Nâng cao phẩm chất đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn của những người tiến hành tố tụng có thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm giam

Một phần của tài liệu ÁP DỤNG BIỆN PHÁP TẠM GIAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ (Trang 78 - 81)

những người tiến hành tố tụng có thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm giam

Theo quan điểm của Đảng ta, con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của quá trình sản xuất. Con người là nhân tố quyết định sự thắng lợi của sự nghiệp đổi mới đất nước. Trong tiến trình cải cách tư pháp, vấn đề cơ bản là phải làm cho đội ngũ cán bộ có phẩm chất đạo đức tốt, năng lực chun mơn nghiệp vụ giỏi, đáp ứng được ngang tầm nhiệm vụ mới. Theo quan điểm của Ban chỉ đạo cải cách tư pháp Trng ương thê hiện trong chương trình trọng tâm cải cách tư pháp 2013 -2014 thì “tiếp tục đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng, cán bộ tư pháp nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ tư pháp”.

Để có đội ngũ người tiến hành tố tụng có phầm chất đạo đức, chính trị vững vàng, có năng lực chun mơn nghiệp vụ giỏi thì phải thực hiện tốt quy chế tuyển chọn, đào tạo và sử dụng cán bộ tiến hành tố tụng đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật. Đồng thời phải có kế hoạch, hình thức và biện pháp đào tạo, bồi dưỡng toàn diện đội ngũ cán bộ, có quy hoạch khoa học, hợp lý về sử dụng đội ngũ người tiến hành tố tụng.

Nội dung đào tạo không chỉ là kiến thức pháp lý mà còn các kiến thức khác như chính trị, triết học, các lĩnh vực khoa học xã hội khác. Các hình thức đào tạo bồi dưỡng có thể tiến hành như Tổ chức hội thảo khoa học, hội nghị tập huấn chuyên ngành nhằm giúp người tiến hành tố tụng nắm vững các quy định của pháp luật hình sự và tố tụng hình sự cùng với những văn bản hướng dẫn thi hành.

trọng nhằm đảm bảo tư duy, tinh thần, thái độ làm việc đúng đắn của đội ngũ cán bộ tiến hành tố tụng. Do đó, tổ chức đảng các cấp cần thường xuyên tổ chức giáo dục chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quá triệt quan điểm, đường lối của Đảng, chủ trương, chính sách của Nhà nước đến toàn thể cán bộ, công chức làm công tác tố tụng trên địa bàn thành phố.

Để có thể thực hiện hiệu quả giải pháp này, các cơ quan tiến hành tố tụng thành phố Tây Ninh cần làm tốt những nội dung sau:

Một là nâng cao trình độ lý luận chính trị: Việc nâng cao nhận thức chính trị nhằm giúp chủ thể áp dụng pháp luật trong TTHS nắm bắt tình hình chính trị chung, cập nhật tình hình kinh tế, chính trị của địa phương. Từ đó xác định được mục tiêu cơng tác đấu tranh phịng, chống tội phạm trong mỗi giai đoạn cụ thể, bảo đảm hoạt động áp dụng pháp luật nói chung, áp dụng biện pháp tạm giam nói riêng thể hiện được tính hợp pháp và hợp lý. Trong những năm qua, tuy nhận được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng trong việc bồi dưỡng trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ tiến hành tố tụng, tuy nhiên số lượng cán bộ có trình độ trung cấp, cao cấp lý luận chính trị hoặc cử nhân chính trị vẫn có số lượng thấp.

Hai là phải có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng người tiến hành tố tụng thường xuyên về đạo đức nghề nghiệp, chuyên sâu về nghiệp vụ, trong đó có áp dụng pháp luật về các biện pháp ngăn chặn nói chung, áp dụng biện pháp tạm giam nói riêng.

Ba là phải chú trọng tăng cường đủ số lượng đội ngũ cán bộ làm công tác TTHS có chất lượng trên địa bàn thành phố. Trước hết cần phải chấp hành nghiêm chỉnh các tiêu chuẩn để bổ nhiệm các chức danh Điều tra viên, KSV, Thẩm phán; đồng thời nghiên cứu, bổ sung những quy định chưa thật sự phù hợp. Cần chuẩn hóa các chức danh nêu trên theo hướng phải đảm bảo trình độ Cử nhân luật, được đào tạo tại các trường chuyên ngành. Bên cạnh đó, đối với từng cơ quan tiến hành tố tụng còn cần phải tiến hành tăng cường, bổ sung đội ngũ cán bộ căn cứ trên chức năng, nhiệm vụ của mình, đảm bảo thực hiện hiệu quả công tác giải quyết VAHS. Cụ thể:

