vật nguy cấp, quý, hiếm và những quy định của pháp luật quy định việc xử lý vi phạm, tội phạm về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm chưa đầy đủ, khoa học, chưa cụ thể, rõ ràng và cịn bất cập; khơng phù hợp với tình hình thực tiễn dẫn đến khó khăn khi áp dụng, gây nhiều tranh cãi, làm cho việc áp dụng pháp luật trong đường lối xử lý vụ án, vụ việc không được thống nhất.
2.4.2. Nguyên nhân chủ quan
Bên cạnh những nguyên nhân khách quan thì nguyên nhân chủ quan cũng là yếu tố tác động đến việc xử lý đối với Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm; cụ thể như sau:
- Một bộ phận những người tiến hành tố tụng tỉnh Đồng Nai như: Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán còn xem nhẹ việc xử lý đối với người phạm tội này; quan điểm họ cho rằng tội phạm này chỉ xâm hại đến động vật, môi trường sinh thái chứ khơng xâm hại đến tính mạng, sức khỏe của con người. Do đó, thái độ căm phẫn, lên án đối với người phạm tội này là ít hơn so với người phạm các tội khác, từ đó áp dụng đường lối xử lý cũng nhẹ hơn. Thực tế này dẫn đến thực trạng người phạm tội khơng những ít bị truy cứu trách nhiệm hình sự, mà đến khi xét xử thì thường được hưởng mức án nhẹ hoặc được hưởng án treo, dẫn đến tính răn đe, phịng ngừa chưa đạt hiệu quả, chưa đáp ứng được yêu cầu chính trị địa phương.
- Một số người tiến hành tố tụng ban đầu như: Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm sát viên còn lúng túng trong việc nhận biết động vật nguy cấp, quý, hiếm và
chưa nắm vững những quy định của pháp luật trong việc xử lý tang vật là cá thể động vật còn sống, đã chết hoặc sản phẩm của động vật nguy cấp, quý, hiếm.
- Mối quan hệ phối hợp giữa các Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành hoạt động điều tra như Kiểm lâm với Cơ quan Cảnh sát điều tra chưa chặt chẽ, chưa thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của từng ngành theo quy định của pháp luật; có trường hợp cịn đùn đẩy nhau trong việc lưu giữ, bảo quản vật chứng là cá thể động vật còn sống, đã chết hoặc sản phẩm của động vật nguy cấp, quý, hiếm.
Tiểu kết chương 2
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận về Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm tại Chương 1. Chương 2 của luận văn, tác giả đã có những nghiên cứu, đánh giá về các yếu tố tự nhiên và các yếu tố xã hội của tỉnh Đồng Nai có ảnh hưởng đến việc xử lý Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm. Trong đó các yếu tố tự nhiên bao gồm: vị trí địa lý, hệ sinh thái, về sự phân bố các loài thú nguy cấp, quý, hiếm… và các yếu tố xã hội như tình hình dân cư, kinh tế… Những yếu tố này có tác động đến việc xử lý đối với Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm. Từ những số liệu phân tích cụ thể, những vụ án thực tế xảy ra trên địa bàn tỉnh Đồng Nai thời gian qua, tác giả đánh giá hoạt động định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội phạm này trên địa bàn tỉnh để chỉ ra những khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân của những khó khăn, vướng mắc trong q trình áp dụng pháp luật. Trên cơ sở đó tác giả đề ra các giải pháp để hoàn thiện pháp luật cũng như tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật trong việc xử lý Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm ở chương 3.
Chương 3
GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỐI VỚI VIỆC XỬ LÝ TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ ĐỘNG VẬT
NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM 3.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật
3.1.1. Hồn thiện quy định của Bộ luật hình sự và Bộ luật TTHS
- Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 244 BLHS theo hướng quy định xử lý đối với những hành vi cùng một lúc xâm hại nhiều cá thể động vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB hoặc Phụ lục I Cơng ước về bn bán quốc tế các lồi động vật, thực vật hoang dã nguy cấp nhưng số lượng cá thể lớp thú, lớp chim, bò sát hoặc cá thể động vật lớp khác đều dưới mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự. Bởi vì tính nguy hiểm cho xã hội của những hành vi này là cao hơn và gây ra thiệt hại nhiều hơn so với số lượng cá thể động vật ở một lớp mà khoản 1 Điều 244 BLHS hiện hành định lượng để xử lý hình sự.
- Pháp luật hình sự coi hành vi tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép “sản phẩm” của động vật nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ là tội phạm, nhưng chỉ quy định bị truy cứu trách nhiệm hình sự ở khung cấu thành cơ bản (khoản 1) Điều 244 BLHS, còn các khung cấu thành tăng nặng khác của điều luật thì khơng quy định là khơng hợp lý và khơng đảm bảo tính cơng bằng trong việc đánh giá tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi cũng như việc quyết định hình phạt. Do đó, Điều 244 BLHS cần được sửa đổi, bổ sung theo hướng quy định cụ thể số lượng, khối lượng, thể tích hoặc giá trị “sản phẩm” của động vật nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ để xử lý hình sự ở các khung cấu thành tăng nặng khác của điều luật.
