Giải pháp tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật

Một phần của tài liệu TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ ĐỘNG VẬT NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM (Trang 70 - 73)

- UBND tỉnh Đồng Nai và UBND các tỉnh, thành phố thuộc Trung ương quan tâm thành lập Tổ chức giám định tư pháp công lập, bổ nhiệm giám định viên tư pháp chun sâu, có trình độ chun mơn cao theo vụ việc trong lĩnh vực liên quan đến động vật hoang dã để tăng cường lực lượng giám định viên tư pháp trong lĩnh vực này cho các địa phương. Đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện cho công tác giám định; trang bị tủ cấp đông, tủ đông chuyên dụng cho cơ quan chức năng để bảo quản vật chứng là cá thể ĐVHD (đã chết), sản phẩm ĐVHD phục vụ công tác xử lý vụ án, vụ việc.

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Công an trong việc liên kết với Học viện Cảnh sát Nhân dân, Trường Đại học Cảnh sát nhân dân mở các lớp đào tạo chuyên sâu ngắn hạn về nghiệp vụ điều tra cho lực lượng Kiểm lâm các tỉnh để trang bị cho lực lượng này về kiến thức, phương pháp, kỹ năng, biện pháp nghiệp vụ trong hoạt động điều tra tội phạm nhằm nâng cao chất lượng nghiệp vụ về điều tra cho Cán bộ ngành Kiểm lâm trong việc phát hiện, xử lý các loại tội phạm thuộc thẩm quyền, trong đó có Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm.

- Cục Kiểm lâm cần có văn bản quy định thống nhất trong toàn ngành về quan hệ phối hợp giữa Chi cục Kiểm lâm các tỉnh trong việc giao, nhận vật chứng là cá thể ĐVHD; động vật nguy cấp, quý, hiếm còn sống để thả về môi trường tự nhiên ở địa phương có mơi trường thích nghi, phù hợp với điều kiện sống của chúng, nhằm khắc phục tình trạng đùn đẩy trách nhiệm lẫn nhau giữa các địa phương như hiện nay, hướng tới mục tiêu cao nhất là bảo tồn loài động vật quý, hiếm trong tự nhiên.

- Tăng cường công tác tập huấn chuyên sâu, nâng cao cho đội ngũ Cán bộ điều tra, Điều tra viên, Kiểm sát viên về kỹ năng nhận diện, phương pháp xác minh, kế hoạch điều tra, xử lý đối với loại tội phạm đặc thù này. Cụ thể: Cách nhận diện ban đầu đối với vật chứng là cá thể loài động vật nguy cấp, quý, hiếm hoặc sản phẩm của chúng theo Danh mục quy định của Chính phủ; mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong việc quản lý, bảo quản vật chứng là cá thể động vật còn sống, đã chết hoặc sản phẩm của chúng; thời điểm tiến hành trưng cầu giám định; kỹ năng đánh giá kết luận giám định; cách thức xử lý vật chứng sau khi có kết luận giám định; phương pháp điều tra đối với trường hợp người phạm tội đang ở nước ngoài; kỹ năng điều tra đối với những trường hợp nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất cá thể hoặc sản phẩm động vật nguy cấp, quý, hiếm mà cá nhân, tổ chức có liên quan quanh co khơng thừa nhận là hàng hóa của họ...nhằm nâng cao chất lượng trong hoạt động điều tra, truy tố các vụ án về xâm phạm ĐVHD; động vật nguy cấp, quý, hiếm.

- Tăng cường mối quan hệ phối hợp liên ngành giữa các Cơ quan tiến hành tố tụng là Cơ quan Cảnh sát điều tra, Viện kiểm sát với các Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra là Kiểm lâm, Hải quan, Bộ đội biên phịng trong việc trao đổi thơng tin về tội phạm xâm hại ĐVHD; động vật nguy cấp, quý, hiếm; về công tác phối hợp xác minh, làm rõ; về công tác thu thập, lưu trữ và chuyển giao vật chứng để quản lý, bảo quản...nhằm tạo ra sự thống nhất, góp phần nâng cao sức mạnh tổng hợp giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật trong cơng tác đấu tranh, phịng, chống loại tội phạm này.

- Bộ Cơng an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tịa án nhân dân tối cao cần phối hợp với tổ chức như: Trung tâm giáo dục thiên nhiên (ENV); Wildlife Conservation Society, chương trình Việt Nam (WCS Việt Nam); Chương trình tồn cầu chống tội phạm về ĐVHD và tội phạm lâm nghiệp (UNODC), các Cơ quan khoa học CITES Việt Nam để tổ chức các cuộc hội thảo, tập huấn chuyên sâu cho đội ngũ Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán các tỉnh, thành. Mục đích nhằm nâng cao nhận thức cho những người tiến hành tố tụng về tầm quan trọng trong việc bảo vệ ĐVHD, động vật nguy cấp, quý, hiếm; mối quan hệ giữa sự tồn tại của ĐVHD với mơi trường sống; tính đa dạng sinh học chính là tài sản thiên nhiên của quốc gia...Để từ đó họ có cách nhìn khác, đề cao trách nhiệm trong cơng tác phát hiện, xử lý các vụ án, vụ việc về xâm hại ĐVHD; khắc phục được tư duy xem nhẹ việc xử lý đối với loại tội phạm này như hiện nay.

- Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân, Tịa án nhân dân tỉnh Đồng Nai nói riêng và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nói chung cần quan tâm kiểm tra, đánh giá công tác xét xử các vụ án về các tội: “Vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã”, “Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm” trong thời gian qua để kịp thời chấn chỉnh, rút kinh nghiệm đối với các vụ án mà việc quyết định hình phạt cịn nhẹ hoặc cho bị cáo hưởng án treo khơng tương xứng với tính chất mức độ hành vi và hậu quả tác hại của vụ án đã gây ra trên thực tế; nhằm nâng cao hiệu quả của tính răn đe, giáo dục, phịng ngừa đối với công tác xét xử loại tội phạm này trong thời gian tới.

- Chính quyền địa phương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần quan tâm tập trung đẩy mạnh công tác phổ biến, truyên truyền, giáo dục pháp luật cho quần chúng nhân dân về chính sách pháp luật của Nhà nước trong việc bảo vệ ĐVHD; động vật nguy cấp, quý, hiếm; làm cho quần chúng nhân dân nhận thức được vai trò, tầm quan trọng trong việc bảo vệ ĐVHD; động vật nguy cấp, quý, hiếm chính là bảo vệ sự cân bằng của hệ sinh thái, bảo vệ tính đa dạng sinh học chính là bảo vệ tài sản của quốc gia và bảo vệ môi trường sống; mọi hành vi xâm hại ĐVHD; động vật nguy cấp, quý, hiếm trái quy định pháp luật đều bị coi là tội

phạm và phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đây là một trong những nhiệm vụ then chốt và rất quan trọng vừa mang tính xã hội hóa pháp luật, vừa mang tính chiến lược cơ bản lâu dài trong công tác đấu tranh phịng, chống loại tội phạm này. Bởi vì, chỉ khi nào quần chúng nhân dân nhận thức được đầy đủ về giá trị tồn tại của ĐVHD trong tự nhiên để tự giác tham gia bảo vệ chúng thì khi đó cơng tác phòng ngừa vi phạm pháp luật và tội phạm về xâm hại ĐVHD; động vật nguy cấp, quý, hiếm mới phát huy được hiệu quả.

Một phần của tài liệu TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ ĐỘNG VẬT NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)