- Đối với Cơ quan điều tra: Cần tập trung nâng cao chất lượng công tác tạm giam theo quy định của pháp luật TTHS, hạn chế đến mức thấp nhất việc tạm giam oan, sai, không cần thiết, tạm giam khơng đúng trình tự, thủ tục luật định. Để đạt được mục tiêu này, CQĐT cần phải kiện toàn đội ngũ Điều tra viên, khắc phục tình

trạng cán bộ chưa không phải Điều tra viên nhưng vẫn được giao thụ lý, điều tra, xử lý án hình sự. Thường xuyên mở các lớp tập huấn nhằm nâng cao ý thức pháp luật, trình độ nghiệp vụ cho Điều tra viên. Bởi lẽ, Điều tra viên là người trực tiếp tiến hành lập hồ sơ, điều tra, giải quyết vụ án, đặc biệt là đề xuất Thủ trưởng CQĐT quyết định áp dụng biện pháp tạm giam. Do đó, cần phải trang bị đầy đủ những kiến thức về pháp luật TTHS cho chủ thể có thẩm quyền áp dụng biện pháp này, đảm bảo việc áp dụng biện pháp tạm giam được thực hiện đúng đắn theo quy định của pháp luật.

- Đối với Viện kiểm sát: Để có thể thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ đó, VKS phải kiện tồn đội ngũ cán bộ kiểm sát có đủ năng lực và phẩm chất đạo đức. Bởi lẽ KSV muốn kiểm tra, giám sát được hoạt động tố tụng của những cơ quan tiến hành tố tụng khác thì cần phải có trình độ cùng năng lực chun mơn bằng hoặc cao hơn các chức danh tư pháp khác trong q trình tố tụng. Do đó, cần tập trung đào tạo đội ngũ KSV, đảm bảo năng lực kiểm sát hoạt động tư pháp nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của lực lượng này.

Đồng thời, để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, VKS cần làm tốt những nội dung sau:

+ Tăng cường kiểm tra, giám sát việc tạm giam đối với từng trường hợp cụ thể. Trước khi phê chuẩn lệnh tạm giam, Viện trưởng VKS phải giao cho KSV thụ lý vụ án nghiên cứu hồ sơ, xem xét và đề xuất quan điểm. Tuyệt đối không phê chuẩn lệnh tạm giam trong trường hợp không cần thiết, tránh việc tạm giam dẫn đến oan, sai.

+ Phải lập hồ sơ, sổ sách kiểm sát, theo dõi quá trình tố tụng một cách nghiêm túc, đầy đủ. Việc giao nhận hồ sơ, thời hạn phê chuẩn lệnh tạm giam phải cụ thể để xác định trách nhiệm trong việc tạm giam, thống kê đầy đủ các trường hợp tạm giam, tổng hợp các trường hợp vi phạm để báo cáo cấp trên về tình hình áp dụng biện pháp này.

+ Việc kiểm tra, giám sát hoạt động áp dụng biện pháp tạm giam phải được tiến hành thường xuyên ở CQĐT, nơi giam giữ để kịp thời phát hiện các trường hợp oan sai, xử lý theo đúng quy định của pháp luật, hạn chế hậu quả xấu xảy ra.

cần phải có giải đáp, hướng dẫn pháp luật để giúp việc áp dụng pháp luật được thuận lợi, thống nhất trong toàn ngành. Đồng thời phối hợp với các ngành, các cơ quan tiến hành tố tụng khác trong việc hướng dẫn để việc hiểu và vận dụng pháp luật được thống nhất trong quá trình giải quyết VAHS.

+ Đề xuất, kiến nghị Nhà nước trong việc quan tâm, ưu tiên về chế độ, trang thiết bị để có khả năng hồn thành tốt nhiệm vụ được giao.

- Đối với Tòa án: Cần thường xuyên tổ chức việc tập huấn nghiệp vụ cho các Thẩm phán và Hội thẩm về áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn nói chung, biện pháp tạm giam nói riêng. Phải có văn bản hướng dẫn cụ thể, chi tiết về các trường hợp áp dụng, thẩm quyền ra lệnh bắt bị cáo để tạm giam, bắt người vi phạm trật tự, nội quy phiên tòa, thẩm quyền áp dụng, thay đổi biện pháp ngăn chặn của Chánh án, Phó Chánh án Tòa án và HĐXX, về thời hạn tạm giam trong quá trình xét xử vụ án.

Việc nâng cao trình độ chun mơn cho những người tiến hành tố tụng, đặc biệt là những người có thẩm quyền áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn nói chung, biện pháp tạm giam nói riêng là giải pháp quan trọng nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả áp dụng biện pháp tạm giam. Theo đó, vấn đề cơ bản là làm cho họ nhận thức được đúng đắn các quy định của pháp luật về biện pháp tạm giam, là cơ sở cho việc áp dụng đúng đắn biện pháp này cũng như tiến hành các hoạt động tố tụng một cách phù hợp.

Một phần của tài liệu ÁP DỤNG BIỆN PHÁP TẠM GIAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)