- Điểm đ khoản 1 Điều 244 BLHS chỉ quy định xử lý hình sự đối với hành vi tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép cá thể, bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của động vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB hoặc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; nhưng không quy định hành vi tàng trữ, vận chuyển,
buôn bán trái phép “sản phẩm” các lồi động vật này là bỏ sót hành vi phạm tội và khơng tương xứng với Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã, quy định tại Điều 234 BLHS. Do đó, cần bổ sung hành vi: Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép “sản phẩm” của động vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB hoặc Phụ lục I Cơng ước về bn bán quốc tế các lồi động vật, thực vật hoang dã nguy cấp vào điểm đ khoản 1 Điều 244 BLHS cho phù hợp với tình hình đấu tranh phịng, chống tội phạm và phù hợp với cam kết của Việt Nam trong việc thực thi Cơng ước về bn bán quốc tế các lồi động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
- Bộ luật tố tụng hình sự khơng quy định việc giám định loài động vật hoang dã, sản phẩm động vật hoang dã là thuộc các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định. Tuy nhiên trên thực tiễn khi xử lý các vụ án, vụ việc xâm hại động vật hoang dã; động vật nguy cấp, quý, hiếm thì Cơ quan tiến hành tố tụng đều buộc phải trưng cầu giám định tư pháp để xác định cá thể động vật, sản phẩm động vật bị xâm hại thuộc lồi, danh mục, phụ lục nào để có căn cứ xử lý. Như vậy, việc giám định tư pháp khi xử lý vụ án, vụ việc vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã; động vật nguy cấp, quý, hiếm là bắt buộc. Do đó, Điều 206 Bộ luật tố tụng hình sự cần được bổ sung trường hợp giám định loài động vật hoang dã; động vật nguy cấp, quý, hiếm; sản phẩm động vật hoang dã; động vật nguy cấp, quý, hiếm là thuộc các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định để phù hợp với tình hình đấu tranh phịng, chống loại tội phạm này trong thực tiễn.
3.1.2. Hoàn thiện Luật và các văn bản quy phạm pháp luật khác
- Luật Giám định tư pháp cần bổ sung thêm một lĩnh vực giám định bên cạnh giám định pháp y, giám định kỹ thuật hình sự... là giám định “động vật, thực vật hoang dã” và bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực này là các cá nhân có đủ điều kiện, tiêu chuẩn hiện đang cơng tác tại Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện nghiên cứu Hải sản, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Trường Đại học Lâm nghiệp, Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường; công chức Kiểm lâm đang công tác tại Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh.
- Điểm b khoản 1 Điều 244 BLHS quy định xử lý hình sự hành vi tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép… “sản phẩm” của động vật nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, nhưng không định lượng cụ thể đã gây nhiều tranh cãi, khó khăn cho thực tiễn trong việc đánh giá, xác định hành vi phạm tội. Do đó, Hội đồng Thẩm phán Tịa án nhân dân tối cao xem xét bổ sung Nghị quyết số 05/2018/NQ- HĐTP ngày 05/11/2018 theo hướng quy định cụ thể về số lượng, khối lượng, thể tích hoặc giá trị “sản phẩm” của động vật nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ bị tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép để thực tiễn dễ dàng áp dụng.
- Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao cần có văn bản hướng dẫn xử lý hành vi cùng một lúc xâm hại nhiều loài động vật thuộc nhiều lớp khác nhau; trong đó có động vật thuộc Danh mục lồi nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; có động vật thuộc Nhóm IB hoặc Phụ lục I Công ước CITES được điều chỉnh ở các điểm, khoản khác nhau của Điều 244 BLHS. Trường hợp này cần quy định áp dụng tất cả các điểm, khoản đó để quyết định hình phạt ở mức cao của khung hình phạt nhằm đảm bảo tính cơng bằng trong xử lý người phạm tội. Ví dụ: Hành vi cùng một lúc xâm hại 07 cá thể lớp thú thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ (phạm vào điểm a khoản 2 Điều 244 BLHS) và 16 cá thể lớp thú, bị sát thuộc Nhóm IB (phạm vào điểm b khoản 3 Điều 244 BLHS) thì khi lượng hình cần áp dụng khoản 2 và khoản 3 để quyết định hình phạt ở mức cao của khoản 3 Điều 244 BLHS. Đồng thời giải thích rõ hơn thuật ngữ “mùa sinh sản”, “mùa di cư” để thực tiễn dễ dàng áp dụng.
- Chính phủ cần xem xét bổ sung Nghị định số 01/2019/NĐ-CP ngày 01/01/2019 quy định về Kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng. Trong đó bổ sung quy định giao Chi cục Kiểm lâm (cấp tỉnh), Hạt Kiểm lâm (cấp huyện); Kiểm lâm rừng đặc dụng, rừng phòng hộ là cơ quan quản lý, xử lý vật chứng là