Hiện nay, Bộ luật TTHS chưa quy định cụ thể về căn cứ áp dụng biện pháp tạm giam mà chỉ quy định về căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn nói chung trong TTHS. Như vậy, có thể xác định căn cứ áp dụng biện pháp tạm giam như sau:
- Để kịp thời ngăn chặn tội phạm
"Kịp thời ngăn chặn tội phạm" là ngăn không cho tội phạm đang được chuẩn bị xảy ra hoặc không cho tội phạm đang xảy ra được tiếp tục. Ngăn chặn kịp thời tội phạm có thể tránh được hậu quả hoặc làm giảm bớt hậu quả của tội phạm. Ngăn chặn kịp thời tội phạm có thể tránh được hậu quả của tội phạm vì ngăn chặn kịp thời sẽ khơng cho tội phạm được thực hiện, bảo vệ nguyên vẹn khách thể của tội phạm. Căn cứ này được áp dụng trong trường hợp khi có căn cứ cho rằng một người hoặc một nhóm người nào đó đang chuẩn bị thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Căn cứ này thể hiện rất rõ trong trường hợp bắt người khẩn cấp. Ngăn chặn kịp thời tội phạm làm giảm bớt hậu quả của tội phạm, căn cứ này thường được áp dụng khi hành vi phạm tội đã xảy ra nhưng chưa kết thúc, ngăn chặn kịp thời trong trường hợp này là ngăn cản không cho người thực hiện hành vi phạm tội thực hiện tội phạm đến cùng. Việc áp dụng căn cứ này thường thấy trong trường bắt người phạm tội quả tang khi người đó đang thực hiện một tội phạm cụ thể nào đó. Căn cứ để kịp thời ngăn chặn tội phạm thường được áp dụng đối với người chưa bị khởi tố bị can, nhưng đã có tài liệu, căn cứ xác đáng để cho rằng một người hoặc một nhóm người chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc đang thực hiện một tội phạm cụ thể.
- Khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử.
Hành vi gây khó khăn cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử thể hiện qua việc sau khi thực hiện hành vi phạm tội, người thực hiện tội phạm có thể bỏ trốn, tiêu hủy, làm giả hoặc thay đổi chứng cứ, xóa các dấu vết của vụ án, bàn bạc nhau trốn tránh pháp luật, mua chuộc, dụ dỗ, lừa phỉnh, cưỡng ép, khống chế người làm chứng, người bị hại... dẫn đến việc gây khó khăn phức tạp cho việc xác định, làm rõ sự thật khách quan vụ án. Căn cứ này thường được áp dụng sau khi đã có quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can. Trong các giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử, có
thể áp dụng căn cứ này để bắt, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản để bảo đảm sự có mặt của bị can, bị cáo. Căn cứ này còn được áp dụng ngay cả khi chưa khởi tố vụ án hoặc khởi tố bị can như khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp. Căn cứ này cũng được vận dụng khi bắt người phạm tội quả tang: "... ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt", cũng như bắt người đang bị truy nã.
- Khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ tiếp tục phạm tội.
Những căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ tiếp tục phạm tội có thể được thể hiện qua các yếu tố phản ánh về nhân thân của các bị can, bị cáo: bị can, bị cáo là những phần tử xấu, có ý thức chống đối giai cấp sâu sắc, là những người tái phạm, tái phạm nguy hiểm, là những tên tội phạm có tính chất chun nghiệp, những tên côn đồ hung hãn coi thường pháp luật. Căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ tiếp tục phạm tội còn được thể hiện qua hành vi của bị can, bị cáo như đe dọa trả thù người làm chứng, người bị hại và sự đe dọa đó có khả năng trở thành hiện thực. Một điều cần lưu ý rằng, căn cứ này với căn cứ "để kịp thời ngăn chặn tội phạm" đều có sự giống nhau về mục đích áp dụng là nhằm khơng để cho tội phạm xảy ra nhưng có sự khác nhau về đối tượng áp dụng. Ở căn cứ "để kịp thời ngăn chặn tội phạm", đối tượng bị áp dụng là người chưa bị khởi tố, còn ở căn cứ này đối tượng bị áp dụng phải là bị can hoặc là bị cáo.
- Để đảm bảo thi hành án
Công tác thi hành án hình sự là vấn đề vơ cùng quan trọng. Các bản án, quyết định của Tịa án khi đã có hiệu lực pháp luật cần phải được đưa ra thi hành. Có như vậy mới nâng cao được tính hiệu quả của pháp luật trong đời sống thực tế. Chính vì vậy, việc tạo điều kiện để thi hành án là vấn đề rất quan trọng và cần thiết. Khi cần đảm bảo thi hành án, tùy theo tính chất cụ thể của từng vụ án, tùy theo nhân thân của người bị kết án, Tịa án có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn thích hợp. Tịa án có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt bị can, bị cáo để tạm giam, áp dụng biện pháp tạm giam đối với bị cáo để đảm bảo cho việc thi hành án (trong những trường hợp mà luật định), cịn nếu có đủ cơ sở cho rằng bị cáo sẽ không bỏ trốn, khơng gây cản trở khó khăn cho việc thi hành án thì khơng cần áp dụng biện pháp tạm giam mà chỉ cần áp dụng những biện pháp ngăn chặn khác ít nghiêm khắc hơn như cấm đi
khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản để bảo đảm cũng đủ để bảo đảm cho việc chấp hành án của người bị kết án.